Thị trường khách du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang ) (Trang 66 - 70)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Khảo sát thực trạng du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử

2.3.3. Thị trường khách du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử

2.3.3.1. Thực trạng lượng khách du lịch

Theo báo cáo mới nhất của ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang thì toàn tỉnh: Năm 2011 đạt 160.000 lượt (trong đó khách quốc tế đạt 3.139 lượt), tăng 14% so với năm 2010; năm 2012 đạt 194.400 lượt (trong đó khách quốc tế đạt 3.452 lượt), tăng 21,5% so với năm 2011; năm 2013 chỉ tiêu lượng khách nội địa đạt: 256.000 lượt, tăng 31,6% so với năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014, chỉ tiêu lượng khách nội địa đạt 137.000 lượt khách, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên chỉ tiêu về khách quốc tế lại sụt giảm nghiêm trọng, đạt 580 lượt do bất ổn về chính trị và suy thoái kinh tế thế giới.

Theo đánh giá của các nhà hoạch định du lịch Bắc Giang, chỉ tiêu của chương trình phát triển du lịch toàn tỉnh, căn cứ vào lượng du khách thực tế của từng năm và dựa trên cơ sở tính toán mà đưa ra dự báo và mục tiêu cho từng năm. Ở Bắc iang, chương trình mục tiêu phát triển du lịch 5 năm 2011 – 2015 nhằm đưa Bắc Giang thành tỉnh nằm trong vùng trọng điểm phát triển du lịch. Ở đây có thể thấy mục tiêu của Bắc Giang muốn biến lợi thế tự nhiên và di sản trở thành sản phẩm du lịch từ đó có những chương trình phát triển du lịch ngắn hạn và dài hơi cho từng khu vực. ặc biệt phát triển du lịch văn hóa Tây Yên Tử.

Riêng lượng khách du lịch đến với 3 điểm du lịch mà tác giả nghiên cứu thì năm 2014 có gần 200 nghìn lượt du khách (bảng 1 phụ lục). Lượt du khách đến thăm quan nghỉ dưỡng và vui chơi tại Suối Mỡ là nhiều nhất khoảng 90 nghìn lượt, kế tiếp là chùa Vĩnh Nghiêm với sức hút của Mộc bản là Di sản tư liệu Châu Á với 80 nghìn lượt khách. Cuối cùng là khu du lịch

sinh thái đầy tiềm năng khu ồng Thông.

Bên cạnh những tín hiệu tích cực từ lượng du khách ngày càng đến với Tây Yên Tử thì số lượng khách lưu trú tại các điểm trên còn khiêm tốn. Năm 2014 tổng lượt lưu trú tại 3 điểm khảo sát có trên 12 nghìn lượt khách. Nguyên nhân của tình trạng này có mặt chủ quan và khách quan. ầu tiên, chúng ta đều biết về vị trí tự nhiên và khoảng cách giữa các điểm du lịch không xa nhau. Khoảng cách giữa các điểm trung bình khoảng 30km. iểm xa nhất từ thành phố Bắc Giang đến khu du lịch sinh thái ồng Thông khoảng 80km.

Với 60 nghìn lượt khách (bảng 2 phụ lục) đi theo du lịch các tuyến thì đây vẫn còn là con số khiêm tốn. Với các tuyến du lịch với điểm đầu và điểm cuối từ thành phố Bắc Giang và kết thúc hành trình. Hầu hết các tour đều ngắn ngày. Nhìn bảng thống kê cho thấy các tour thu hút lượng khách du lịch chênh lệch. Nếu như tour Bắc Giang – ồng Thông – hùa ồng (Yên Tử) – Bắc Giang có khoảng 5 ngàn lượt khách thăm quan thì tour Bắc Giang – Chùa Vĩnh Nghiêm – Suối Mỡ có lượng khách gấp 7 lần.

Tương tự, đối với tour Bắc Giang – chùa Vĩnh Nghiêm – Suối Mỡ (phụ lục 4), cũng lịch trình 1 ngày giống như Bắc Giang – ồng Thông – Chùa ồng – Bắc iang nhưng có lượng du khách đông hơn hắn là vì: cự ly ngắn, sức hút từ chùa Vĩnh Nghiêm với Mộc bản lớn, bên cạnh đó khu du lịch Suối Mỡ đã có hệ thống phục vụ du lịch chuyên nghiệp với đầy đủ hạ tầng du lịch.

2.3.3.2. ặc điểm nguồn khách du lịch

Qua khảo sát thực tế, luận văn có nhận xét sơ bộ về mục đích của khách du lịch đến khu vực phía Tây Yên Tử như sau: khách du lịch đến khu vực Tây Yên Tử thường có nhiều mục đích khác nhau như: tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa; mục đích thư giãn tinh thần bởi các yếu tố thiên nhiên hùng vĩ của vùng sơn cước, đa sắc tộc; hay tìm kiếm sự khác lạ về nét văn

hóa cộng đồng, các lễ hội của dân tộc Dao, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Chí hoặc lênh đênh trên chiếc thuyền dạo trên hồ Khuôn Thần, Cấm Sơn...

