Cách xác định “ngày” trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức chỉ định thời gian trong tiếng thái so với tiếng việt (Trang 71 - 75)

8. Bố cục của luận văn

3.2.1 Cách xác định “ngày” trong tiếng Việt

Từ “ngày” trong Từ điển tiếng Việt [11, tr. 1052] định nghĩa là khoảng thời gian trái đất tự quay quanh nó 24 giờ. Đơn vị từ vựng biểu thị ngày 24 giờ trong tiếng Việt có các từ như: hôm, bữa, buổi, nhật. Theo Lê Thị Lệ Thanh [18, tr. 176] từ “Hôm được dùng để định vị các hành động và sự kiện trong hiện tại và quá khứ, còn ngày được dùng để định vị các hành động và sự kiện trong tương lai” theo ông “bữa được người Việt sử dụng trong giao tiếp hàng ngày với ý nghĩa 24 giờ trong các ngữ cảnh sau: ít bữa, vài bữa, nhiều bữa, năm bữa nữa, bữa trước, bữa sau, bữa qua, bữa ấy, bữa chủ nhật, bữa vừa rồi, bữa Trung Thu,..., buổi cũng được dùng với nghĩa ngày 24 giờ; buổi trước, buổi nay, buổi đó, buổi ấy, một buổi, buổi đầu xuân,..., nhật là yếu tố Hán – Việt, hiện nay nó được dùng với 24 giờ trong các dùng như sau: nhật ấn, nhật báo, nhật kỳ, nhật trình, cách nhật,...[18, tr. 177]. Ở đây chúng tôi

chọn từ ngày và hôm làm tiêu biểu trong việc nhận xét cách xác định ngày như sau:

3.2.1.1 Cách xác định ngày trong tuần của tiếng Việt

Trong tiếng Việt, các ngày trong tuần được gọi theo số thứ tự từ thứ 2 đến thứ 7. Riêng ngày cuối tuần được gọi là ngày chủ nhật ở miền Bắc, trong khi người miền Nam gọi là ngày chúa nhật. Khi sử dụng, người Việt ghép từ

ngày với số đếm (theo quan niệm cũ của người Châu Âu được người Việt xưa tiếp thu) cho một tuần lễ bắt đầu từ ngày chủ nhật và do đó ngày tiếp theo nó được gọi là : ngày thứ 2, ngày thứ 3, ngày thứ 4, ngày thứ 5, ngày thứ 6, ngày thứ 7. Hiện nay cũng có một quan niệm khác của Châu Âu cho thứ 2 là ngày đầu tuần và quan niệm này cũng được người Việt chính thức công nhận. Chúng tôi thấy trong Từ điển tiếng Việt giải thích “thứ 2: ngày được coi là ngày đầu tiên trong tuần lễ, sau chủ nhật của tuần lễ trước”.[11, tr. 1524]

3.2.1.2 Cách xác định ngày trong tháng của tiếng Việt a) Cách gọi ngày theo hệ thống lịch âm của tiếng Việt

Xưa kia người Việt biết dựa vào vòng quay của mặt trăng mà quy định các ngày trong chu kì tháng. Nó được chỉ theo số đếm từ 1- 29 trong tháng thiếu và có 30 ngày trong tháng đủ. Những Ngày 1 – 10 được thêm từ mồng /mùng như: ngày mồng 3, ngày mồng 6,… mà đây cũng chỉ là cách gọi ngày riêng của người Việt. Riêng ngày 15 âm lịch là ngày trăng tròn thì được gọi thêm một tên theo hình cong tròn đầy của mặt trăng là ngày trăng rằm. Ví dụ: Theo âm lịch, vào ngày rằm (15) tháng 8 là Tết Trung Thu.

b) Cách gọi ngày theo hệ thống lịch dương của tiếng Việt

Căn cứ vào vòng quay của mặt trời khái quát thành lịch dương giống như lịch Tây, cách gọi ngày cũng tương tự như lịch âm, người Việt quy định các ngày trong tháng dương lịch theo số trật tự, có mấy kiểu loại sau:

- Chỉ theo giai đoạn từ ngày 1- 28/29/30/31, từ ngày 1 - 10 cũng thêm từ mùng/mồng vào, nói là ngày mồng 1, ngày mồng 2,…. Từ ngày 11 trở đi được dùng với hình thức ngày + số đếm 11 - 28/29/30/31. Sự khác biệt giữa ngày trong lịch âm và lịch dương theo hình dung của người dân Việt là ở chỗ: ngày lịch âm diễn ra muộn hơn so với ngày lịch dương. Chẳng hạn như giả định hôm nay là ngày mồng 1 tháng 1 năm 2016 lịch dương thì nó trùng với ngày 22 tháng 11 năm 2015 lịch âm.Ví dụ: Tôi sẽ về Việt Nam vào ngày 16 tháng 8 năm nay.

