8. Bố cục của luận văn
3.1 Đặc điểm và phương thức xác định thời điểm của ngày, tháng,
3.1.2 Cách xác định “tháng” trong tiếng Thái
Từ “เดือน/ Tháng” trong tiếng Thái vừa được dùng với nghĩa là khoảng thời gian gồm 30 hoặc 31 ngày và cả được dùng với nghĩa là mặt trăng [37, tr. 416]. Ở đây chúng tôi trình bày cách chỉ tháng theo 5 kiểu loại sau:
3.1.2.1 Cách xác định tháng trong chu ki năm theo hệ thống lịch âm
của tiếng Thái
Cách gọi tháng (เดือน) theo lịch âm của người dân Thái quy định 1 năm gồm 12 tháng, sử dụng từ “tháng” kết hợp với số đếm. Riêng Tháng đầu và tháng thứ 2 sẽ được gọi thay bằng đơn vị từ vựng khác อ้ำย, ยี่ không phải
หนึ่ง(một), สอง(hai) nhưng chúng vẫn mang nghĩa như số 1 và số 2. Các Tháng
âm lịch trong tiếng Thái gồm có:
เดือนอ้ำย (tháng giêng) เดือนยี่ (tháng hai) เดือนสำม (tháng ba) เดือนสี่ (tháng tư) เดือนห้ำ (tháng năm) เดือนหก (tháng sáu) เดือนเจ็ด (tháng bảy) เดือนแปด (tháng tám) เดือนเก้ำ (tháng chín) เดือนสิบ (tháng mười)
เดือนสิบเอ็ด (tháng mười một)
เดือนสิบสอง (tháng mười hai)
3.1.2.2 Cách xác định tháng trong chu kì năm theo hệ thống lịch dương
Cách gọi “tháng” theo hệ thống lịch dương trong tiếng Thái tiếp nhận từ ngôn ngữ Pali – Sanskrit. Quy định 1 năm có 365/366 ngày chia nhỏ thành 12 tháng. Sử dụng từ tháng kết hợp với các tên gọi Cung Hoàng Đạo, gồm có:
เดือนมกรำคม tháng Ma kết (tháng một)
เดือนกุมภำพันธ์ tháng Bảo Bình (tháng hai)
เดือนมีนำคม tháng Song Ngư (tháng ba)
เดือนเมษำยน tháng Bạch Dương (tháng tư)
เดือนพฤษภำคม tháng Kim Ngưu (tháng năm)
เดือนมิถุนำยน tháng Song Tử (tháng sáu)
เดือนกรกฎำคม tháng Cụ Giải (tháng bảy)
เดือนสิงหำคม tháng Sư Tử (tháng tám)
เดือนกันยำยน tháng Xử nữ (tháng chín)
เดือนตุลำคม tháng Thiên Bình (tháng mười)
เดือนพฤศจิกำยน tháng Hổ cáp (tháng mười một)
เดือนธันวำคม tháng Nhân Mã (tháng mười hai)
Maturot Kumprasit [35, Tr. 70] cho rằng “người Thái xưa đã tính tên tháng dựa trên sách chiêm tinh học, theo ý niệm khi mặt trời chuyển vào Cung Hoàng Đạo Bạch Dương được quy định là tháng đầu trong năm (cho ngày 13 tháng 4 là ngày năm mới truyền thống được gọi là ngày lễ Tế nước
(วันสงกรำนต์). Do vậy, họ xác định tháng đầu trong năm là tháng tháng Bạch
Dương, tháng tiếp theo là tháng Kim Ngưu, tháng Song Tử,.... Khái niệm này người Thái tiếp thu từ Ẩn Độ sang, khi vận dụng các tên gọi Cung Hoàng Đạo vào cách gọi tên tháng thì người Thái đã thay đổi lại hình thức của từ ngữ, họ dùng thành tố อำยน và อำคม kết hợp ở cuối từ, ví dụ: เมษ + อำยน = เมษำยน. Thành tố
อำยน và อำคม mang chung ý nghĩa là “đã đến”, tức là mặt trời đã tới Cung Hoàng Đạo ấy, do vậy mới đạt tên gọi các tháng theo Cung Hoàng Đạo. Tháng nào có 30 ngày thì được có dơn vị từ vựng cuối là ยน, tháng nào có 31 ngày thì được có dơn vị từ vựng cuối là คม. Trừ mỗi một tháng hai có 28/29 ngày/tháng thì được kết hợp với thành tố อำพันธ์ (กุมภ + อำพันธ์ = กุมภำพันธ์)”.
