Cách diễn đạt thời gian trong ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức chỉ định thời gian trong tiếng thái so với tiếng việt (Trang 26 - 31)

8. Bố cục của luận văn

1.2 Cách diễn đạt thời gian trong ngôn ngữ

Nguyễn Thị Phượng [13, tr. 10] cho rằng “cách diễn đạt ý nghĩa thời gian nói chung được biểu hiện bằng hai hình thức : bằng các từ chỉ thời gian và bằng trật tự logic vật lí của các sự kiện, hành động được nhận diện thông qua quy luật tự nhiên”. Nếu nhìn thời gian qua một phạm trù ngữ pháp nào đó thì: các phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian gồm: 1) Biểu hiện bằng phương tiện hình thái học. Trong các ngôn ngữ thuộc loại hình hoà kết và chắp dính, các phạm trù ngữ pháp thường được biểu thị bằng những biến tố

hoặc vĩ tố, chẳng hạn như tiếng Hàn, tiếng Nhật; 2) Biểu hiện bằng phương tiện từ vựng – ngữ pháp, chủ yếu bằng thành phần câu khung đề, trạng ngữ hoặc các phụ từ (phó từ) đi kèm vị từ động từ, tính từ, ví dụ trong các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Thái và tiếng Việt.

1.2.1 Phương tiện diễn đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Thái

Tiếng Thái có phương tiện diễn đạt ý nghĩa thời gian là từ vựng do tiếng Thái thuộc loại ngôn ngữ đơn lập không biến đổi hình thái khi định vị sự kiện trên trục thời gian nào đó. Vichin Phanuphong [39, tr. 88] nhận xét trong tiếng Thái các từ có quan hệ chỉ thời gian phải đi với vai trò làm yếu tố phụ có thể tồn tại độc lập ví dụ như หน้ำฝน (mùa mưa), หน้ำร้อน (mùa hè), เที่ยง

(trưa), บ่ำย(chiều) và không độc lập tức là phải đi kèm các từ, ngữ chỉ thời gian khác ví dụ như เมื่อตะกี้(khi nãy), มะรืนนี้(ngày kia). Nomnit Wongduttitam [33, tr. 153] cho rằng tiếng Thái có những từ vựng chỉ thời gian như โพล้เพล้

(rạng đông), หน่อย(một chút), เวลำ(khi), สำย(trễ), ค่ ำ(tối), ก่อน(trước), v.v.

Pranee Kullavarnijaya [29, tr. 88 - 89] cho rằng tiếng Thái biểu hiện ý nghĩa thời gian bằng danh ngữ và giới ngữ. Danh ngữ thời gian biểu hiện hình thức cấu trúc chia ra thành 3 loại: 1) từ chỉ thời gian + từ chỉ xuất: này, nọ, đó

như ช่วงนี้(đạo này), ตอนนั้น(lục đó). 2) từ chỉ thời gian + từ chỉ địa điểm: trước –

sau + từ chỉ phương hướng: đi - tới) như ตอนครั้งก่อน (lúc trước), ตอนหลัง (lúc sau),… 3) từ chỉ địa điểm + từ chỉ phương hướng + từ chỉ xuất) như หลังจำกนี้

(sau này), ก่อนหน้ำนี้(trước đây), …Giới ngữ thời gian như แต่นี้ไป(từ nay trở đi),

ในเวลำเดียวกัน(trong cùng một lúc), ตั้งแต่นั้นมำ(từ đó về sau), ในไม่ช้ำ(không lâu này),

… v.v.

Trần Kim Phượng [12, tr. 6] nhận xét “tiếng Việt thể hiện ý nghĩa thời gian bằng phương tiện từ vựng với hệ thống các từ chỉ thời gian như các từ chỉ thời đoạn (ví dụ: giây, phút, giờ, sáng, chiều, tối, ngày, tháng, năm,...), các từ ngữ chỉ khoảng cách giữa các thời điểm như xưa nay, bấy nay, lâu nay,..., các từ chỉ tính chất của thời gian như nhanh, chậm, lâu, mau,... . Ngoài ra, ngữ cảnh và sự suy luận lôgic cũng cho ta biết các ý nghĩa về thời gian”.

