8. Bố cục của luận văn
3.4 So sánh đặc điểm và phương thức xác định thời gian trong ngày,
3.4.3 So sách cách xác định “năm”
tiếng Thái tiếng Việt 1. Năm theo hệ thống lịch âm, gọi
theo các tên gọi 12 con giáp, VD: ปีชวด
(năm con chuột), ปีฉลู (năm con bò), ... năm Sửu - con trâu
năm Mão - con thỏ.
1. Năm theo hệ thống lịch âm gọi theotên của 12 con giáp, VD: năm Tý (chuột).
năm Sửu - con bò năm Mão - con mèo 2. Năm theo hệ thống lịch dương, căn
cứ vào năm Phật lịch.
2. Năm theo hệ thống lịch dương, dựa trên năm Công Nguyên. 3. năm theo điểm mốc: quá khứ - hiện
tại - tương lai, như: ปีก่อน(năm trước) -
ปีนี้ (năm nay) – ปีหน้ำ(sang năm).
3. Năm theo điểm mốc: quá khứ - hiện tại - tương lai, như: năm trước - năm nay - năm tới, sang năm.
4. Xác định năm theo đặc điểm : đầu - giữa - cuối, ví dụ như: ต้นปี (đầu năm)
- กลำงปี (giữa năm) - ปลำยปี (cuối năm).
4. năm theo đặc điểm đầu – giữa – cuối, như: đầu năm - giữa năm - cuối năm.
5. Dùng đơn vị để tính thời gian sống của người bằng từ ปี / ขวบ (năm), và
5. Dùng đơn vị để tính thời gian sống của người bằng từ “tuổi”,căn
chỉ căn cứ tính thời gian sống của con người vào năm dương lịch.
- Khái niệm về độ tuổi, lứa tuổi của con người thì người Thái dụng từ “วัย”, ví dụ như: วัยทำรก (tuổi trẻ sơ sinh), วัยเด็ก (tuổi thơ), วัยหนุ่มสำว(tuổi trẻ), วัยทอง(độ tuổi hết kinh), วัยชรำ(tuổi già), …
cứ vào tuổi dương lịch, được tính từ ngày tháng năm sinh của một người theo đương lịch và tuổi âm được tính từ ngày tháng năm mà mẹ đã mang thai.
- Người Việt đã khái quát từ môi trường xung quanh mà so sánh với độ tuổi như: tuổi hoa, tuổi xanh, tuổi hồi xuân,... v.v. Và tiếng Việt còn diễn ra cách xác định tuổi theo giai đoạn kể từ khi sinh ra cho đến chết như: tuổi thơ, tuổi tôi, tuổi trẻ, ...
Bảng 3.3: Bảng so sách cách xác định “năm” trong tiếng Thái và tiếng Việt
Cả hai dân tộc đều xác định năm theo hệ thống dương lịch và âm lịch. Năm theo lịch âm được gọi theo can chi, tên của 12 con vật, Đa số 12 con vật của hai thứ tiếng tương đương với nhau chỉ khác biệt có 2 năm là năm Sửu trong tiếng Thái là con trâu nhưng tiếng Việt là con bò, tiếng Việt năm Mão là con mèo trong kho ở tiếng Thái là con thỏ. Còn năm theo lịch dương cả hai ngôn ngữ đều dựa vào tiêu chí khác nhau. Người Thái tính số năm theo năm Phật lịch, người Việt tính số năm theo năm Công Nguyên. Do vậy năm của Thái đi sớm 543 năm nếu so với năm của người Việt.
Cả tiếng Thái và tiếng Việt có xác định các đơn vị thời gian như tuần, tháng, năm theo đặc điểm đầu – giữa – cuối. Các đơn vị thời gian trong hai
thứ tiếng như giờ, các buổi trong ngày, ngày, tuần, tháng, năm cũng được xác định theo điểm mốc: quá khứ – hiện tại – tương lai.