3.1.2.3 Cách xác định tháng theo điểm mốc: quá khứ - hiện tại - tương lai của tiếng Thái
quá khứ hiện tại tương lai
เดือนก่อน (tháng trước) เดือนนี้(tháng này) เดือนหน้ำ(tháng sau)
เดือนที่ผ่ำนมำ(tháng vừa qua) เดือนที่จะถึง(tháng sắp tới)
เดือนที่แล้ว(tháng vừa rồi) เดือนต่อไป(tháng tiếp theo)
quá khứ hiện tại tương lai
เดือนก่อนหน้ำนั้น(tháng trước ấy) เดือนนี้(tháng này) เดือนหลังจำกนั้น(tháng sau đó)
เดือนก่อนโน่น(tháng vừa qua) เดือนถัดไปโน่น(tháng tiếp theo kìa)
เดือนนั้น(tháng ấy) เดือนนั้น(tháng đó)
3.1.2.4 Cách xác định tháng theo đặc điểm: đầu - giữa - cuối của tiếng Thái
Đây là một đặc điểm biểu hiện ý nghĩa thời gian ước chừng về phần đầu, giữa, cuối của khoảng thời gian ấy. Nó được vận dụng trong việc xác định thời gian theo tháng của tiếng Thái sau: ต้นเดือน (Đầu tháng) - กลำงเดือน (giữa tháng) - ปลำยเดือน/ สิ้นเดือน (cuối tháng). Đối với người Thái khi bàn “đầu tháng” thì người ta hình dung tới ngày mồng 1 - 5, giữa tháng là tậm khoảng ngày 14 – 16, còn cuối tháng là hình dung tới ngày 28 - 31. Dù thế nào đi nữa, về ý nghĩa thời gian cụ thể vẫn phải xem xét dựa trên hoản cảnh sử dụng nữa.
3.1.2.5 Cách xác định tháng theo mùa trong năm của tiếng Thái
Người Thái xưa đã quan sát khí hầu thời tiết để khái quát thành thời gian chỉ các mùa. Trong tiếng Thái khái niệm mùa được dụng bằng từ ฤดู, หน้ำ
(chúng tôi dùng từ ฤดูlàm tiêu biểu). Theo Từ điển tiếng Thái [37, Tr. 982] ฤดู
nghĩa là các phần trong năm, được xác định theo: 1) Khí hầu thời tiết diễn ra 3 mùa: ฤดูฝน (mùa mưa): khoảng chừng tháng 5 - tháng 10, ฤดูหนำว (mùa lạnh): khoảng chừng tháng 11 - tháng 1, ฤดูร้อน (mùa hè): khoảng chừng tháng 2 - tháng 4; 2) Các mùa xác định theo nghề nông, nhất là những hoạt động trong nghề nông nghiệp, có: ฤดูเพำะปลูก (mùa cây trồng), ฤดูเก็บเกี่ยว (mùa thu hoạch),
ฤดูเก็บดอกออกผล (mùa cải ra hoa). Những mùa này không thể xác định tháng cụ
thể do tùy thuộc vào nông phẩm cây trồng thích hợp với các khoảng thời gian khác nhau; 3) Quyết định các mùa theo nhiệt độ biến đổi thành 4 muà: ฤดูใบไม้ผลิ
(mùa xuân),ฤดูร้อน(mùa hè), ฤดูใบไม้ร่วง(mùa thu),และฤดูหนำว(mùa lạnh);4) Những diễn biến về khí hậu khác như: ฤดูแล้ง(mùa khô), ฤดูมรสุม(mùa gió); 5) Thời gian phù hợp cho thực hiện một hoạt động nào đó như หน้ำเทศกำล (mùa lễ hội),
ฤดูแต่งงำน(mùa cưới),... v.v.