7. Cấu trúc của luận văn
1.3. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu du lịch văn hóa khu vực phía Tây
phía Tây Yên Tử - tỉnh Bắc Giang
1.3.1. Tầm quan trọng của du lịch văn hóa trong hoạt động du lịch phía Tây Yên Tử phía Tây Yên Tử
Khu vực Tây Yên Tử nói riêng, Bắc Bộ nói chung được coi là vùng đất hướng đạo cho cả nước về văn hóa. Mật độ lễ hội dày đặc, các giá trị nổi trội của di sản văn hóa, sự cuốn hút về ẩm thực, sự yên tĩnh của làng quê, sự đa dạng văn hóa của các tộc người…là những lý do mang tính quyết định trong việc hình thành và xây dựng loại hình du lịch văn hóa trở thành loại hình quan trọng và chủ yếu.
Trên phương diện lý luận và thực tế, con người – với tư cách là chủ thể văn hóa, ở đây cụ thể là cư dân khu vực Tây Yên Tử không thể quyết định cuộc sống của mình về mọi mặt, trong đó có du lịch với tư cách là một ngành kinh tế có đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương mà không tính đến yếu tố đầu tiên là địa lý tự nhiên của vùng đất mình sinh sống. Tất yếu họ phải nương theo những đặc điểm địa lý mang chất thuộc tính riêng Tây Yên Tử để xây dựng các nội dung cuộc sống, xây dựng kế hoạch phát triển du lịch tương thích với tự nhiên ấy. Nếu Yên Tử là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập, nơi lưu giữ xá lị sau khi viên tịch, thì Tây Yên Tử là con đường hoằng dương phật pháp của Ngài. Nơi đây gồm nhiều di tích được phân bố dọc theo
tuyến đường 293. Khu di tích, danh thắng Tây Yên Tử thuộc quần thể di tích Phật giáo Yên Tử nằm trong vùng đất địa linh, có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ. Vị trí địa lý với núi cao, rừng rậm, thiên nhiên kỳ thú, hội tụ khí thiêng rất phù hợp với việc dựng chùa, tu thiền, giác ngộ đạo pháp xứng đáng là vùng đất linh thiêng, là chốn Tổ của thiền phái Trúc Lâm, tiêu biểu cho bản sắc văn hóa và ý thức độc lập tự chủ của dân tộc. Với đặc điểm quan trọng về nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và các yếu tố mang tính chất “sinh”, “dưỡng” cho nguồn tài nguyên ấy như hệ thống lễ hội, các di sản (đình, chùa, tư liệu ký ức, các làn điệu dân ca…), những điểm linh thiêng về mặt tâm linh, một số làng nghề có lịch sử lâu đời tạo thành tiền đề trong lộ trình phát triển du lịch của khu vực phía Tây Yên Tử.
Có những khu vực, địa phương khác trên cùng một vùng văn hóa – du lịch Bắc Bộ như khu vực Tây Yên Tử nhưng do những điều kiện khác về tự nhiên cũng như về văn hóa xã hội mà du lịch văn hóa sẽ không phải là lựa chọn thích hợp. Với những lý do riêng biệt về tự nhiên –xã hội thì du lịch văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc dùng doanh thu từ loại hình du lịch này để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của địa phương.
1.3.2. Những thuận lợi trong hoạt động du lịch văn hóa khu vực phía Tây Yên Tử - tỉnh Bắc Giang Tây Yên Tử - tỉnh Bắc Giang
Tây Yên Tử nằm trong vùng đất địa linh, có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ với núi cao, rừng rậm, thiên nhiên kỳ thú, hội tụ khí thiêng, là chốn Tổ của thiền phái Trúc Lâm, tiêu biểu cho bản sắc văn hóa và ý thức độc lập tự chủ của dân tộc. Là miền đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng với địa hình có sông núi xen cài hài hoà từ miền thượng du đến hạ nguồn con sông Lục. Ở đâu có núi là ở đó có sông, có suối phong thuỷ giao hoà. Núi ở Lục Nam hùng vĩ xanh thẫm bốn mùa cây lá. Con sông Lục hiền hoà được tiếp nhựa sống dồi dào từ muôn vàn suối khe. Sông Lục Nam được tôn vinh là
con sông đẹp hàng đầu trên đất Việt.
Khu vực Tây Yên Tử cách trung tâm thành phố Bắc Giang 87 km và Thành phố Hà Nội 130 km về phía Tây, phía Bắc và ông giáp Lạng Sơn, phía Nam giáp Hải Dương và Quảng Ninh, đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng chương trình du lịch có lưu trú qua đêm.
Hiện, dọc sườn Tây Yên Tử còn lưu lại nhiều các di tích, công trình lịch sử văn hóa liên quan đến quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nhất là vào thời Lý - Trần trải dài từ Sơn ộng dọc theo sông Lục Nam xuống đến Yên Dũng. Qua khảo sát bước đầu đã thống kê trên 130 di tích lớn nhỏ nằm trong khu vực Tây Yên Tử, tỉnh Bắc iang đã lập hồ sơ đề nghị và công nhận 26 điểm di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia.
Với hệ thống các chùa tháp, di tích cùng sự kỳ vĩ của rừng, núi trùng điệp, thảm thực vật và nhiều loài động vật phong phú đã tạo cho nơi đây tiềm năng, cùng với khu phía ông dãy Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh) kết nối tạo thành một quần thể danh thắng Yên Tử thống nhất, tạo điều kiện cho phát triển du lịch, phát huy giá trị các di sản văn hóa mà cha ông chúng ta đã để lại.
