Cách xác định “năm” trong tiếng Thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức chỉ định thời gian trong tiếng thái so với tiếng việt (Trang 67 - 71)

8. Bố cục của luận văn

3.1 Đặc điểm và phương thức xác định thời điểm của ngày, tháng,

3.1.3 Cách xác định “năm” trong tiếng Thái

Khái niệm “năm” trong tiếng Thái được biểu thị bằng từ “ปี”. Từ điển tiếng Thái quan niệm năm là khoảng thời gian gồm 365/366 ngày theo một vòng quay của trái đất quanh mặt trời, phân nhỏ ra 12 tháng theo hệ thống của phương Tây, bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 [37, tr. 699]. “Năm” còn được dùng để tính tuổi đời của con người. Chúng tôi trình bày cách xác định năm trong tiếng Thái theo 4 kiểu loại sau:

3.1.3.1 Cách xác định năm theo hệ thống lịch âm của tiếng Thái

Theo cách gọi năm dựa trên tiêu chí của lịch âm này người dân Thái ghép từ “năm” với các tên gọi con giáp. Cách gọi năm con giáp ấy tính một chu kì có 12 năm, 12 con vật được sử dụng làm biểu tượng riêng của từng năm một, nội dung như sau:

ปีชวด: năm con chuột ปีฉลู : năm con bò

ปีขำล: năm con hổ ปีเถำะ: năm con thỏ

ปีมะโรง : năm con rồng ปีมะเส็ง: năm con rắn

ปีมะเมีย : năm con ngựa ปีมะแม: năm con dê

ปีวอก: năm con khỉ ปีระกำ: năm con gà

ปีจอ : năm con chó ปีกุน: năm con lợn

Theo Maturot Kumprasit [35, tr. 74], cách thức gọi năm theo 12 con giáp của người Thái được quy định theo sự vận chuyển của sao mộc, chính nó liên tục chuyển đi từng vị trí một theo hướng của ngôi sao trên bầu trời, các ngôi sao ấy cũng được đạt tên theo 12 con giáp như vậy. Còn riêng các đơn vị từ vựng 12 con giáp thì người Thái tiếp thu bởi ngôn ngữ Khmer là chính. Đồng thời người Campuchia cũng chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc mà sang.

3.1.3.2 Cách xác định năm theo hệ thống lịch dương của tiếng Thái Về việc chỉ năm theo lịch dương, người Thái tính số năm theo thứ tự căn cứ vào Phật lịch, được gọi là ปีพุทธศักรำช (năm Phật lịch). Năm Phật lịch này

bắt đầu tính từ năm Đức Phật niết bàn. Nếu tính Công Nguyên sang năm Phật lịch là phải đếm con số năm Công Nguyên cộng với số 543 kết quả có được là năm Phật lịch. Ví dụ: 2016 + 543 = 2559. Người Thái có hình thức sử dụng năm Phật lịch kết hợp với số đếm, Ví du: ปีพุทธศักรำช2559 hoặc พ.ศ. 2559 (năm Phật lịch 2559) พ.ศ. là từ viết tắt của พุทธศักรำช. Cách sử dụng trong câu như:

ประกำศ ณ วันที่20 มกรำคม พ.ศ. 2559 (Công bố ngày 20 tháng 1 năm Phật lịch 2559).

3.1.3.3 Cách xác định năm theo điểm mốc: quá khứ - hiện tại - tương lai của tiếng Thái

quá khứ hiện tại tương lai

ปีก่อนโน้น ปีก่อน ปีนี้ ปีหน้ำ ปีถัดไปอีก

(năm kia) (năm trước) (năm nay) (năm sau) (năm sau nữa)

ปีที่แล้ว ปีถัดไป

(năm vừa rồi) (năm tới)

quá khứ hiện tại tương lai

ปีก่อนนั้น (năm trước ấy) ปีนี้(năm nay) ปีหลังจำกนั้น(năm sau đó)

