Nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang ) (Trang 60 - 66)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Khảo sát thực trạng du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử

2.3.2. Nhân lực du lịch

2.3.2.1. Thực trạng chung nhân lực du lịch khu vực Tây Yên Tử

Trong nhiều năm qua đội ngũ lao động trong du lịch ở khu vực phía Tây Yên Tử vẫn còn yếu kém và các huyện trong khu vực vẫn chưa thực sự quan tâm đến đào tạo trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ lao động du lịch tại địa bàn, nên công tác chuyên môn còn nhiều hạn chế. Chỉ đến năm 2013 các cấp lãnh đạo du lịch tỉnh, huyện, lãnh đạo ngành mới quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Nguyên nhân có nhiều song nhân tố chính dẫn đến những tồn tại, yếu kém của du lịch là chất lượng của nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu, số lượng lao động được đào tạo còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lao động, trong tổng số lao động được đào tạo thì số lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch còn rất thấp, lao động sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp được còn ít, thiếu kỹ năng chuyên nghiệp.

ể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, làm động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế so sánh, Kế hoạch ào tạo nguồn nhân lực du lịch Bắc iang giai đoạn 2013 – 2016, với các hoạt động và giải pháp cụ thể sẽ từng bước góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ du lịch của tỉnh Bắc Giang nói chung và khu vực phía Tây Yên Tử nói riêng. Bên cạnh đó Sở Văn hóa – Thể thao và Du

lịch tỉnh Bắc iang đã phối hợp với các đơn vị đào tạo trong và ngoài tỉnh mở được 2 lớp bồi dưỡng kỹ năng, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn với tổng số học viên là 80 người cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Các lớp nghiệp vụ du lịch đã được tổ chức

STT Tên lớp ăm đào tạo Số lớp Số học viên

1

Lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ lễ tân và giao tiếp du lịch các khách sạn 1 sao, 2 sao 2013 1 50 2 Lớp nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch 2014 1 30 Tổng số 2 80 Nguồn: SVHTTDL Bắc Giang

Hai khóa học trên về cơ bản đã đóng góp nâng cao kiến thức cho lực lượng lao động của ngành. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh hiện nay vẫn còn rất thấp, các khóa học trên chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại về số lượng và chất lượng nhân lực du lịch của tỉnh nhất là trong thời buổi hội nhập như hiện nay. ồng thời, do tính chất đặc thù nên ngành du lịch luôn có sự biến động về lao động rất lớn. hính điều này đòi hỏi các nhà quản lý cần có sự quan tâm sâu sắc hơn nữa trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch nhằm phát huy thế mạnh về du lịch và thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Vấn đề đặt ra cho bài toán giải quyết nguồn nhân lực thường xuyên trong các đơn vị kinh doanh du lịch ở Khu vực Tây Yên Tử là phải đáp ứng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, thực tế khảo sát cho thấy cả 2 yếu tố

này hiện vẫn còn nhiều bất cập khi mà đời sống kinh tế ngày một khó khăn trong những năm gần đây. Xét về mặt hiệu quả kinh doanh, thì các doanh nghiệp đã và đang giảm tối đa số lượng lao động. ồng thời, các doanh nghiệp này đang có xu hướng sử dụng lao động đã qua đào tạo để không phải mất chi phí và thời gian đào tạo. Tình trạng trên dẫn đến việc lao động trong các doanh nghiệp du lịch luôn ở tình trạng thiếu hụt, người lao động phải làm kiêm nhiều việc và phải tự trang bị cho mình bằng cấp và trình độ tương ứng với nhu cầu tuyển dụng.

Bảng 2.6: Lao động trực tiếp trong du lịch của khu vực Tây Yên Tử giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: Người Loại hình 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số L 173 190 207 225 247 , trên 6 7 8 10 10 , T 22 25 29 31 32 T nghiệp vụ 16 19 22 28 29 hưa qua T 129 139 148 155 169 Nguồn: SVHTTDL Bắc Giang

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số lượng lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch tăng dần. Cụ thể, năm 2014, tỷ lệ lao động được đào tạo ở các bậc đại học và trên đại học chiếm 4,04%. ội ngũ lao động đã qua các lớp đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chiếm 11,7% trên tổng số lao động. ội ngũ lao động được đào tạo ở bậc cao đẳng và trung cấp chiếm 12,9%. ội ngũ lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ cao tới 68,4% trên tổng số lao động. iều đó khẳng định trình độ lao động trong hoạt động du lịch còn yếu cả mặt chất

lượng và số lượng. Vì vậy mà tỉnh cần phải có biện pháp để nâng cao trình độ nguồn nhân lực du lịch của khu vực Tây Yên Tử cho tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của các tài nguyên du lịch.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ trình độ lao động của khu vực Tây Yên Tử năm 2014

Như vậy, số lượng nguồn nhân lực trực tiếp phân theo trình độ, loại lao động, ngành nghề kinh doanh tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, số lượng lao động trong du lịch đạt trình độ đại học và cao đẳng còn rất khiêm tốn.