Từ “ปี/năm” trong tiếng Thái đi với khái niệm thời gian gồm 12 tháng và còn được dùng để tính tuổi đời người, với hai từ vựng “ขวบ” chỉ tuổi đời người từ 1-12 tuổi và “ปี”chỉ tuổi đời từ 13 tuổi trở lên. Trong khi từ “năm” ở tiếng Việt chỉ đi với khái niệm thời gian gồm 12 tháng. Khi tính tuổi đời con người thì người Việt dùng đơn vị từ vựng “tuổi” để phân biệt. Từ “tuổi” trong tiếng Việt còn được sử dụng để chỉ lứa tuổi, quãng thời gian nào đó trong đời sống con người như tuổi thơ, tuổi trẻ. Với khái niệm này người Thái sử dụng đơn vị từ vựng “วัย” để phân biệt với “ปี”.
Như đã nói ở trên, người Thái và người Việt có khái niệm riêng về “วัย
/tuổi” là thời kì nhất định trong đời người theo độ tuổi từ khi sinh ra tới qua đời. Trong tiếng Thái có những từ vựng như: วัยทำรก (tuổi trẻ sơ sinh), วัยเด็ก
(tuổi thơ), วัยรุ่น(tuổi vị thanh niên), วัยกลำงคน(tuổi trung niên),...v.v. Trong tiếng Việt “tuổi” được nhìn nhận và xác định theo thời gian nhất định thông qua số đếm. Tuổi được tính cả theo lịch âm (tuổi ta, tuổi mụ) và lịch dương (tuổi Tây). Trong khi người Thái chỉ tính tuổi theo lịch dương. Và tuổi trong tiếng Việt cũng được gọi tên khá phong phú theo các hiện tượng tự nhiên như tuổi hoa. Tuổi xanh,..., theo các giai đoạn từ khi sinh ra cho đến chết như tuổi thơ,...., tuổi lão niên.
Về phương thức xác định thời đoạn, người Thái và người Việt đều định lượng thời gian theo tiêu chuẩn chia thành thời đoạn xác định và thời đoạn không xác định. Họ sử dụng số đếm để chỉ thời đoạn xác định. Thời đoạn không xác định được thể hiện bằng các đơn vị từ vựng khác kết hợp với nhau biểu thị ý nghĩa thời gian ngắn – dài.
Đặc điểm và phương thức chỉ định thời gian trong ngày, tháng, năm của tiếng Thái và tiếng Việt, có thể tóm lại như sau:
1. Cách chỉ định thời gian trong ngày, tháng, năm của người Thái và người Việt nói chung là dựa vào sự quan sát từ những hiện tượng tự nhiên mà thành, khái quát ra thành hệ thống về lịch âm và lịch dương. Hầu hết các đơn vị chỉ thời gian trong ngày, tháng, năm căn bản là bị chi phối bởi hệ thống của lịch âm và lịch dương.
2. Có thể nói, trước khi hệ thống lịch dương ra đời người Thái và người Việt xưa đã sử dụng hệ thống lịch âm để xác định thời gian trong ngày, tháng năm. Có thể thấy hệ thống lịch âm luôn gắn liền với phong tục tập quán và tôn giáo được thừa kế từ thời xa xưa đến nay. Sau khi hai dân tộc tiếp nhận, sử dụng hệ thống lịch dương họ cũng dùng cả hai loại lịch đi đôi với nhau.
3. Các đơn vị thời gian ngày, tháng, năm được xác định theo những tiêu chí khác như đặc điểm của điểm mốc, đặc điểm về đầu – giữa – cuối. Cũng có thể xác định các đơn vị thời gian theo một số tiêu chí khác nữa. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi cũng chỉ dựa theo một số tiêu chí cơ bản như đã trình bày.
