7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử
2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể
Ngoài những tài nguyên du lịch văn hóa vật thể, ở khu vực Tây Yên Tử còn có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể rất phong phú như: tín ngưỡng; phong tục tập quán; lễ hội cổ truyền; lễ tiết; làng nghề ẩm thực...
* Tôn giáo và tín ngƣỡng dân gian Phật giáo
Sách Thiền uyển tập anh (1337) ghi nhận chuyện thiền sư Ẩn Không từng trụ trì ở huyện Na Ngạn thuộc châu Lạng, người đương thời thường gọi là Na Ngạn đại sư. Ông là đệ tử thiền sư Thần Nghi (? – 1216) – một trong những vị cuối cùng của thiền phái Vô Ngôn Thông đời Lý. ất Na Ngạn sau đổi thành Lục Na, chủ yếu thuộc địa phận ba huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn ộng ngày nay.
Phật giáo vùng Tây Yên Tử với tất cả những đặc điểm riêng, trong đó có sự phát triển nội tại ngay từ thời Lý - Trần, có xu thế tiếp nối và định hình bền vững trong nhiều thế kỷ sau đó, đồng thời đặt trong tầm nhìn của hiện đại về một con đường tâm linh kết nối bản sắc ngàn năm văn hóa Phật giáo dân tộc. Chính với cách nhìn ấy, chúng ta càng thấy rõ và trân trọng hơn những
giá trị văn hóa Phật giáo vùng Tây Yên Tử mà cha ông đã vượt qua biết bao gian khó, nhiều đời tiếp nối tạo dựng, phát huy, phát triển cho đến hôm nay.
i theo con đường tâm linh Tây Yên Tử là hành hương đến cõi Phật, về với đất Phật nhưng cũng có sự dung hợp, đan kết, chuyển hóa của các yếu tố lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng bản địa (Nho giáo, ạo giáo, lễ hội, lễ cấp sắc, thờ mẫu, thờ thần hoàng, hát chầu văn, dân ca, giao duyên các dân tộc…).
Tín ngƣỡng dân gian
Do đặc điểm về vị trí, địa hình và do những biến cố lịch sử, khu vực Tây Yên Tử trở thành nơi tụ hội của nhiều luồng dân cư đến sinh sống và lập nghiệp. Mỗi một dân tộc tập trung thành từng bản có quan hệ họ hàng, huyết thống sống gần nhau, nương tựa vào nhau cùng sản xuất, sinh sống, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Trong cách giao tiếp và ứng xử hàng ngày mang nặng tư tưởng quan hệ thân tộc, dòng dõi lai lịch. Vì thế tín ngưỡng ở khu vực này mang nặng tính bản địa với các tín ngưỡng nhiên thần, nhân thần, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng vạn vật hữu linh...được biểu hiện thông qua các nghi thức cầu cúng, các hoạt động vui hội, trò chơi, văn nghệ, ẩm thực...
Những điểm tín ngưỡng ở khu vực Tây Yên Tử là những nét đặc trưng văn hóa vùng ông Bắc và không thể tách rời trong đời sống sinh hoạt, xã hội của cộng đồng dân cư.
* Các lễ hội
- Lễ hội lồng tồng của dân tộc Tày thôn Cầu Chét xã Phì Điền huyện Lục Ngạn
Lễ hội lồng tồng hay còn gọi là lễ hội xuống đồng của người dân tộc Tày. ây là một lễ hội dân gian truyền thống mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, nhà nhà no ấm, hạnh phúc, tổng kết một năm sản xuất đã qua và chuẩn bị cho công việc gieo trồng của một năm mới. Lễ hội được tổ chức vào 15/1 âm lịch hàng năm.
- Lễ hội Từ Hả (xã Hồng Giang huyện Lục Ngạn)
Lễ hội được tổ chức từ ngày 7 - 9 tháng giêng âm lịch hàng năm. Ngoài nghi lễ tế Vũ Thành còn có diễn tích trận mạc tượng trưng cho chiến thắng do Vũ Thành chỉ huy. Sau tế lễ là các trò hội như: múa sư tử, hát Soong hao, Sli, Lượn,... của các dân tộc ít người. Những hoạt động này nhằm thoả mãn nhu cầu về tâm linh, nhu cầu văn hóa và qua đó giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào và tính đoàn kết dân tộc cho các thế hệ.
- Hội chùa Khánh Vân - Đền Quan quận ( Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn)
ội chùa Khánh Vân gồm hai phần: Phần tế lễ rước sách và phần vui chơi, giải trí, biểu diễn tích trò. Phần tế lễ do dân trong làng đảm nhiệm. Làng cử ra 4 ông cai đám mỗi ông cai đám ở một khoảnh, bốn ông cai đám có trách nhiệm về phần lễ hội trong ba ngày này.