2.3.2.2. Nhân lực tại các điểm du lịch văn hóa

ến năm 2015 trên địa bàn mới có 3 điểm du lịch văn hóa có BQL di tích: BQL khu di tích chùa Vĩnh Nghiêm, BQL ình - Chùa Sàn, BQL khu du lịch Suối Mỡ. ây đều là những điểm du lịch văn hóa tiêu biểu của tỉnh, có bề dày lịch sử văn hóa. Số lượng bình quân là 10 người/BQL với trình độ đa dạng từ sơ cấp đến đại học. Tuy nhiên, mỗi điểm chỉ có từ 1 - 2 hướng dẫn viên, nhiều người còn chưa qua đào tạo nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch. Hoạt động hướng dẫn lại không diễn ra thường xuyên, thiếu chuyên nghiệp, hướng dẫn viên không thường xuyên có mặt tại điểm du lịch, chẳng hạn như khu di tích, ình – Chùa Sàn, nên du khách tới tham quan nếu muốn được nghe

hướng dẫn thì phải có sự liên hệ trước đó. iều đó gây khó khăn cho hoạt động du lịch của khách du lịch. Từ thực tế nghiên cứu và những số liệu thống kê trên có thể nhận thấy các nét cơ bản về nguồn nhân lực du lịch khu vực phía Tây Yên Tử như sau:

- Những năm gần đây do hoạt động du lịch tại địa bàn đã có bước phát triển. Thu nhập và điều kiện làm việc của người lao động trong ngành được cải thiện đã góp phần thu hút một lực lượng lao động khá lớn hoạt động trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là đội ngũ lao động trẻ năng động, được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ du lịch. ội ngũ lao động trẻ này, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của công việc và làm việc có hiệu quả, đồng thời có khả năng tiếp tục tự đào tạo để phát triển toàn diện, hòa nhập với tập thể và cộng đồng.

- Tuy nhiên xét về tổng thể, đội ngũ lao động trong ngành du lịch trên địa bàn về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Trình độ quản lý, kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu và tay nghề còn yếu, đặc biệt là trình độ tin học và ngoại ngữ. Lực lượng lao động trẻ được bổ sung và từng bước trưởng thành nhưng chưa cân đối giữa các lĩnh vực kiến thức được đào tạo; kiến thức về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học chưa đáp ứng đực yêu cầu phát triển. Trong khi đó số lao động cũ và lao động chuyển từ các ngành khác sang còn đông, yếu về nghiệp vụ, không có ngoại ngữ, nhưng chưa đến tuổi nghỉ chế độ đã trở thành một khó khăn lớn trong việc sắp xếp lại để tăng cường chất lượng đội ngũ lao động trong ngành.

- Chất lượng lao động ở các doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp như: một số cán bộ quản lý chậm đổi mới, đội ngũ lao động trực tiếp đang hoạt động trong các doanh nghiệp hiện hầu hết các lao động này làm theo mùa vụ, chưa qua đào tạo về du lịch, thiếu trình độ ngoại ngữ, thiếu kĩ năng giao tiếp do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ cũng như hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn.

- ộ tuổi trung bình của đội ngũ người lao động cũng khá cao là một trở ngại lớn trong việc sắp xếp lại để tăng cường chất lượng đội ngũ lao động trong ngành. Trong khi đó cơ cấu lại không hợp lý, các công việc liên quan trực tiếp tới việc thu hút khách như cán bộ làm công tác marketing, hướng dẫn viên, nhân viên lễ tân, quản lý lữ hành… vừa thiếu lại vừa yếu.

- Riêng về đội ngũ hướng dẫn viên còn hạn chế về ngoại ngữ trong giao tiếp với khách nước ngoài; sự am hiểu về phong tục tập quán và những quy ước giao tiếp, ứng xử của hướng dẫn viên, thuyết minh viên còn yếu; khả năng nắm bắt tâm lý, sở thích của du khách vẫn chưa tốt, nên chưa thực sự làm hài lòng du khách.

- ác đơn vị tư nhân kinh doanh dịch vụ du lịch (chủ yếu là kinh doanh cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống) để giảm bớt chi phí nhân công đã tận dụng lao động là thành viên trong gia đình, hoặc thuê lao động chưa qua đào tạo, do đó trình độ quản lý, kỹ năng giao tiếp, khả năng nghiệp vụ chuyên sâu, ngoại ngữ, tin học đều rất hạn chế.

- Mặc dù những năm gần đây thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch ở địa bàn đã được tăng lên đáng kể nhưng so với thu nhập của người lao động ở các lĩnh vực khác và so với các thành phố lớn thì vẫn còn là một khoảng cách khá xa. iều này đã cản trở việc thu hút người lao động được đào tạo cơ bản về làm việc trong các doanh nghiệp du lịch tại khu vực Tây Yên Tử. Mặt khác, ở đây lại chưa có một chính sách thu hút nhân lực đủ sức hấp dẫn đối với những cán bộ có trình độ năng lực cao về làm việc, nhất là trong lĩnh vực du lịch.

- ông tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động chưa được các doanh nghiêp thực sự quan tâm. Một phần, do các doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ về chất lượng của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng các dịch vụ du lịch. Mặt khác, do khả năng tài chính hạn hẹp đã hạn chế các doanh nghiệp tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động

của mình. Những hạn chế về quản lý, nghiệp vụ, ngoại ngữ của đội ngũ lao động đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng phát triển của ngành du lịch của vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang ) (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)