Xúc tiến du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang ) (Trang 27 - 28)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa

1.2.9. Xúc tiến du lịch văn hóa

Như chúng ta đã biết, nhu cầu du lịch không phải là nhu cầu thiết yếu của con người, nó được xem là nhu cầu thứ hai, sau khi đã đủ ăn, ở, mặc và có phương tiện đi lại…. Vì thế, nó sẽ dễ bị thay đổi nếu không có sự tác động mạnh mẽ của tuyên truyền, quảng cáo du lịch lên động cơ đi du lịch, thì người có nhu cầu về du lịch dễ chuyển hóa sang nhu cầu khác như: mua sắm hàng hóa hoặc dùng để tiết kiệm…. Mặt khác, khi có cùng một nhu cầu về đi du lịch, nhưng con người dễ thay đổi nơi đến về du lịch, do sự tác động mạnh mẽ của tuyên truyền, quảng cáo. Vì vậy, tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch được xem như một biện pháp hữu hiệu để cạnh tranh thu hút nguồn khách.

Luật Du lịch 2005 quy định các hình thức và nội dung xúc tiến du lịch bao gồm:

- Các hình thức xúc tiến du lịch là: (chương 7, điều 37)

+ Tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài;

+ Xây dựng các sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch; + Công bố các sản phẩm du lịch mới;

+ Khảo sát điểm đến;

+ Tổ chức và thực hiện các chương trình, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm, hoạt động thông tin du lịch (ở trong nước và nước ngoài) của quốc gia, khu vực và địa phương;

+ Hợp tác quốc tế về xúc tiến du lịch

+ Lập văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài + Các hình thức xúc tiến du lịch khác.

- Nội dung xúc tiến là: (chương 7, điều 38)

+ Tuyên truyền, quảng bá về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam về các doanh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hóa, về các khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch, về tiềm năng, thế mạnh về du lịch của cả nước, nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn;

+ Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường trong nước và nước ngoài, xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia, xây dựng, quảng bá các sản phẩm du lịch.

+ Xây dựng các tiêu chí và tổ chức việc trao tặng các danh hiệu du lịch quốc gia cho các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực kinh doanh du lịch;

+ Kết hợp với xúc tiến đầu tư, thương mại, giao lưu văn hóa và các lĩnh vực khác nhằm xúc tiến du lịch ở trong nước va nước ngoài;

+ Các nội dung xúc tiến du lịch khác.

Như vậy, xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá trong du lịch văn hóa là tranh thủ mọi cơ hội có thể để quảng bá hình ảnh du lịch văn hóa đến với thị trường du lịch trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang ) (Trang 27 - 28)