Trong luận văn này, chúng tôi đi vào khảo sát về phương thức chỉ định thời gian của tiếng Thái so với tiếng Việt, trong phạm vi các danh từ chỉ thời gian trong ngày, tháng, năm, theo tiêu chí của thời điểm và thời đoạn. Đối với tôi, đây là vấn đề hết sức thú vị nhưng mà phức tạp về mặt ngôn ngữ học. Vì vậy chúng tôi chỉ đề cập đến được bước đầu trong quá trình tiếp cận. Để có được kết quả nghiên cứu thật đầy đủ và chính xác hơn về phương thức chỉ định thời gian trong hai thứ tiếng, đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu tiếp theo sau này. Tuy vậy, dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sơ bộ sau đây:
1. Trong tiếng Thái và tiếng Việt hiện nay đều có các từ vựng biểu thị thời gian trong một ngày, ngày, tháng, năm tương đương với nhau. Nhưng ở một số chi tiết chúng lại có hình dung khác nhau về thời gian, bởi vì đẳng sau các từ chỉ thời gian này đều phản ánh nền văn hoá, kinh nghiệm sống, phong tục tập quán,... mà chúng gắn chặt với địa lý và nếp sinh hoạt của mỗi một dân tộc. Việc nghiên cứu phương thức chỉ định thời gian trong tiếng Thái so với tiếng Việt sẽ giúp chúng ta hiểu biết thêm về tư duy, cách nhìn nhận thế giới khách quan,... của các dân tộc khác cũng như chính dân tộc của mình.
2. Người Thái và người Việt xác định thời gian dựa vào sự cảm nhận chủ quan của mình. Cho nên việc tìm hiểu và chỉ rõ đặc điểm của sự cảm nhận về thời gian đó rất cần thiết, bởi nó sẽ góp phần hỗ trợ cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc.
3. Trong tiếng việt, các đơn vị từ vựng chỉ thời gian khá phong phú và đa dạng nếu so với tiếng Thái. Người Việt có hình dung về thời gian chi tiết hơn so với người Thái, có thể thấy từ cách phân chia các thời gian nhỏ hơn trong ngày, tháng, năm.
4. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tiếng Thái và tiếng Việt thể hiện phương thức chỉ định thời gian khá là phong phú và đa dạng. Họ thu thập, sáng tạo nhiều đơn vị từ vựng biểu thị ý nghĩa thời gian để sử dụng trong hoạt động thường ngày. Điều đó đã phản ánh sự cảm nhận chủ quan của mình trước thế giới khách quan, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, tính đặc trưng của nhận thức về thời gian của người dùng hai thứ tiếng: Thái và Việt.
5. Các kết quả trong luận văn này có thể ứng dụng vào việc dạy tiếng Thái cho người Việt, cũng như việc dạy tiếng Việt cho người Thái. Việc tìm hiểu về cách xác định thời gian rất cần thiết cho các ngôn ngữ, vì vậy khi người học ngoại ngữ (nhất là tiếng Thái và tiếng Việt) cần phải biết vốn từ vựng về thời gian để làm phương tiện giao tiếp.
6. Đối với giáo viên dạy tiếng Thái hoặc tiếng Việt nếu mong muốn việc dạy đạt được hiệu quả thì phải chú ý đến những thông tin liên quan đến cộng đồng nói thứ tiếng đó, chứ không phải chỉ là cho người học biết các đơn vị từ vựng đơn thuần. Người dạy tiếng nên lý giải được tư duy và nền văn hoá của người nói thứ tiếng đó, từ đó tạo thành cách xác định từ vựng để gọi một khái niệm nào đó.
7. Các kết quả nghiên cứu này có thể ứng dụng vào việc dịch thuật các tác phẩm văn học song ngữ, nhất là tiếng Thái và tiếng Việt. Ngoài sự hiểu biết về thứ tiếng để dịch thì người dịch nên tìm hiểu những thông tin liên quan và nền văn hoá của người sử dụng ngôn ngữ ấy. Đôi khi người dịch không thể chỉ dịch dựa vào các từ tương đương vì họ có thể dùng sai nghĩa và làm sai lệch hẳn thời gian trong bản dịch hay những nội dung khác của bản dịch.
