7. Cấu trúc của luận văn
3.2. Những giải pháp phát triển du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử
3.2.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa
3.2.1.1. ối với cơ quan quản lý nhà nước từ cấp Trung ương về du lịch * Lập quy hoạch phát triển du lịch
Quy hoạch phát triển du lịch Bắc Giang nói chung và khu vực Tây Yên Tử nói riêng phải đảm bảo thực hiện đúng theo tinh thần Quyết định số 201/Q – TTg phê duyệt “ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. ồng thời, việc quy hoạch phát triển trên phù hợp với “ Quyết định quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, phê duyệt vào ngày 30 tháng 12 năm 2008.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Bắc Giang phải thường xuyên kiểm tra, xem xét và thực hiện đúng tiến độ các dự án quy hoạch du lịch theo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh và tinh thần của Quyết định số 105/Q -UBND ngày 29/01/2013 về việc quy hoạch bảo tồn tổng thể di tích và danh thắng Tây Yên Tử giai đoạn 2011 – 2015 và ề án tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch Bắc iang giai đoạn 2012 – 2020 theo quyêt định số 913/Q – UBND ngày 17/07/2012.
Ban Chỉ đạo phát triển du lịch Bắc Giang tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư du lịch trên từng địa bàn, lập chiến lược phát triển du lịch cụ thể phù hợp với tiềm năng và thế mạnh về sản phẩm du lịch văn hóa như: du lịch văn hóa lịch sử, lễ hội, phong tục tập quán, ẩm thực và sinh thái bằng nhiều hình thức du lịch khác lạ để tạo nét đặc thù cho sản phẩm du lịch ở địa phương.
mới các tuyến du lịch văn hóa đang khai thác, đa dạng sản phẩm du lịch văn hóa dựa trên nguồn tài nguyên du lịch phong phú bên cạnh những tuyến du lịch truyền thống của tỉnh. Khai thác những cụm, điểm du lịch văn hóa có giá trị nổi bật và từ lâu còn bỏ ngỏ. Một trong những cụm du lịch văn hóa cần được quan tâm, đầu tư một cách toàn diện hiện nay là Khu văn hóa tâm linh Tây Yên Tử. Theo đó, các cung đường đến đây được nối từ Quốc lộ 1, qua tuyến đường 293 (còn gọi là con đường tâm linh) hoặc theo Quốc lộ 31 từ trung tâm Bắc iang ngược lên qua các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn ộng. Kết nối với các địa điểm di tích văn hóa, lịch sử, phật giáo: hùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ à, thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, chùa Am Vãi và đặc biệt là cụm di tích ông Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh). Ngoài ra, các điểm du lịch, sinh thái như hồ Khuôn Thần, Cấm Sơn, suối Nước Vàng, Suối Mỡ, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ... tạo lập một vùng cảnh quan du lịch, dịch vụ gắn kết các di tích, danh thắng khu vực Yên Tử thành một hệ thống tổng thể, góp phần thu hút đầu tư, đẩy mạnh chương trình phát triển du lịch trên địa bàn.
* Tăng cường công tác quản lý kinh doanh du lịch văn hóa
ể đảm bảo du lịch theo đúng định hướng và đạt hiệu quả thì vấn đề tăng cường công tác quản lý kinh doanh du lịch văn hóa cũng là một vấn đề quan trọng. Cần tập trung vào việc khắc phục những tồn tại của doanh nghiệp du lịch (như thiếu nguồn lao động chuyên nghiệp, phòng khách sạn chưa đạt được tiêu chuẩn, kinh doanh trái pháp luật…), từ đó tăng cường hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành và khách sạn.
Thành lập hiệp hội du lịch của tỉnh để tăng cường sự trao đổi, liên kết hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động giữa các doanh nghiệp du lịch, từ đó tạo mỗi liên hệ liên ngành với các lĩnh vực khác.
Tiến hành tích cực những cuộc thanh tra, kiểm tra thường kỳ và ngẫu nhiên đối với các đơn vị du lịch, cá điểm du lịch…, xử lý kịp thời những
trường hợp vi phạm.
* Ban hành, bổ sung, điều chỉnh cơ chế chính sách có liên quan đến phát triển du lịch văn hóa
- Rà soát hệ thống các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch văn hóa nhằm mục đích phát hiện những bất cập, những điểm không phù hợp trong điều kiện hiện nay, làm cơ sở nghiên cứu, ban hành những cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện của tỉnh, của khu vực Tây Yên Tử.
- Hoạt động du lịch là hoạt động xuất khẩu tại chỗ, do đó cho phép kinh doanh du lịch quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi khuyến khích xuất khẩu.
- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách phát triển các làng văn hóa du lịch. Xây dựng và ban hành tiêu chí công nhận làng văn hóa du lịch để làm cơ sở pháp lý hình thành các kiểu mẫu có giá trị cho phát triển du lịch văn hóa, du lịch làng quê, như bản người Dao…
- Nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích, duy trì, phát triển làng nghề thủ công truyền thống, các loại hình nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán, lễ hội cổ truyền. Giải quyết tốt các vấn đề môi trường của làng nghề trong quá trình phát triển. Xây dựng làng nghề gắn với quy hoạch nông thôn. Mỗi làng nghề phải xác định được cho mình sản phẩm truyền thống, sản phẩm chủ đạo để đưa ra thị trường, trong hướng phát triển du lịch thì cần phải xây dựng xác định khâu sản xuất nào có thể đê du khách tham gia vào quá trình, sản phẩm nào của làng nghề sẽ phù hợp với khách du lịch.
Lựa chọn một số làng nghề tiêu biểu có tính chất phù hợp với loại hình du lịch làng nghề để xây dựng, đầu tư thành sản phẩm du lịch làng nghề đặc thù của Tây Yên Tử như: làng nghề mây tre đan Tân Tiến, làm giấy gió Bản Nghè, nghề thêu Thổ Cẩm của người Dao ở Sơn ộng…Trong mỗi làng nghề lại lựa chọn ra một số hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, năng động, để bồi dưỡng, đầu tư về cơ sở vật chất trở thành điểm tham quan, mua sắm cho khách du lịch.
* Cải cách thủ tục hành chính nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
ẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho phát triển du lịch văn hóa. ơn giản hóa các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định của pháp luật trong việc cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật, giao lưu trao đổi văn hóa, giấy phép kinh doanh lữ hành, khách sạn, kinh doanh các dịch vụ bổ sung; công văn thỏa thuận tu bổ di tích, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch… ải cách thủ tục hành chính đối với vấn đề có liên quan đến nhà đầu tư du lịch theo hướng đơn giản hóa, đúng pháp luật.
Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, văn hóa, tạo điều kiện cho mỗi đơn vị thực hiện tốt và chủ động trong vai trò quản lý của mình. Kiện toàn, nâng cao chất lượng đôi ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch.
3.2.1.2. ối với các đơn vị kinh doanh du lịch
ác cơ sở dịch vụ du lịch (nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành, khu du lịch…) cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh và tuân thủ quy định pháp luật nhà nước về du lịch.
ác cơ sở, đơn vị kinh doanh du lịch cần định kỳ kiểm tra, bảo trì, thay mới các trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động tốt đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch tại cơ sở mình.
Về lao động tại doanh nghiệp: Tổ chức các đợt tuyển dụng nhân viên được đào tạo, có tay nghề cao, mở các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch (lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, hướng dẫn viên…) tại chỗ hoặc gửi đi các cơ sở khác, tổ chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp để nâng cao tay nghề.
Về hệ thống xử lý chất thải ra môi trường: cần có bộ phận phụ trách về môi trường tại doanh nghiệp, phải có báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý về môi trường về tình trạng xử lý chất thải của doanh nghiệp. Các công ty lữ
hành cần hiểu rõ và thực hiện trách nhiệm của mình trong những công việc cụ thể như bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên có đầy đủ kiến thức văn hóa, ngoại ngữ, du lịch, y tế, an ninh trật tự, môi trường… để họ trở thành những tấm gương về sự thân thiện với môi trường, luôn hướng dẫn, nhắc nhở, giám sát đoàn khách, hạn chế đến mức tối đa những hậu quả xấu do khách du lịch gây ra đối với môi trường tại các điểm du lịch văn hóa vốn nhạy cảm.
3.2.1.3. ối với chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển du lịch văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; cùng với các cơ quan quản lý về du lịch, môi trường, xây dựng, văn hóa… cần có những quy định về việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm những quy định về môi trường, vi phạm luật du lịch, luật di sản…
ác cơ quan chức năng ở địa phương cần tổ chức giáo dục, tuyên truyền rộng rãi cho người dân về kiến thức văn hóa, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định của Luật Du lịch, Luật Di sản, quan tâm tạo điều kiện về vốn kinh doanh.
Tổ chức những sự kiện văn hóa, lễ hội để thu hút khách du lịch tới tham quan và tham gia.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, báo cáo cơ quan quản lý cấp cao hơn và phối kết hợp trong hoạt động bảo tồn, trùng tu các di sản văn hóa địa phương.
Kiểm tra và có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những người dân cố tình vi phạm những quy định về luật du lịch như việc thương mại hóa các giá trị văn hóa truyền thống, làm biến dạng các giá trị văn hóa phi vật thể, bán hàng lưu niệm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái…
Hỗ trợ và tổ chức cho người dân tham gia vào việc kinh doanh du lịch để tăng thu nhập, cải thiện đời sống.