8. Bố cục của luận văn
3.2.2 Cách xác định “tháng” trong tiếng Việt
Từ “tháng” trong Từ điển tiếng Việt [11, tr. 1429] định nghĩa là “khoảng thời gian từ ngày đầu tháng đến ngày cuối tháng, tính thời gian bằng 1/12 năm. Từ “tháng” được người người Việt sử dụng làm một đơn vị để đo thời gian cụ thể. Trong tiếng Việt đơn vị từ vựng gọi tên tháng không phải chỉ có một duy nhất từ tuần trăng, mùa trăng vừa được dùng như một đơn vị đo
thời gian thay cho tháng vừa được dùng để chỉ một tháng âm lịch cụ thể. Trong tiếng Việt thể hiện phương thức gọi tháng gồm 5 kiểu loại sau:
3.2.2.1 Cách xác định tháng trong chu ki năm theo hệ thống lịch âm
của tiếng Việt
Tháng âm lịch trong tiếng Việt là khỏng thời gian được xác định bằng một tuần trăng gồm 29 hoặc 30 ngày. Như trên đã nói tên của tháng âm lịch có thể gọi bằng những đơn vị từ vựng khác như: tuần trăng, mùa trăng. Ở đây chúng tôi dùng từ tháng âm lịch vì nó mang tính phổ quát. Về mặt định danh ngôn ngữ, trong tiếng Việt các tháng âm lịch được gọi tên theo số thứ tự (tháng + số đếm), trừ tháng đầu và tháng cuối, chúng có tên gọi riêng như sau: Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng tư, tháng năm, tháng sáu, tháng bảy, tháng tám, tháng chín, tháng mười, tháng mười một, tháng chạp. Trong từ điển tiếng Việt giải nghĩa tháng đầu và tháng cuối âm lịch; Tháng giêng là tháng đầu tiên của năm âm lịch, Tháng chạp là tháng thứ mười hai và cũng là tháng cuối của năm âm lịch, Tháng củ mật là tháng cuối năm âm lịch, là khoảng thời gian gần đến Tết Nguyên Đán nên thường hay bị xảy ra trộm cướp, phải đề phòng.
3.2.2.2 Cách xác định tháng trong chu ki năm theo hệ thống lịch dương
của tiếng Việt
Cách định danh tháng theo lịch dương của tiếng Việt cũng tương tự như cách gọi tháng trong lịch âm, tức là tháng dương lịch được gọi tên theo số thứ tự từ 1 đến 12 tùy thuộc vào vị trí của chúng trong năm. Chúng có đặc điểm sử dụng: tháng + chữ số 1-12, gồm có: Tháng 1, Tháng 2, Tháng 3, Tháng 4, Tháng 5, Tháng 6, Tháng 7, Tháng 8, Tháng 9, Tháng 10, Tháng 11, Tháng 12.
3.2.2.3 Cách xác định tháng theo điểm mốc: quá khứ - hiện tại - tương lai của tiếng Việt
quá khứ hiện tại tương lai
tháng trước tháng này tháng sau tháng qua tháng tới tháng vừa qua sang tháng tháng vừa rồi ra tháng
quá khứ hiện tại tương lai
tháng trước đó tháng này tháng sau đó tháng tiếp đó tháng tiếp theo
3.2.2.4 Cách xác định tháng theo đặc điểm : đầu - giữa - cuối của tiếng Việt
Đặc điểm biểu hiện ý nghĩa thời gian ước chừng về phần đầu, giữa, cuối của khoảng thời gian ấy. Nó được vận dụng trong việc xác định thời gian theo tháng của tiếng Việt sau: Đầu tháng - Giữa tháng - Cuối tháng. Đối với người Việt khi bàn đầu tháng thì người ta hình dung tới ngày mồng 1-5, giữa tháng là tậm khoảng ngày 14 - 16, còn cuối tháng là hình dung tới ngày 28 - 31. Dù thế nào đi nữa, về ý nghĩa thời gian cụ thể vẫn phải xem xét dựa trên hoản cảnh sử dụng nữa.
Từ “mùa” [11, tr. 1018] là phần của năm phân chia theo những đặc điểm về thiên văn thành những khoảng thời gian xấp xỉ bằng nhau. Trong tiếng Việt có các từ gọi tên bốn mùa trong năm, dùng từ mùa kết hợp với tên các mùa, gồm có: mùa xuân, mùa hạ (hè), mua thu, mùa đông.
