Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang ) (Trang 100 - 103)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Những giải pháp phát triển du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử

3.2.5. Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa

3.2.5.1. Xây dựng các điểm du lịch văn hóa tiêu biểu của Tây Yên Tử Tây Yên Tử có nhiều di tích lịch sử văn hóa, song về quy mô nhìn chung không lớn, lại nằm phân tán, không tập trung, giao thông tới các điểm du lịch chưa thuận tiện. Vì vậy, để tạo điểm nhấn trong phát triển du lịch văn hóa, phòng Nghiệp vụ Du lịch trực thuộc Sở VHTT&DL cần phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Du lịch và các đơn vị kinh doanh du lịch trong tỉnh tập trung nghiên cứu, xây dựng, đầu tư vào một số điểm du lịch mang tính khác biệt, nổi trội của Tây Yên Tử để thu hút khách, làm cơ sở, điều kiện cho việc hình thành nên các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh. Qua khảo sát, nghiên cứu tình hình hoạt động du lịch văn hóa Tây Yên Tử, tác giả luận văn đề xuất xây dựng 3 điểm du lịch văn hóa trọng điểm, cụ thể là:

- iểm du lịch văn hóa Suối Mỡ - iểm du lịch văn hóa ồng Thông

3.2.5.2. Xây dựng các tuyến du lịch chuyên biệt và kết hợp

Giải pháp cho sản phẩm du lịch văn hóa Tây Yên Tử là cần phải xây dựng được những tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh, khai thác những yếu tố văn hóa theo chiều sâu, tạo nên các chương trình du lịch đa dạng, mang tính đặc thù của địa phương. Trên cơ sở nghiên cứu xây dựng điểm du lịch văn hóa tiêu biểu của tỉnh, luận văn đề xuất xây dựng các tuyến du lịch trọng điểm:

* Tuyến du lịch chuyên biệt về văn hóa

- Tuyến đường bộ:

Tuyến thành phố Bắc Giang – Chùa Vĩnh Nghiêm – Suối Mỡ

Tuyến này xuất phát từ thành phố Bắc Giang theo tỉnh lộ 299 tới Chùa Vĩnh Nghiêm. hùa ức La (tên chữ là Vĩnh Nghiêm Tự) là một ngôi chùa cổ có từ khoảng thế kỷ thứ 13. hùa ức La từng là một Trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, nơi 3 vị Tổ của Thiền phái Trúc Lâm: Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang mở trường thuyết pháp và sau này là nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước. hùa được ví như một bảo tàng Phật giáo ở miền Bắc vì đây lưu giữ nhiều tài liệu và di sản văn hóa Phật giáo quý giá với bộ 3050 mộc bản khắc in các bản kinh Phật bằng chữ Hán và chữ Nôm. Tiếp theo là ền Suối Mỡ gồm 3 ngôi đền Hạ, Trung và Thượng kế tiếp nhau qua đoạn suối dài, thờ chung Thượng Ngàn Thánh Mẫu (Công chúa Quế Mỵ Nương đời vua Hùng thứ 16).

Tuyến Thành Phố - Chùa Kem – Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng

ối tượng tham quan của tuyến này là: Thiền Viện Trúc Lâm, đền Thanh Nhàn, hùa Kem, ình Ba Tổng, Câu lạc bộ Ca Trù Yên Dũng, gốm làng Ngòi. ây là tuyến du lịch thu hút khách ngoài tỉnh đến theo đường 284 nối Yên Dũng với Hải Dương.

Tham quan các điểm di tích hùa Vĩnh Nghiêm, ình – Chùa Sàn, làng nghề dệt thổ cẩm của bà con dân tộc Cao Lan cùng với nghe hát Sình ca ở bản Nghè Mãn, ền Từ Mã.

* Tuyến du lịch kết hợp

Tuyến Đồng Thông – Chùa Đồng (Yên Tử) – Khe Rỗ

ác điểm tham quan chính là khu du lịch sinh thái ồng Thông, Thăm chợ Nòn để thưởng thức hương vị mật ong rừng Yên Tử, đặc sản rượu men lá làm say lòng người. Thăm quan tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa, lễ nghi dân gian của bà con dân tộc như: Lễ cầu mưa, lễ cúng cơm mới, lễ cấp sắc của người dao ở bản Mậu và ồng Thông. Sau đó đến hùa ồng thuộc Yên tử Quảng Ninh.

Tuyến Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng – Chùa Vĩnh Nghiêm – Suối Mỡ - Vườn vải thiều Lục Ngạn

Từ thành phố Bắc iang đi Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng rồi tiếp đến chốn tổ chùa Vĩnh Nghiêm và chiêm ngưỡng Di sản tư liệu ký ức thế giới Mộc Bản.Tiếp theo lộ trình đến với khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, Chùa Am Vãi, hồ Khuôn Thần và cuối cùng là cuộc hành trình đến với vựa vải Lục Ngạn.

3.2.5.3. a dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch - ầu tư phát triển có hệ thống các làng nghề thủ công truyền thống phục vụ du lịch, tạo ra các sản phẩm, hàng lưu niệm mang đặc trưng văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử như đồ mây tre đan, tranh thêu, hàng mây tre đan, các sản phẩm của làng dệt … ác mặt hàng này, ngoài việc bán tại nơi sản xuất, cần được trưng bày, bán tại các cửa hàng, khách sạn, siêu thị ở thành phố Bắc Giang.

- Tổ chức khai thác ẩm thực Tây Yên Tử phục vụ nhu cầu của khách du lịch, như: xôi trứng kiến, mỳ chũ, xôi ngũ sắc …

- Chọn lọc một số nghi thức, tổ chức các trò chơi dân gian gắn với sinh hoạt cộng đồng trong các lễ hội truyền thống để khách du lịch có thể tham gia,

làm tăng tính hấp dẫn của các chương trình du lịch.

- ối với các loại hình nghệ thuật truyền thống mà hiện nay việc khai thác còn gặp rất nhiều khó khăn, Sở cần có kế hoạch mở rộng các điểm biểu diễn không chỉ tại nhà hát của tỉnh mà có thể tổ chức biểu diễn tại các làng văn hóa sau khi hoàn thành việc phục dựng.…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang ) (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)