Biểu đồ 2.2: Mục đích đi du lịch của khách du lịch đến khu vực phía Tây Yên Tử năm 2014

Biểu đồ trên cho thấy, mục đích đi du lịch của khách trong và ngoài nước đến khu vực Tây Yên Tử rất khác nhau. ối với khách du lịch nội địa, mục đích đi du lịch để thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng chiếm tỷ lệ cao 34%. ây cũng là điều dễ hiểu bởi khu vực phía Tây Yên Tử là mảnh đất linh thiêng huyền bí, mang dấu ấn của phật giáo.

Khu vực phía Tây Yên Tử cũng là mảnh đất của các di tích, lịch sử văn hóa, truyền thống của người bản địa. Các di tích có thể kể đến như hùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Khám Lạng, Chùa Nguyệt Nham, chùa Am Vãi...Xung quanh các di tích này là các làng xã có những phong tục, tập quán cổ xưa gắn với lịch sử vương triều Trần (Thế kỷ 13) và những di tích đình, đền, chùa gắn với di sản văn hóa phi vật thể mang đặc trưng văn hóa vùng miền đã làm nên sức hấp dẫn của khu vực này và là yếu tố thu hút 39% khách nội địa.

Bên cạnh việc tham quan các di tích lịch sử văn hóa, khách du lịch còn bị hấp dẫn bởi sự đa dạng của cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của khu vực với sinh cảnh tiêu biểu như Cao nguyên ồng Cao; Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ; Thác nước Ba Tia; Thác Giót; Suối Nước Vàng... Do vậy mà du khách tham quan danh thắng và nghỉ dưỡng chiếm 23%.

Còn lại 4% là khách nội địa đến khu vực Tây Yên Tử vì mục đích khác. ối với khách nước ngoài, mục đích tìm hiểu văn hóa thông qua các di tích lịch sử văn hóa chiếm 42%. Mục đích du lịch đến khu vực Tây Yên Tử để tìm thăm quan các danh lam, thắng cảnh của khu vực là lựa chọn thứ hai 38%. Nhu cầu tìm hiểu tôn giáo, tín ngưỡng chiếm 12% và du lịch vì mục đích khác chiếm 8%. (Xem bảng 4 phụ lục 2)

Tuy nhu cầu tìm hiểu khác nhau của du khách trong và ngoài nước, nhưng điều quan tâm chung của khách vần là du lịch văn hóa. iều này cho thấy nhu cầu du lịch văn hóa trong thị trường du lịch ở khu vực phía Tây Yên Tử là thực sự cần thiết.

Hiện nay, thị trường khách du lịch nội địa chủ yếu là khách từ trung tâm du lịch Hà Nội và các vùng phụ cận, khách từ trung tâm du lịch Hải Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Thành phần, đối tượng chủ yếu là khách đi dự các lễ hội, thăm các di tích lịch sử văn hóa, thăm thân, đi với mục đích công tác, làm ăn; học sinh, sinh viên đi dã ngoại, học tập ngoài trời. Ngày lưu trú của khách nội địa đến tỉnh thấp, trung bình 1,4 - 1,52 ngày, do sản phẩm du lịch chưa được đầu tư, kém hấp dẫn, đơn điệu, cơ sở lưu trú thiếu tiện nghi. Khách quốc tế đến khu vực phía Tây Yên Tử trong những năm qua nhìn chung vẫn còn ít. Số ngày lưu trú của khách ở khách sạn cũng rất thấp, trung bình 1,2 ngày. iều này phụ thuộc vào tài nguyên du lịch một phần, nhưng chủ yếu là do cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa đáp ứng nhu cầu của họ.

thị trường, nhiều nhất là khách du lịch Trung Quốc, ài Loan, ức.. chưa có thị trường khách du lịch tiềm năng. ộng cơ mục đích của khách du lịch quốc tế chủ yếu tìm hiểu cơ hội đầu tư kết hợp du lịch, tham quan di tích

2.3.3.3. Chi tiêu của du khách

ối với các điểm du lịch, chi tiêu của du khách luôn là vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của từng điểm. Thực tế cho thấy, với sản phẩm du lịch còn nghèo nàn và hạn chế về hình ảnh, du khách thường lựa chọn cách thức mang theo đồ ăn uống đã chuẩn bị sẵn từ nhà hơn là tiêu dùng các dịch vụ tại điểm du lịch. Lý giải vấn đề này có hai nguyên nhân. ầu tiên, đối với các điểm du lịch tâm linh, tâm lý chuẩn bị lễ ở nhà thường đượng du khách chuẩn bị chu đáo và e ngại về hệ thống dịch vụ quanh đền/chùa. Tiếp nữa, thói quen thụ lộc sau khi dâng lễ cũng là tâm lý phổ biến khi đi tham quan tại các điểm di tích.

Qua thống kê (bẳng 3 phụ lục) cho thấy, du khách đã chi tiêu cho các khoản mục chủ yếu là ăn uống và mua sắm. Ở khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, du khách chi tiêu 32,3% tổng số tiền cho mua sắm và sản phẩm để làm quà thì chi 20% số tiền cho ăn uống. Còn các khoản chi tiêu cho di chuyển, vé vào cửa, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số 150 nghìn đồng/ người. Chúng ta thấy một vài vấn đề như: Với tổng số tiền chi tiêu một ngày du lịch ở Suối Mỡ là rất khiêm tốn; sản phẩm du lịch được sử dụng tại các điểm du lịch còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang ) (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)