7. Cấu trúc của luận văn
1.2. Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa
1.2.10. Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt, hay nói một cách khác, du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. ứng ở góc độ này, các giá trị văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phương trong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên trong xu thế toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia luôn phải đối mặt với một bài toán khó là giải quyết hài hóa mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế với giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, di sản văn hóa. Bởi vậy, việc bảo tồn, khôi phục, gìn giữ những
tài sản quý báu đó vừa là nhu cầu tự thân, vừa là yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động du lịch và được tiến hành theo quy trình cụ thể như sau7:
Sơ đồ 1.2. Quy trình bảo tồn di sản
Nhận diện di sản
Nghiên cứu và kiểm kê di sản
Xây dựng chính sách bảo tồn
Chỉ định cơ quan bảo tồn
Trùng tu, tôn tạo và phát triển
Quản lý và quảng bá di sản
- Nhận diện di sản: là bước nhận xét, xác định khoanh vùng di sản, chứng minh các đặc điểm, đặc tính cần được quan tâm của di sản.
- Nghiên cứu và kiểm kê di sản: là bước xác định và phân loại các đặc
điểm của di sản được nêu ở bước 1. Công việc này thông thường sẽ nghiên cứu những ý nghĩa về lịch sử, sinh thái, khảo cổ học để tìm ra giá trị văn hóa và quy mô của di sản; đồng thời xác định những điều kiện bắt buộc đối với thực tiễn quản lý di sản đó.
- Xây dựng chính sách bảo tồn: ở bước này, mục đích của việc bảo tồn
cũng nhu khung chương trình bảo tồn được thiết lập. Nội dung trên phụ thuộc rất nhiều vào giá trị văn hóa của di sản và những quy định bắt buộc trong
quản lý di sản đó.
- Chỉ định cơ quan bảo tồn di sản: Xác định cơ quan tổ chức thực hiện
công tác bảo tồn di sản theo các quy định của Luật Di sản. ơ quan được xác định sẽ có một phần hay toàn bộ trách nhiệm huy động nguồn vốn cho bảo tồn. Nếu di sản là sở hữu của cá nhân hay tổ chức khác với cơ quan đang có trách nhiệm triển khai thì cần mua lại di sản từ các tổ chức hay cá nhân đó.
- Trùng tu, tôn tạo và phát triển: bước này chú trọng tới các công việc
cụ thể, như là trùng tu, tôn tạo, làm mới, đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất cho di sản. Trong nhiều trường hợp, công việc cấp bách nhất là tu tạo lại các công trình kiến trúc đang bị hư hỏng nặng và hạn chế sự xuống cấp của các công trình.
- Quản lý và quảng bá di sản: đây là bước cuối cùng của công tác bảo
tồn di sản, đặt ra yêu cầu phải tiếp tục giám sát, theo dõi và đánh giá di sản. Ở bước này phải quan tâm tới tốc độ tăng lên của số lượng du khách tới di sản và mục đích hướng tới của việc quảng bá di sản.
Trong hoạt động du lịch văn hóa, bảo tồn di sản văn hóa không phải là công việc của riêng ai, mà là trách nhiệm chung của cả 4 thành phần tham gia cấu thành hoạt động du lịch:
+ ơ quan quản lý du lịch: là cơ quan xây dựng các văn bản quy phạm về bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch làm chế tài quản lý các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch. Xây dựng các chương trình giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các đơn vị kinh doanh du lịch và cư dân địa phương về bảo tồn di sản. Hiện nay ở nước ta đã có các văn bản pháp luật để tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho việc thực hiện công tác bảo tồn di sản trong hoạt động du lịch như: Luật Di sản Văn hóa 28/2001/QH10, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa 32/2009/Q 12, Nghị định 98/2010/N – CP, Luật Du lịch 44/2005/QH11...
+ ơn vị cung ứng du lịch: có trách nhiệm thực hiện những quy định của cơ quan quản lý về bảo tồn di sản cũng nhu đóng góp vào nguồn quỹ bảo tồn, trùng tu di sản văn hóa trong quá trình khai thác du lịch.
+ Khách du lịch: thực hiện những quy định của điểm đến về bảo vệ môi trường, gìn giữ di sản. óng góp vào quỹ bảo tồn di sản.
+ ư dân địa phương: là chủ nhân của các di sản văn hóa nên họ cần nhận thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống đối với sự phát triển du lịch; từ đó có những hành động cụ thể trong bảo tồn.