ปีนั้น(năm ấy) ปีนั้น(năm đó)

3.1.3.4 Cách xác định năm theo đặc điểm : đầu - giữa - cuối của tiếng Thái

Đặc điểm biểu hiện ý nghĩa thời gian ước chừng về phần đầu, giữa, cuối của “năm” trong tiếng Thái, có được kết quả như sau: ต้นปี (đầu năm) -

กลำงปี (giữa năm) - ปลำยปี/ สิ้นปี (cuối năm). Đối với người Thái khi nói tới đầu

năm thì người ta hình dung đến những tháng 1 - 3, giữa năm là khoảng tháng 5 – 6, còn cuối năm là hình dung tới tháng 12. Dù thế nào đi nữa, về ý nghĩa thời gian cụ thể vẫn phải xem xét dựa trên hoản cảnh sử dụng cụ thể.

3.1.3.5 Về vấn đề của “tuổi” trong tiếng Thái

Trong tiếng Thái đơn vị từ vựng dùng để tính tuổi đời của con người là đơn vị từ vựng “ปี”và “ขวบ” là loại từ nghĩa là tuổi. Cả hai từ có cách sử dụng khác nhau, từ ขวบ được dùng với trẻ con hay người không quá 12 tuổi, ví dụ:

น้องคนนั้นปีนี้เพิ่งได้7 ขวบ(Năm nay em ấy vừa mới 7 tuổi). Còn từ vựng ปี sử dụng

với người 13 tuổi trở lên, ví dụ: ลูกสำวผมไปอังกฤษตอนอำยุ 20 ปี (Con gái của tôi đi Anh lúc 20 tuổi).Với khái niệm thời kì nhất định trong đời người theo độ tuổi từ khi sinh ra tới qua đời, người Thái sử dụng từ vựng “วัย”. Trong Từ điển tiếng Thái [37, Tr. 1062] định nghĩa “วัย” là “độ tuổi, lứa tuổi, thời” và có cách quy định như:

- วัยทำรก: tuổi trẻ sơ sinh, tuổi trẻ nhũ nhi.

- วัยเด็ก : tuổi thơ, thời rất ít tuổi, con ngây thơ.

- วัยรุ่น: tuổi vị thanh niên, những người ở lứa tuổi từ 13 – 19 tuổi.

- วัยหนุ่มสำว : tuổi trẻ, thời kỳ thanh thiếu niên, trên tuổi thơ, khoảng độ

tuổi từ 15 – 30 tuổi.

- วัยคะนอง: độ tuổi thanh thiếu niên, tuổi trẻ sôi nổi và bồng bột.

- วัยเบญจเพส: nói chung lứa tuổi vào 25, 35, 45,… tuổi. Về độ tuổi này có

5, 9 đạt ở cuối như 25, 29, 35, 39, …tuổi. Theo tin ngưỡng của người Thái khi người vào lứa tuổi này sẽ gặp phải điều không may hay có vụ tai nạn xảy ra ảnh hưởng tới mạng sống, cho nên người ở tuổi này phải cần thận, làm phúc hay giải quyết trước khi những khó khăn đó xảy ra.

- วัยกลำงคน : tuổi trung niên, độ tuổi trẻ nhưng chưa đến tuổi già, quãng

thời gian trong khoảng từ 30 – 50 tuổi.

- วัยฉกรรจ์: độ tuổi trẻ của người đàn ông, có một cơ thể khỏe mạnh.

- วัยทอง: độ tuổi hết kinh, thường ở lứa tuổi 50 tuổi trở lên.

- วัยชรำ: độ tuổi kế tiếp từ tuổi trung niên, tuổi hơn 60 tuổi, tuổi già.

3.2 Đặc điểm và phương thức xác định thời điểm của ngày, tháng, năm trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức chỉ định thời gian trong tiếng thái so với tiếng việt (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)