Ngày 18 tháng 2 làng mở cửa đền, chùa làm lễ tắm phật, lau chùi quét dọn chuẩn bị cho lễ hội; Ngày 19 tháng 2 làm lễ nhập tịch vào đám. Làng cho đóng kiệu ở trong đình để rước tế lễ làm lễ cầu đảo diễn tích trò và bơi trải trên sông; ngày 20 tháng 2 dã đám, dân làng dọn dẹp và đóng cửa đền. ội tế gồm 21 người lo việc tế lễ trong đền từ 10 giờ đến 11 giờ, trong lúc tế dân làng ra xem rất đông. Trong phần tế lễ ngoài phần khấn nôm nói đến công lao của Vi ùng Thắng và những người được thờ ở đền, dân làng còn tụng hết một quyển khoa cúng của đền. Tế lễ xong dân làng tổ chức rước kiệu dương thần và âm thần do con cháu họ Vi ở xã Thanh ải rước vì cụ tổ họ Vi chính là Vi ùng Thắng. ịa điểm rước thần từ đền, chùa lên Nghè Mưa, một địa danh có truyền tích về quân dân nhà Trần đánh giặc Nguyên tại đây. Năm nào trời hạn thì dừng kiệu làm lễ cầu mưa, sau đó tiếp tục hành rước qua cầu ôi lên Bình Nội rồi lại trở về đền Khánh Vân. Trong cuộc rước có nhiều đoạn đường " kiệu bay". Những trai kiệu " cứ rầm rập, rầm rập" đi như bay như có phép mầu nhiệm.
chức diễn lại tích trận thủy chiến trên sông Lục Nam. Từ bến Thảo đến đền Khánh Vân, người ta sắp xếp khoảng 50 đến 60 thuyền chia làm hai phe: ta và giặc. Phe giặc (quân Nguyên) mặc áo đen, phe ta mặc áo nâu đỏ đầu đội nón, trước ngực có gắn vòng chữ "Trần". Diễn lại tích trò thủy chiến trên sông là tượng trưng cho trận đánh giữa quân đội nhà Trần với quân Nguyên ở thế kỷ X diễn ra tại vùng đất này. Diễn xong tích trò này làng đốt pháo, những thủy binh diễn trận được thưởng một mâm cỗ dọn cạnh đống lửa để họ vừa ăn vừa sưởi tránh rét.
Trong ngày hội, tục lệ ở đây có làm cỗ tế thành hoàng, cỗ cho khách thập phương và dân làng ăn. ơm cỗ cho khách không quy định nhiều mâm hay ít mâm, ai đến gặp bữa thì đi ghi phiếu vào ăn. Tục lệ này xưa nay vẫn thế vì đó chính là khao quân của nhà thánh.
Ngoài các tiết lệ trên trong 3 ngày hội còn có các tro chơi khác như: chọi gà, tổ tôm điếm, cờ tướng và hát phường chèo, hát ca trù, thường đội hát là những trai thanh gái sắc của làng, họ bắt đầu hát từ lúc 5 giờ chiều cho đến nửa đêm mới thôi.
Trong hội đền Khánh Vân còn có lệ bơi chải trên sông để tưởng nhớ tới quân đội nhà Trần và tướng quân Vi ùng Thắng trong trận chiến năm xưa đã hy sinh tại đây.
- Hội hát dân ca ở Khuôn Thần
ây là hội hát dân ca của người Sán hí xã Kiên Lao (Lục Ngạn) được tổ chức vào ngày diễn ra phiên chợ 18 -2 âm lịch. Trước khi vào hội, bạn trẻ các nơi trong huyện và tỉnh Lạng Sơn đã về dự từ hôm trước. Người Sán hí đón bạn hát về nghỉ ngơi, xơi rượu và hát.
- Hội hát Soong hao
Mỗi độ xuân về, khi công việc đồng áng, mùa màng đã xong xuôi, từ khắp các thôn, bản thanh niên nam nữ người Nùng ở Lục Ngạn lại bắt đầu rủ nhau đi hát Soong hao trong những phiên chợ xuân, ngày lễ hội mừng xuân,
đón năm mới.
Soong hao là lối hát giao duyên có truyền thống từ rất lâu đời của đồng bào dân tộc Nùng và trở thành một cây cầu bắt mối lương duyên cho các đôi trai gái đến với nhau. Nhiều đôi trai gái nhờ những cuộc hát đầu xuân ấy mà quen nhau, yêu nhau và kết thành vợ chồng.