Lê Thị Lan [44, Đài TNVN Xuân] cho rằng “Theo âm lịch tháng giêng, tháng 2, tháng 3 là mùa xuân; tháng 4, tháng 5, tháng 6 là mùa hạ; tháng 7, tháng 8, tháng 9 là mùa thu; tháng 10, tháng 11, tháng 12 là mùa đông. Theo cách tính này thì ngày 1 tháng giêng là ngày đầu của mùa xuân. Nhưng âm lịch không phản ánh thực đúng sự biến thiên cùa thời tiết”. Theo tác giả, lấy nhiệt độ biến đổi để quyết định mùa tiết thì “bắt đầu mùa xuân phải là sau trung tuần tháng 3, lúc này đúng là xuân phân ( ngày giữa mùa xuân, khoảng 20 - 22 tháng 3 dương lịch), vì vậy ngành thiên văn học lấy ngày này là ngày bắt đầu của mùa xuân, rồi lấy hạ chí (được coi là ngày giữa mùa hạ, khoảng 21 - 22 tháng 6 dương lịch) là bắt đầu của mùa hạ, thu phân (được coi là ngày giữa mùa thu, khoảng 22 - 24 tháng 9 dương lịch) là bắt đầu của mùa thu,
đông chí (được coi là ngày giữa mùa đông, khoảng 21 - 23 tháng 12 dương lịch) là bắt đầu của mùa đông”.
Trong Từ điển tiếng Việt định nghĩa các 4 mùa như sau:
Xuân: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm; năm, dùng để tính thời gian đã trôi qua; thuộc về tuổi trẻ, coi là tươi đẹp, tràn đầy sức sống [11, tr. 1805].
Hạ (Hè): mùa nóng nhất trong năm, sau mùa xuân, trước mùa thu [11, tr. 654].
Thu: mùa chuyển tiếp từ hạ sang đông, thời tiết dịu mát dần; năm, dùng để tính thời gian đã trôi qua [11, tr. 1503].
Đông: mùa lạnh nhất trong bốn mùa của một năm, sau mùa thu; năm, thuộc về quá khứ. [11, tr. 547].
Các từ xuân, hạ, thu, đông trên mang cả đặc điểm thời tiết và mùa là thời gian mang tính tương đối, không xác định. Hơn nữa có những từ được dùng với ý nghĩa khác ngoài thời gian theo thời tiết như:
- Sử dụng mùa để tính năm có: Mùa xuân là mùa khởi đầu của năm để tính tuổi, ví dụ: 30 mùa xuân (30 xuân) nghĩa là 30 tuổi; mùa xuân còn được dùng để tính tuổi cho những người còn trẻ khi kết hợp với “xanh” thành “xuân xanh”, ví dụ: 13 xuân xanh nghĩa là 13 tuổi; Mùa thu, được người Việt dùng để tính năm, ví dụ: Tôi ở đây là mùa đông thứ 3 rồi; Mùa thu, cũng được người Việt yêu thích trong việc sử dụng để tính năm, ví dụ: Đã mấy thu qua.
Ngoài cách phân đoạn các mùa theo đặc điểm của thiên văn, trong Từ điển tiếng Việt [11, tr. 1018] còn định nghĩa và phân chia các mùa dựa trên những đặc điểm khác mang tính thời gian tương đối như sau:
- Mùa là phần của năm, phân chia theo những đặc điểm và diễn biến về khí hậu, có thể dài ngắn, sớm muộn tùy khu vực, tùy năm, gồm có: mùa mưa (nói chung là khoảng tháng 5 - tháng 6), mùa khô (nói chung là khoảng tháng 10 - tháng 11), mùa gió (khoảng tháng 11 - tháng 4).
- Mùa là phần của năm, phân chia theo những đặc điểm về sản xuất nông nghiệp, nói cách khác là mượn thời gian nông nghiệp để nói đến một thời điểm, tùy nơi và tùy năm có thể dài ngắn, sớm muộn khác nhau, gồm có: mùa cải ra hoa, mùa nhãn, mùa lúa úa mùa cau, mùa thu hoạch, vụ gieo trồng. Theo hình dung của người Việt, khi nói tới mùa nhãn là ý nói đến mùa hè,
mùa cải ra hoa là thời điểm tháng giêng đã sang xuân nhưng tiết trời vẫn se se lạnh, được mùa cau đau mùa lúa (được mùa lúa úa mùa cau) là nói đến thời tiết khô hạn thì tốt cho cau (vì là cây chịu hạn tốt) nhưng lại không tốt cho lúa và ngược lại.
- Khoảng thời gian thường diễn ra một hoạt động chung nào đó của con người, đã thành thường lệ hằng năm như mùa cưới, mùa lễ hội, mùa Noel,...
3.2.2.6 Cách xác định tháng theo hành động con người của tiếng Việt Trong tiếng Việt có cụm từ “tuần trăng mật” được dùng với nghĩa là tháng đầu tiên sau khi cưới của một cặp vợ chồng mới cưới.