Theo Phan Thị Minh Thuý [20, tr. 13 - 15], tiếng Việt dùng nhiều phương tiện để diễn đạt ý nghĩa thời gian, như:

1) Dùng những từ về trạng ngữ chỉ thời gian như những danh từ, danh ngữ có ý nghĩa liên quan đến thời gian như hồi, đời, lúc, khi, trước nay, bao giờ, hết năm ngày, suốt đêm, cả tháng,...

2) Dùng danh ngữ có đại từ chỉ xuất như này, đây, đó, nọ, kia, qua,...

3) Dùng các danh ngữ có giới ngữ vốn biểu thị ý nghĩa không gian, chuyển nghĩa sang biểu thị thời gian như đầu kỳ thi, cuối kỳ thi, trong Tết, ngoài Tết, trong giây lát, qua Tết, ...

4) Dùng vị từ tình thái diễn đạt hàm ý về thời gian như vừa...vừa, vừa...mới, liền, sắp, trót, định, bên, gần,... Ngoài ra, còn có phương tiện khung đề, trạng ngữ.

Về Khung đề và trạng ngữ, Do-Hurinville Danh Thành [3, tr. 18] đã cho rằng trong tiếng Việt có các khung đề từ vựng như xưa kia, hôm qua, bây giờ, ngày mai,...v.v. là phương tiện để định vị cho một sự tình nào đó trong quá khứ, hiện nay hay tương lai. Còn trạng ngữ thời gian gồm:

1) Trạng ngữ thời gian tuyệt đối là những trạng ngữ chỉ rõ ngày, tháng, năm của sự kiện như ngày 01 tháng giêng năm 2010, năm 2016, tối 22-07- 2015, v.v.

2) Trạng ngữ thời gian trực chỉ là nhữngtrạng ngữ được định vị so với thời điểm phát ngôn như hôm nay, hôm qua, ngày mai, cách đây x năm, năm vừa rồi, tuần tới, v.v.

3) Trạng ngữ thời gian hồi chỉ là những trạng ngữ được định vị bởi một điểm mốc nào đó nằm trong quá khứ hay tương lai so với thời điểm phát ngôn như hôm trước, hôm sau, ba hôm sau, ngày anh ấy tới, v.v.

Đào Thị Hợi (dẫn theo Lê Thị Lệ Thanh) [17, tr. 94 - 95] khẳng định rằng “bởi động từ trong tiếng Việt không có sự biến hoá hình thái nên chính các “quán ngữ thời gian” (time expessions) như năm ngoái, năm nay, hôm qua, hôm kia,... mới có vai trò sắp xếp các hành động về miền thời gian: quá khứ, hiện tại, tương lai. Còn các “trợ từ” đã, đang, sẽ chỉ có tác dụng thể hiện các mối quan hệ về thời gian trong tiếng Việt mà thôi”.

Cao Xuân Hạo cũng đi đến kết luận rằng khi nào cần thiết phải định vị sự tình trong thời gian mà ngôn cảnh không cho biết gì về sự định vị đó, tiếng Việt bao giờ cũng dùng phương tiện từ vựng (mà ông gọi là “khung đề chỉ thời gian đạt ở đầu câu”). Theo ông “những phương tiện từ vựng ấy hoàn toàn tương ứng với các phương tiện ngữ pháp được gọi là “thì” về phương diện ngữ nghĩa [4, tr. 28]. Còn các “vị từ tình thái” đã, đang, sẽ chỉ có tác dụng biểu thị “thể” và “thức” của động từ mà thôi [4, tr. 10]”.