- Lễ cấp sắc của đồng bào Dao Sơn Động
ấp sắc là thủ tục không thể thiếu của người đàn ông dân tộc Dao. Lễ cấp sắc cũng tương tự như lễ thành đinh của một số dân tộc khác. ối với người đàn ông dân tộc Dao, được cấp sắc mới được coi là trưởng thành. hưa được cấp sắc khi chết dù cao tuổi dân bản vẫn coi như một đứa trẻ. Thông thường lễ cấp sắc được tổ chức vào khoảng tháng Mười năm trước đến tháng Ba Âm lịch năm sau (Vì đây là khoảng thời gian gặt hái đã xong, thóc lúa đầy nhà, lợn béo đầy chuồng, rau xanh đầy nương bãi- suối khe). ác nghi lễ chính trong lễ cấp sắc gồm: Lễ trình diện, gia chủ mổ lợn để tế tổ tiên. ác thầy cúng phải tẩy uế xong mới đánh trống mời tổ tiên về dự. Sau đó thầy cúng làm lễ khai đàn nhằm báo cho tổ tiên biết lý do của buổi lễ. Lễ thụ đèn, người được cấp sắc phải ăn mặc chỉnh tề ngồi trước bàn thờ, hai tay giữ một cây tre, nứa, ngang vai có đục và xuyên một thanh ngang để thầy đốt đèn, đặt nến làm lễ. ặc biệt trong lễ cấp sắc là cấp đạo sắc cho người thụ lễ với 10 điều cấm và 10 điều nguyện. Tại đạo sắc này tên âm của người thụ lễ được ghi luôn để khi chết về với tổ tiên.
Quan trọng nhất trong nghi lễ là cấp pháp danh cho người thụ lễ. Người thụ lễ lấy vạt áo để hứng gạo từ thầy cả và bố đẻ. Sau đó các thầy sẽ dạy cho người thụ lễ một số điệu múa. Kết thúc nghi lễ, các thầy múa để dâng rượu, lễ vật tạ ơn thần linh.
- Lễ hội làng Chẽ và hội thi bơi chải (An Châu - Sơn Động)
ội ình làng hẽ được khai mở hàng năm từ sau ngày 10 tháng giêng tại tất cả các địa điểm là nơi thờ tự gồm: Khu vực chính ình hẽ, khu vực
thứ hai Miếu ức Ông, khu vực thứ ba ền Vua Bà, Khu vực thư tư là khu tổ chức thi bơi chải trên đoạn sông n hâu chảy qua làng hẽ. Tại những địa điểm trên, dân làng chuẩn bị đầy đủ cờ quạt, đồ tế lễ, kiệu, đồ rước.... để phục vụ cho nghi lễ khai hội. Trong dòng người đi trẩy hội có nhiều gia đình, bà con người Tày, Nùng, Dao, oa.... quần sáo sặc sỡ, mầu sắc khác nhau tạo cho không khí ngày hội thêm phong phú, đa dạng.
- Lễ hội Suối Mỡ ( xã Nghĩa Phương, huyện Lục Ngạn)
Hội đền Suối Mỡ đã có từ rất lâu đời, được tổ chức hàng năm vào ngày 30 tháng 3 và 01 tháng 4 âm lịch. là dịp để người dân địa phương cầu một năm mưa thuận gió hoà, yên bình, no đủ, hạnh phúc...
ến với hội đền Suối Mỡ du khách còn được nghe hát quan họ, hát chầu văn… tìm hiểu phong tục tập quán của địa phương.
- Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm ở Yên Dũng (14/2 hàng năm)
hùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa cổ nổi tiếng có từ thời Lý, Trần (thế kỷ XII - XIII) thuộc dòng Thiền phái Trúc Lâm. hùa Vĩnh Nghiêm vốn từ xưa là nơi đào luyện tăng đồ Phật giáo nên là nơi tàng trữ các bộ ván khắc kinh, theo sách nhà chùa để lại "Tàng kinh các" rộng tới 10 gian nhà. Nhiều kệ ván in kinh vẫn còn. ó là kho ván khắc in, người xưa gọi là Mộc thư khố, là hiện vật minh chứng chùa Vĩnh Nghiêm từng thống lĩnh 72 chốn tùng lâm. Vừa qua mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là Di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2012.