- Chỉ theo giai đoạn 10 ngày trong tháng, tức là người Việt phân tháng thành 3 phần, mỗi phần có 10 ngày: Thượng tuần: khoảng thời gian 10 ngày đầu tháng; Trung tuần: Khoảng thời gian 10 ngày giữa tháng; Hạ tuần: Khoảng thời gian 10 ngày cuối tháng.

- Chỉ theo giai đoạn 15 ngày trong tháng gọi là “bán nguyệt san”. Từ này luôn luôn dùng với phong cách báo chí như: Bán nguyệt san này ra ngày mồng một và ngày rằm hằng tháng. (vdict.com).

3.2.1.3 Cách xác định ngày trong năm của tiếng Việt

Những ngày trong năm của tiếng Việt được quy định theo ngày lễ quan trọng. Song Những ngày lễ ấy cũng được xác định dựa trên lịch âm và lịch dương. Khi sử dụng chúng thì kết hợp từ “ngày” với “tên gọi các lễ”.

a) Những ngày lễ quan trọng được quy định theo lịch âm như: Tết Nguyên Đán (1/1), Tết Nguyên Tiêu, Lễ Thượng Nguyên (15/1), Tết Hàn Thực (3/3), Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3), Lễ Phật Đản (15/4), Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan Dương (5/5), Lễ Vũ Lan (15/7), Tết Trung Thu (15/8), Tết Trùng Cửu (9/), Tết Thượng Tân (10/10), Tết Hạ Nguyên (15/10), Tiễn Táo Quân về Trời (23/12).

b) Những ngày lễ quan trọng được quy định theo lịch dương như: Tết Dương lịch (1/1), Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), Ngày giải phóng miền Nam

(30/4), Ngày Quốc tế Lao động (1/5), Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), Ngày Quốc khánh (2/9), Ngày phụ nữ Việt Nam (20/10), Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11), Ngày lễ Giáng sinh (24/12), Lễ tình nhân (14/2), Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2), Ngày thành lập Đoàn TNCS HCM (26/3), Ngày của mẹ (13/5), ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6), Ngày của cha (17/6), Ngày báo chí Việt Nam (21/6), Ngày Thương bình liệt sĩ (27/7), Ngày thành lập công đoàn Việt Nam (28/7), Ngày Quốc tế người cao tuổi (1/10), Ngày pháp luật Việt Nam (9/10),...v.v.

3.2.1.4 Cách xác định ngày và tuần theo điểm mốc: quá khứ - hiện tại - tương lai của tiếng Thái

Ở đây, chúng tôi nhận xét đơn vị từ vựng biểu thị ngày và tuần theo đặc điểm quá khứ - hiện tại - tương lai, có được kết quả như sau:

a) Xem xét từ ngày trên trục thời gian

quá khứ hiện tại tương lai

hôm kia hôm qua hôm nay ngày mai ngày kia sau ngày kia ngày nay

quá khứ hiện tại tương lai

ngày trước ngày nay ngày sau hôm trước hôm nay hôm sau hôm trước ấy ngày sắp tới

b) Xem xét từ tuần trên trục thời gian

quá khứ hiện tại tương lai

tuần trước nữa tuần trước tuần này tuần tới tuần sau nữa tuần vừa qua tuần sau

tuần vừa rồi sang tuần

quá khứ hiện tại tương lai

tuần trước ấy tuần này tuần sau đó

3.2.1.5 Cách xác định tuần theo đặc điểm : đầu - giữa - cuối của tiếng Việt

Việc xác định thời gian tuần theo 3 phần đầu - giữa - cuối của tiếng Việt có như sau: Đầu tuần - Giữa tuần - Cuối tuần. Khi nói đến đầu tuần thì người Việt hình dung với nghĩa là thứ 2, giữa tuần thường là thứ 4 - thứ 5, cuối tuần thường là thứ 6 - chủ nhật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức chỉ định thời gian trong tiếng thái so với tiếng việt (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)