Lực lượng lao động trẻ, cần cù, linh hoạt là yếu tố tích cực trong phát triển dịch vụ du lịch.
ơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đang từng bước được cải thiện; đời sống, thu nhập và điều kiện làm việc của nhân dân được nâng cao, nhu cầu giao lưu văn hóa ngày càng tăng là cơ hội cho phát triển du lịch ở khu vực Tây Yên Tử.
ây là những yếu tố thuận lợi về tự nhiên và xã hội để thực hiện hoạt động du lịch văn hóa trên cơ sở xây dựng và tổ chức hợp lý.
1.3.3. Những khó khăn trong hoạt động du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử - tỉnh Bắc Giang Yên Tử - tỉnh Bắc Giang
Bên cạnh những thuận lợi, khu vực Tây Yên Tử cũng có những khó khăn nhất định trong hoạt động du lịch văn hóa.
lớn không nhiều.
Kết cấu hạ tầng hạn chế, chưa đồng bộ, giao thông nối các điểm du lịch trong tỉnh chưa được hoàn thiện, nhiều nơi đường sá chưa thuận tiện, khổ đường hẹp, chất lượng kém dẫn tới khả năng tiếp cận điểm đến du lịch còn gặp nhiều khó khăn.
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở thành phố và các huyện, chủ yếu là của các hộ tư nhân, kiến thức về quản lý, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, nhân viên phục vụ hầu như chưa qua các lớp đào tạo cơ bản, quy mô kinh doanh nhỏ, trang thiết bị ở một số cơ sở chỉ đạt ở mức tối thiểu. ác cơ sở này chỉ đáp ứng nhu cầu nghỉ tạm, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. a số các cơ sở lưu trú du lịch chưa có dịch vụ ăn uống, cũng như các dịch vụ khác đi kèm. Khách nghỉ tại các cơ sở này phần lớn là khách kết hợp công tác có nghỉ lại trong ngày, khách nghỉ lại qua đêm không nhiều.
Nhận thức, kiến thức quản lý và phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; cơ chế chính sách quản lý còn nhiều bất cập chưa thu hút được nguồn nhân lực có trình độ, chưa tạo điều kiện phát huy năng lực của người lao động; đồng thời vai trò và năng lực của khối tư nhân chưa được phát huy đúng mức.
Sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa đặc sắc, trùng lặp và thiếu quy chuẩn, chất lượng chưa đáp ứng dẫn tới sức cạnh tranh yếu, kém so với sản phẩm của các khu vực lân cận.
Các dịch vụ hỗ trợ, như bưu chính viễn thông, điểm internet, bến xe, các đại lý bán vé máy bay, tàu xe, ngân hàng, chợ, nơi bán đồ lưu niệm đều phân bố không đều và ở xa các điểm du lịch, đã phần nào ảnh hưởng đến việc đi lại, giao lưu, trao đổi, mua bán, sử dụng các dịch vụ đều rất khó khăn.
Mức sống của dân cư trong khu vực phần đông còn thấp, các vấn đề về an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm…là những khó khăn cho phát triển du lịch có chất lượng và có tính cạnh tranh của du lịch Tây Yên Tử.
Tiểu kết chƣơng 1
Du lịch Việt Nam trong những năm qua có được những thành tựu là do đã và đang khai thác hiệu quả các giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc đưa vào trong kinh doanh du lịch. Văn hóa tự bản thân nó đã là một sự trường tồn, dựa vào văn hóa đê phát triển du lịch là một mục tiêu chiến lược đưa đến sự bền vững. Mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và du lịch trong quá trình vận động phát triển là rất rõ. Du lịch khai thác các giá trị văn hóa làm nền tảng cho mục đích của các chuyến đi và tựa vào văn hóa để phát triển. Sự phát triển của du lịch đã làm cho các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại ở một số vùng địa phương được khôi phục và phát triển. Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định “Du lịch bao giờ cũng là văn hóa, là trao đổi văn hóa, là hành động của những con người tìm đến với nhau bằng văn hóa, qua văn hóa. Du lịch rất cần tìm hiểu cho ra sự chuyển động và hình thành văn hóa mới của chuyển động đó trên vùng đất này đế làm món “hàng độc” của mình”.
hương 1 của đề tài này đóng vai trò xác định cơ sở lý luận, soi sang những nội dung nối tiếp ở những chương sau, mang tính chất chỉ đường. Khu vực phía Tây Yên Tử là vùng đất thuộc tỉnh Bắc iang mà xưa kia nhiều bậc cao nhân đã chọn để tu hành. Nơi đây còn lưu giữ hệ thống di sản văn hóa vật thể độc đáo có từ thời Lý, Trần,..cùng với nó là hệ thống di sản văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú của những cộng đồng các dân tộc liên quan. Nếu kết hợp tốt giữa khai thác các tiềm năng văn hóa vùng, khu vực với phát triển du lịch, diện mạo cộng đồng sẽ có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cưc, đời sống người dân ngay tại cộng đồng được cải thiện và quan trọng hơn cả, những giá trị, bản sắc truyền thống ngày càng được nhiều người biết đến, có điều kiện được bảo tồn và phát huy.
ƢƠ 2: THỰC TR NG HO T ỘNG DU LỊ VĂ Ó Ở KHU VỰC PHÍA TÂY YÊN TỬ ( TỈNH BẮC GIANG)