8. Các kết quả trong luận văn này có thể được ứng dụng trong công tác biên soạn từ điển đối chiếu Thái – Việt, Việt – Thái. Hoặc có thể bổ sung thêm nội dung trong sách dạy tiếng Thái cho người Việt cũng như sách dạy
tiếng Việt cho người Thái. Để cho người học có thêm sách giáo khoa ngoại ngữ tra cứu trong việc học .
9. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ dừng ở bước khảo sát ban đầu về các phương thức chỉ định thời gian của tiếng Thái và tiếng Việt. Do hạn chế về nhiều mặt nên luận văn này sẽ không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được những nhận xét và ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ học và các ngành khoa học có liên quan để nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A) Tiếng Việt
1. Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Nxb Đại học Huế.
2. Nguyễn Đức Dân (2009), Tri nhận thời gian trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, tập 247 (số 12), tr. 1 - 14.
3.Nguyễn Quốc Dũng (2008), Cách nói về thời gian trong tiếng Việt: Giờ - Phút - giây, Ngôn ngữ & đời sống, tập 153 (số 7), tr. 42 - 44.
4. Cao Xuân Hạo (1998), Về ý nghĩa “thì” và “thể” trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 5, tr. 1 - 32.
5. Nguyễn Văn Hán (2008), Một số nhận xét về danh từ - danh ngữ chỉ thời gian trong tiếng Việt, Khoa học Đại học Sư phạm TP. HCM, số 15, tr. 37 - 48.
6. Bùi Khương Bích Hoàn (2008), Từ thời gian tuyệt đối đến thời gian của ngôn ngữ, Ngôn ngữ & đời sống, tập 154 (số 8), tr. 9 - 10.
7. Nguyễn Lân (2006), Từ điển Từ và Ngữ, Nxb Tổng hợp TP. HCM.
8. Vũ Thủy Nga (2014), Phạm trù thời trong tiếng Nhật (có so sánh với tiếng Việt và các ngôn ngữ khác), Ngôn ngữ & đời sống, tập 221 (số 3), tr. 60 - 69.
9. Dư Ngọc Ngân (1995), Từ chỉ không gian - thời gian khái quát trong tiếng Việt (từ thế kỷ XV đến nay), Luận án phó tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, Viện Khoa học Xã hội tại TP. Hồ Chí Minh.
tâm từ điển học - Hà Nội - Đà Nẵng.
11. Hoàng Phê (chủ biên) (2015), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học - Hà Nội - Đà Nẵng.
12. Trần Kim Phượng (2008), Ngữ pháp tiếng Việt: Những vấn đề thời - thể, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Phượng (2010), Quan hệ thời gian thể hiện lập luận mạch lạc trong văn bản tập đọc SGK tiếng Việt tiểu học, Ngôn ngữ & đời sống, tập 82 (số 12), tr. 10 - 18.
14. Đảo Thản (1979), Về các nhóm từ có ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 1, tr. 40 - 45.
15. Đào Thản (1983), Cứ liệu từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt về mối quan hệ không gian - thời gian, Ngôn ngữ, số 3, tr. 35 - 42.
16. Nguyễn Kim Thản - Hồ Hải Thụy - Nguyễn Đức Dương (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá Sài Gòn.
17. Lê Thị Lệ Thanh (2003), Hôm - Định vị thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai?, Ngôn ngữ, tập 168 (số 5), tr. 8 - 19.
18. Lê Thị Lệ Thanh (2012), Các đơn vị từ vựng tiếng Việt: Biểu thị các chiết đoạn thời gian(Trong so sánh với tiếng Đức) nhìn từ góc độ mối quan hệ ngôn ngữ - văn hoá - tư duy, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
19. Do – Hurinville Danh Thành (2007), Tính đơn nghĩa của “đã” trong tiếng Việt so với các thì trong tiếng Pháp, Ngôn ngữ, tập 212 (số 1), tr. 17 - 32. 20. Phan Thị Minh Thuý (2001), Cách diễn đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, tập 141 (số 10), tr. 13 - 19.
21. Nguyễn Hoàng Trung (2009), Đang - Phương tiện biểu đạt thể chưa hoàn thành trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, tập 240 (số 5), tr. 33 - 34.
