Cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang ) (Trang 56 - 60)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Khảo sát thực trạng du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử

2.3.1. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hóa

2.3.1.1. Hệ thống cơ sở lưu trú

Hệ thống cơ sở lưu trú là một trong những yếu tố hêt sức quan trọng ảnh hưởng đến phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng của khách du lịch, hệ thống các cơ sở lưu trú, dịch vụ ở Bắc Giang nói chung và khu vực Tây Yên Tử nói riêng phát triển với tốc độ nhanh, từng bước được nâng cao về cả chất lượng và số lượng, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch ở mức độ nhất định.

Bảng 2.2 : Hiện trạng phân bố cơ sở lưu trú tại các huyện đến tháng 4/2015

T

T Huyện

Tổng số cơ sở lƣu trú

(Đơn vị: Cơ sở lưu trú)

Tổng số phòng (Đơn vị: Phòng) 1 Yên Dũng 21 190 2 Sơn ộng 9 50 3 Lục Ngạn 26 210 4 Lục Nam 26 205

Nguồn: Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch tỉnh Bắc Giang

Nhìn vào bảng trên ta thấy cơ sở lưu trú phân bố khá đều ở các huyện trong khu vực song tập trung nhiều ở 3 huyện Yên Dũng, Lục Ngạn, Lục Nam chiếm 25% và 31,7% trong tổng số cơ sở lưu trú. iều này được lý giải bởi so với huyện Sơn ộng thì 3 huyện còn lại có sức hút du lịch và sức hút đầu tư đáng kể.

Bảng 2.3: Hiện trạng chất lượng cơ sở lưu trú của khu vực Tây Yên Tử đến tháng 4/2015

(Đơn vị: Cơ sở lưu trú)

TT Tiêu chuẩn khách sạn Số lƣợng Số phòng

1 Khách sạn 2 sao 3 48

2 Khách sạn 1 sao 5 60

3 Nhà nghỉ 74 547

Tổng 82 655

Nguồn: Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch tỉnh Bắc Giang

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số lượng khách sạn hạng sao quá ít, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số các cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn chỉ chiếm 3,6% trong tổng số. Các khách sạn trên địa bàn chủ yếu là khách sạn quy mô nhỏ chỉ phục vụ khách du lịch có mức chi tiêu thấp điều này cũng nói lên ngày lưu trú của khách du lịch thấp trong thời gian qua do chất lượng cơ sở không đảm bảo tiêu chuẩn.

Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở các huyện, chủ yếu là của các hộ tư nhân, kiến thức về quản lý, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, nhân viên phục vụ hầu như chưa qua các lớp đào tạo cơ bản, quy mô kinh doanh nhỏ, trang thiết bị ở một số cơ sở chỉ đạt ở mức tối thiểu. ác cơ sở này chỉ đáp ứng nhu cầu nghỉ tạm, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. a số các cơ sở lưu trú du lịch chưa có dịch vụ ăn uống, cũng như các dịch vụ khác đi kèm. Khách nghỉ tại các cơ sở này phần lớn là khách kết hợp công tác có nghỉ lại trong ngày, khách nghỉ lại qua đêm không nhiều. Trên địa bàn chỉ có duy nhất 1 cơ sở lưu trú đáp ứng đầy đủ các điều kiện phục vụ với các loại hình dịch vụ đủ tiêu chuẩn, đó là Trung tâm Thương mại

Dịch vụ Lam Sơn. Số còn lại, hầu như chỉ kinh doanh một loại dịch vụ ăn, hoặc nghỉ, hay chỉ làm dịch vụ.

2.3.1.2. Hệ thống cơ sở kinh doanh ăn uống

Những năm gần đây các quán ăn, nhà hàng tư nhân ở khu vực Tây Yên Tử phát triển với tốc độ khá nhanh, phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch đang tăng lên về số lượng, nhưng chủ yếu cũng chỉ phục vụ khách nội địa, còn nhiều hạn chế về tiêu chuẩn vệ sinh và trình độ phục vụ.