- Lễ hội thui trâu, rước cỗ làng Chiền (Yên Dũng)
Là một trong những làng cổ của huyện Yên Dũng hiện còn bảo lưu được rất nhiều những giá trị lịch sử và những phong tục đẹp từ xa xưa. ứ 3 năm một lần, lễ hội làng hiền lại được tổ chức trong ba ngày 8, 9 và mùng 10 tháng 8 âm lịch quy mô lớn để tưởng nhớ tới các vị Thành oàng có công với quê hương, đất nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. ặc biệt, lễ hội diễn ra với những tục riêng biệt mà ít nơi có, đó là tục thui trâu tế
thần, tục rước cỗ về đình.
* Phong tục tập quán
Do nhiều đặc điểm về lịch sử phát triển nên khu vực có đông đảo các dân tộc cư trú và sinh sống như Tày, ao Lan, Sán Chí, Dao, Kinh, Sán Dìu, Hoa, Nùng... nhưng các phong tục tập quán, trình độ phát triển xã hội, trình độ dân trí và bản sắc văn hóa của các tộc người này lại rất khác nhau, những đặc điểm đó không chỉ tạo ra sự đa dạng văn hóa mà còn tạo ra sự đa dạng tín ngưỡng. Những phong tục, tập quán tín ngưỡng không chỉ làm nên những giá trị tinh thần, tình cảm, tâm thức và tâm linh của văn hóa mà còn góp phần tạo nên bản sắc và sức sống lâu bền của văn hóa các dân tộc nơi đây. Qua tiến trình lịch sử, những lễ thức đời thường dần được hình thành và lưu truyền từ đời này sang đời khác như các ngày lễ tết, giỗ, tín ngưỡng vòng đời người, mừng thọ, nhà mới...
* Nghề thủ công truyền thống
Khách du lịch trong nước cũng như quốc tế, ngoài nhu cầu đi thăm quan, nghỉ dưỡng, mua sắm, nhiều du khách muốn khám phá, nghiên cứu, tìm hiểu về đời sống, văn hóa của người dân địa phương. Trong những năm gần đây Du lịch làng nghề đang là một loại hình du lịch được nhiều quốc gia trên thế giới khai thác rất có hiệu quả, đây là một loại hình du lịch vốn đầu tư ban đầu không lớn nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Làng nghề thường là nơi thu hút nhiều nhất sự quan tâm của du khách bởi nó phản ánh đầy đủ các mặt trong đời sống sinh hoạt văn hoá của người dân địa phương. Tây Yên Tử là khu vực đa dân tộc với những sắc thái văn hóa độc đáo, đa dạng. Vì thế, việc phát triển nghề, sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống các dân tộc có vai trò quan trọng góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Thực trạng hiện nay khu vực Tây Yên Tử có rất nhiều làng nghề truyền thống vẫn đang được duy trì, phát triển như: Nghề dệt thổ cẩm, nghề làm giấy gió, nghề làm mỳ chũ, nghề làm ngói, làm mộc...Tuy vậy, các làng nghề
truyền thống vẫn chủ yếu là sự tự thân vận động, sự hỗ trợ của các cấp các ngành còn rất hạn hẹp, lượng khách đến tham quan chưa nhiều.
* Ẩm thực
Việc giao lưu văn hóa giữa các dân tộc khu vực Tây Yên Tử mang phong vị, bản sắc của vùng ông Bắc. Mỗi một dân tộc đều có riêng cách chế biến, nấu nướng riêng trong ăn uống; những sản phẩm trong ẩm thực đều làm chính từ những nguyên liệu sản vật do chính người dân lao động nơi đây làm ra.
Thông qua những sản phẩm ẩm thực mà người ta có thể biết được đời sống văn hóa tinh thần cũng như điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên của vùng đất ấy. Mỗi một sản phẩm ẩm thực là những chắt lọc kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người...Ẩm thực chính là hồn quê trong tâm hồn mỗi con người, có những điều tưởng chừng như rất đơn giản nhưng nó rất dung dị mà chứa đựng bao nhiêu tình cảm sâu xa không có gì có thể so sánh được. Và có những món ăn trở thành “quốc hồn, quốc túy” của một đất nước là vì vậy.
Sản phẩm văn hóa ẩm thực ở khu vực Tây Yên Tử có thể chia thành một số nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất: là các món ăn được chế biến trong lễ hội đình chùa như: món chay, món mặn..các loại thức ăn này thường là không sử dụng trong dịch vụ du lịch (bán cho khách tham quan) mà nó lại mang tính thiêng liêng, trang trọng dùng để cúng Phật, tế Thánh và sau đó nhân dân địa phương thụ lộc và mời thưởng thức.
Nhóm thứ hai: là các sản vật từ thiên nhiên chưa qua chế biến, nấu nướng: măng đắng, hạt dẻ vùng Mai Sưu, vải thiều tươi, cua Da...