Dư Ngọc Ngân [9, tr. 13] bàn tới “nhóm từ chỉ định thời gian là nhóm có tác dụng xác định thời gian xa hay gần so với các thời điểm của người nói”. Còn Đào Thản [14, tr. 40 - 45] bàn tới “các nhóm từ có ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt”. Ông cho rằng do tiếng Việt không biến đổi hình thái nên khi cần thiết phải định vị sự tình trong thời gian thì sử dụng chủ yếu các phương tiện sau:

- Nhóm danh từ có tác dụng định vị khái quát, định vị gián tiếp ý nghĩa quá khứ, có thể kết hợp với đại từ, danh từ khác chỉ ý nghĩa thời đoạn thuộc quá khứ, như hồi, thuở, dạo, thời xưa v.v.

- Nhóm danh từ có ý nghĩa chỉ thời điểm hoặc chỉ khoảng thời gian ngắn được xác định tương đối chính xác về một mặt nào đó như lúc, khi, lần, dịp, lát, chốc, chút, tí, v.v.

- Nhóm danh ngữ có ý nghĩa nối liền quá khứ với hiện tại như bây giờ, xưa nay, trước nay, lâu nay, v.v. hay nối hiện tại với tương lai như từ nay hay có ý nghĩa chỉ thời đoạn hiện tại như ngày nay, hiện nay, bây giờ, giờ đây, v.v. hay thời gian khái quát như bao giờ, bao giờ cũng, v.v.

- Nhóm danh ngữ chỉ thời hạn thực hiện của hành động (có ý nghĩa tổng lượng) như trọn một buổi, hết tám ngày, suốt đêm, cả tháng, mất hai năm, v.v.

- Những danh ngữ chỉ sự ước lượng về thời gian như khoảng hai tháng, độ đăm ngày, chừng hai buổi, ...

- Những danh ngữ như khi nào, lúc nào, ngày nào, năm nào v.v. với ý nghĩa không xác định.

- Những danh ngữ có đại từ chỉ xuất như này, đây, đó, nọ, kia v.v. đại từ chỉ xuất trong các danh ngữ có chức năng chỉ rõ hướng thời gian, định hướng của thời gian hay xác định vị trí của các thời điểm, thời đoạn trong việc phân chia thời gian thành các chiết đoạn khác nhau. Ví dụ như tuần qua, giờ này, lúc này, ngày ấy, dạo nọ, tháng tới, mai đây, v.v.

- Những danh ngữ có từ vốn biểu thị ý nghĩa không gian, chuyển nghĩa sang biểu thị thời gian. Dùng danh ngữ biểu thị sự phân cục về hướng thời gian ở những vị trí đối lập nhau, dùng để sắp xếp các thời đoạn, thời điểm theo một trật tự nhất định. Ví dụ trước kỳ thi, sau kỳ thi, trong Tết, ngoài Tết, trên 20 tuổi, dưới 20 tuổi, đầu kỳ thi, cuối kỳ thi, v.v.

- Những từ quan hệ biểu thị khoảng cách giữa thời điểm xảy ra sự kiện với thời điểm nói. Ví dụ đến, tới, cho đến khi, mãi đến khi, v.v.

- Những ngữ đoạn mở đầu bằng giới từ nêu rõ giới hạn (phạm vi) về thời gian của một tình huống như trong giây lát, vào những ngày cuối thu,

v.v.

- Ngoài ra để diễn đạt hàm ý về thời gian, hai thời điểm lệch nhau ở mức không đáng kể, thời điểm xảy ra sự kiện có thể nằm ở ngay trước hay liền sau thời điểm phát ngôn hay thời điểm xuất hiện đồng thời, tiếng Việt dùng các vị từ tình thái như vừa...vừa, vừa mới, mới, liền, bèn, sắp, gần, trót, định, toan, v.v.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức chỉ định thời gian trong tiếng thái so với tiếng việt (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)