22. Hoàng Tuệ (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb KHXH, Hà Nội.
23. Hoàng Văn Vân (2002), Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 24. Phan Thị Hải Yến (2004), Từ chỉ thởi gian trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, Ngôn ngữ, tập 180 (số 5), tr. 25 - 29.
B) Tiếng Anh
25. Barreau H.(1996), Le temps, Paris, Press universitaire de, France. 26. Ellas N. (1996), Du temps, Paris, Fayard.
27. Klein W. (1993), The acquisition of Temporality, in: Adul language Acquisition band II: The Result, Cambridge university Press.
28. Lakoff G & Johnson M. (1980), Metaphors we live by, University of Chicago Press.
29. Pranee Kullavanijaya (2003), A Historical Study of Time Marker in Thai, Manusaya: Journal of Humanities, No 6, pg. 87 – 106.
C) Tiếng Thái
30. Zhaolin Qian (2011), Cách chỉ thời gian trong tiếng Thái và tiếng Hán, Nxb Dại học Mahasarakham, Maha Sarakham.
จำวหลิน เฉียน(2011), กำรบอกเวลำในภำษำไทยและภำษำจีน,มหำวิทยำลัยมหำสำรคำม,มหำสำรคำม. 31. Nattawan Changjai (2009), Nghiên cứu sự phát triển của từ chỉ thời gian trong tiếng Thái, Nxb Đại học Kasetsat, Bangkok.
ณัฐวรรณ ชั่งใจ(2009), กำรศึกษำพัฒนำกำรของค ำบอกเวลำในภำษำไทย, มหำวิทยำลัยเกษตรศำสตร์,
San, Bangkok.
นววรรณ พันธุเมธำ (1984), ไวยำกรณ์ไทย, รุ่งเรื่องสำส์นกำรพิมพ์, กรุงเทพฯ.
33. Nomnit Wongduttitam (1975), Từ chỉ thời gian trong tiếng Thái, Nxb Đại học Chulalongkorn, Bangkok.
น้อมนิจ วงศ์สุทธิธรรม(1975), ค ำบอกเวลำในภำษำไทย, มหำวิทยำลัยจุฬำลงกรณ์รำชวิทยำลัย, กรุงเทพฯ. 34. Prajuk Praphaphittayakorn (1976), Một số kiến thức về tiếng Thái, Nxb Suksasampan, Bangkok.
ประจักษ์ ประภำพิทยำกร(1976), ควำมรู้เชิงภำษำไทย, ศึกษำสัมพันธ์, กรุงเทพฯ.
35. Maturot Kumprasit (2010), Nghiên cứu so sánh đối chiếu phương thức chỉ thời gian trong tiếng Thái so với tiếng Sakai Taenaen tại huyện Pabon – tỉnh Pattalung - Thái Lan, Nxb Đại học Sinlapakon, Bangkok.
มธุรส คุ้มประประสิทธิ์(2010), กำรศึกษำเปรียบเทียบวิธีกำรบอกเวลำในภำษำไทยกรุงเทพฯกับภำษำซำไก
แต็นแอ๊น ที่อ ำเภอป่ำบอน จังหวัดพัทลุง, มหำวิทยำลัยศิลปำกร, กรุงเทพฯ.
36. Ratree Chamniyom (2016), Từ chỉ thời điểm trong tiếng Miễn Điện: ngiên cứu về mặt văn hóa và thế giới quan, Sillapakon, tập 1 (số 36), tr. 159 - 186.
รำตรี แจ่มนิยม(2016), ค ำบอกจุดของเวลำในภำษำพม่ำ: กำรศึกษำเชิงวัฒนธรรมและโลกทัศน์, วำรสำร
มหำวิทยำลัยศิลปำกร, ฉบับที่1 เลขที่36, หน้ำ159 – 186.
37. Ratchabandittayasathan (1989), Từ điển tiếng Thái, Nxb Nanmee books Publication, Bangkok.