Do đặc điểm tính thời vụ du lịch của địa bàn nên các dịch vụ ăn uống phục vụ cho khách cũng mang tính thời vụ chủ yếu chỉ phát triển vào mùa hè, dịp lễ hội... Nhìn chung sản phẩm dịch vụ ăn uống khu vực phía Tây Yên Tử còn mang tính bình dân, chưa có nhiều các dịch vụ chất lượng cao, còn đơn điệu và ít được cải tiến về hình thức, chất lượng và mẫu mã, chưa thực sự gắn kết sản phẩm ăn uống với khu, tuyến điểm du lịch.

Công tác quảng cáo sản phẩm dịch vụ ăn uống chưa mạnh nên mức độ thu hút khách du lịch hạn chế; thiếu đội ngũ chuyên gia, nghệ nhân lành nghề về ẩm thực xứ Kênh bắc nên chưa tạo được nhiều sản phẩm mang thương hiệu riêng cho du lịch Bắc Giang nói chung và Tây Yên Tử nói riêng.

Phong cách thái độ phục vụ của cán bộ công nhân viên trong các nhà hàng chưa chuyên nghiệp, chưa thật sự niềm nở phục vụ khách...

Tuy nhiên, doanh thu từ dịch vụ ăn uống đã mang lại hiệu quả cao trong doanh thu du lịch và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu dịch vụ du lịch.

2.3.1.3. Hệ thống cơ sở kinh doanh lữ hành

Bảng 2.4: Hiện trạng đơn vị kinh doanh lữ hành tại khu vực phía Tây Yên Tử (Đơn vị: Công ty lữ hành)

Năm Tổng số đơn vị kinh doanh lữ hành

2010 1

2011 2

2013 3

2014 4

Nguồn: Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Bắc Giang

Hiện tại hoạt động kinh doanh lữ hành đã bắt đầu có chiều hướng chuyển biến tốt hơn so với các năm trước. Số lượng doanh nghiệp lữ hành có xu hướng tăng. Năm 2010 có 1 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, đến năm 2014 đã có 4 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. ặc biệt xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp lữ hành tư nhân, liên doanh với đặc điểm nổi bật là năng động, nhạy bén, dễ thích ứng với sự thay đổi của cầu thị trường nên đã góp phần tăng trưởng lượng khách. Trang thiết bị máy móc, thiết bị văn phòng tại các doanh nghiệp lữ hành nhìn chung tương đối đầy đủ và hiện đại. Tuy nhiên phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch tại các doanh nghiệp lữ hành còn gặp nhiều khó khăn. iện tại, không có nhiều doanh nghiệp có xe 45 chỗ, một vài doanh nghiệp có xe 16 chỗ, 24 chỗ. iều này cho thấy các doanh nghiệp lữ hành ở địa bàn còn gặp khó khăn trong việc chủ động vận chuyển khách trong các chương trình du lịch

2.3.1.4. Phương tiện vận chuyển khách du lịch

Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách du lịch có khoảng 25 xe từ 30 - 45 chỗ ngồi đủ tiêu chuẩn và tập trung tại TP.Bắc Giang; ngoài ra có 02 doanh nghiệp kinh doanh vận tải xe taxi với gần 200 đầu xe. Tuy nhiên, phương tiện vận chuyển khách du lịch chưa nhiều, chất lượng chưa cao và phương tiện vận chuyển khách du lịch tập trung tại TP.Bắc Giang, còn các huyện đều hạn chế cả về số lượng và chất lượng đặc biệt là khu vực miền núi như khu vực Tây Yên Tử đội ngũ lái xe chỉ mới đáp ứng yêu cầu trình độ phục vụ khách du lịch nội địa, số lái xe có trình độ ngoại ngữ và phong cách phục vụ khách du lịch quốc tế chưa nhiều.

2.3.1.5. ác trung tâm văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí ơ sở dịch vụ vui chơi giải trí cho khách du lịch chỉ mới tập trung vào loại hình tại các công viên công cộng, các dịch vụ văn nghệ, thể thao..., thị trấn nhưng số lượng chưa nhiều, chất lượng còn hạn chế, nhiều khu vực, điểm tham quan chưa có các dịch vụ này nên đã ảnh hưởng đến việc truyền truyền thu hút khách du lịch, cũng như kéo dài ngày tham quan của khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang ) (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)