Giải pháp về thị trường du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang ) (Trang 99 - 100)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Những giải pháp phát triển du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử

3.2.4. Giải pháp về thị trường du lịch

Xác định và mở rộng thị trường là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu trong phát triển du lịch của tỉnh mà cơ quan đảm nhận trách nhiệm trực tiếp là Trung tâm Xúc tiến Du lịch. Bắc Giang nói chung và Tây Yên Tử nói riêng là vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Quảng Ninh – Lạng Sơn, là địa bàn chịu tác động lớn của quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong vùng. Tây Yên Tử cách trung tâm Thành phố Bắc Giang 87km và Thành phố Hà Nội 130 km theo hướng ông Bắc, từ đây bạn có thể đến với Khu du lịch Suối Mỡ (huyện Lục Nam) với 25 km, hoặc theo tỉnh lộ 279 tuyệt đẹp để đến với Khu du lịch di sản thế giới Hạ Long, Quảng Ninh với 65 km. Vị trí đó tạo điều kiện cho Tây Yên Tử có thể mở rộng, liên kết du lịch với các địa phương trong vùng.

Trong thời gian dài hạn, chiến lược phát triển du lịch là xây dựng khu vực Tây Yên Tử trở thành điểm đến du lịch có bản sắc riêng, thu hút khách trong nước và quốc tế với nhiều sản phẩm du lịch văn hóa đa dạng và phong phú của một vùng đồng bằng ven biển.

Tuy nhiên, trước mắt và trong ngắn hạn, do điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật hạn chế, nguồn lao động du lịch thiếu và yếu, vốn đầu tư chưa nhiều… thì giải pháp hiện nay cho du lịch Tây Yên Tử là xây dựng tỉnh thành điểm nối tour với du lịch các tỉnh lân cận trong vùng có tiềm năng du lịch lớn và hàng năm thu hút một lượng du khách đáng kể như Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, … ể làm được mục tiêu này, tỉnh cần thực hiện liên kết với các tỉnh bạn, nghiên cứu thị trường, học hỏi kinh nghiệm, đưa ra sản phẩm khác biệt trong quá trình thiết kế, xây dựng chương trình du lịch cho khách. ồng thời có phương án kéo dài thời gian lưu trú của du khách tại tỉnh, nhằm đem

lại nhiều hơn nguồn thu nhập từ du lịch. Bởi hiện này thời gian lưu trú của khách du lịch đến Tây Yên Tử còn thấp, chỉ từ 1,2 – 1,5 ngày.

Khách du lịch nội tỉnh cũng là một tiềm năng lớn của du lịch Tây Yên Tử, với mục đích dã ngoại, học tập ngoài trời, giáo dục truyền thống, tham quan, nghiên cứu, mục đích kết hợp và nhu cầu tín ngưỡng - tâm linh… iều quan trọng là phải xác định được thị trường, phân loại đối tượng khách để đưa ra các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của họ.

Bên cạnh việc đẩy mạnh, mở rộng thị trường nội địa, Tây Yên Tử cần chú trọng tới lượng khách du lịch quốc tế, với thị trường chủ yếu là Ấn ộ, ài Loan, àn Quốc, Trung Quốc, ức... Tuy nhiên, số lượng khách quốc tế trong những năm qua chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng số khách du lịch đến Tây Yên Tử. Vì thế, trong thời gian tới, Tây Yên Tử nói riêng và Bắc Giang nói chung cần nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp, tăng cường mở rộng xúc tiến, quảng bá du lịch, liên kết đầu tư trên nhiều ngành và nhiều lĩnh vực… nhằm thu hút nhiều hơn lượng khách du lịch quốc tế đến tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang ) (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)