Mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 27 - 31)

Nhiều năm qua ở nƣớc ta, có một bài học, một kinh nghiệm hết sức thuyết phục là văn hoá trong du lịch ở nƣớc ta vừa nhƣ là mục tiêu mang tính định hƣớng, vừa nhƣ là một quan điểm khẳng định rằng, văn hoá là nội dung, là bản chất đích thực của du lịch

Việt Nam, tạo nên tính độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn nhất của các sản phẩm du lịch Việt Nam, góp phần tạo dựng hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế.

Du lịch là một hoạt động thực tiễn xã hội của con ngƣời, nó đƣợc hình thành nhờ sự kết hợp hữu cơ giữa 3 yếu tố ngƣời du lịch, tài nguyên du lịch và môi giới du lịch. Ngƣời du lịch là chủ thể du lịch, tài nguyên du lịch là khách thể du lịch, ngành du lịch là môi giới cung cấp sự phục vụ cho ngƣời du lịch. Xét theo phạm trù văn hoá xã hội, du lịch là một hoạt động văn hoá cao cấp của con ngƣời. Bởi văn hoá là mục đích mà du lịch hƣớng tới, là nguyên nhân nội sinh của nhu cầu du lịch. Dù ngƣời đi du lịch nhằm mục đích gì (thăm thân, tìm hiểu, nghiên cứu, ngắm cảnh, nghỉ dƣỡng…) hoặc theo phƣơng thức nào (đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng hàng không…) thì mục đích cuối cùng là nhằm thoả mãn những nhu cầu của bản thân, để cảm nhận, thụ hƣởng những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời tạo ra ở một xứ sở ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ. Nói cách khác du lịch là hành vi ứng xử của con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ lợi ích cho họ và là hoạt động có lợi cho việc thúc đẩy phát triển trí tuệ của loài ngƣời.

Đó là nhận định mang tính tổng quát còn biểu hiện cụ thể của mối quan hệ mật thiết giữa văn hoá và du lịch đƣợc thể hiện qua các khía cạnh:

Văn hoá là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch (nguồn nguyên liệu để hình thành nên hoạt động du lịch). Khi nói văn hoá là nguồn nguyên liệu để hình thành nên hoạt động du lịch, tức là chúng ta nói đến vật hút / đối tƣợng hƣởng thụ của du khách. Nguồn nguyên liệu văn hoá có hai loại cơ bản: Văn hoá vật thể là những sáng tạo của con ngƣời tồn tại, hiện hữu trong không gian mà có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác, chẳng hạn những di tích lịch sử văn hoá, những mặt hàng thủ công, các công cụ trong sinh hoạt, sản xuất, các món ăn dân tộc… Văn hoá phi vật thể nhƣ: lễ hội, các loại hình nghệ thuật, cách ứng xử, giao tiếp… Theo quan niệm của ngành du lịch, ngƣời ta xếp các thành tố văn hoá vào tài nguyên nhân văn (đối lập với tài nguyên tự nhiên nhƣ: biển, sông hồ, núi rừng, hang động…) cụ thể là: Các di tích lịch sử - văn hoá; hàng lƣu niệm mang tính đặc thù dân tộc; ẩm thực; lễ hội; các trò chơi giải trí; phong tục, tập quán, cách ứng xử, giao tiếp; tín ngƣỡng, tôn giáo; văn học - nghệ thuật.

Vì vậy mà văn hoá là điều kiện và môi trƣờng để cho du lịch phát sinh và phát triển. Cùng với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá là một trong những điều kiện đặc trƣng cho việc phát triển du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phƣơng. Giá trị của những di sản văn hoá: di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, các hình thức nghệ thuật, các tập quán, lễ hội, ngành nghề truyền thống… cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ sở văn hoá nghệ thuật, các bảo tàng… là những đối tƣợng cho du khách khám phá, thƣởng thức, cho du lịch khai thác và sử dụng. Sự khai thác và thu lợi nhuận từ tài nguyên, việc xây dựng các khu điểm du lịch đều phản ánh trí tuệ và sức sáng tạo của loài ngƣời. Chính những tài nguyên này không chỉ tạo ra môi trƣờng và điều kiện cho du lịch phát sinh và phát triển mà còn quyết định quy mô, thể loại, chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phƣơng.

Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá còn đƣợc biểu hiện qua hành vi ứng xử, đạo đức trong phục vụ, hay trong giao dịch kinh doanh du lịch. Thực chất của mối quan hệ giữa văn hoá với kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng (hay vai trò của văn hoá trong phát triển kinh tế) đã đƣợc khẳng định. Nói cách khác, hành vi kinh doanh muốn có đƣợc thành công phải đƣợc thực hiện một cách văn hoá. Có thể gọi chung là nghệ thuật kinh doanh hay văn hoá kinh doanh.

Xét ở một khía cạnh khác, mối quan hệ mật thiết này đƣợc thể hiện: nếu muốn phát triển du lịch cần phải có một môi trƣờng du lịch tốt (bao gồm cả môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng nhân văn - hai yếu tố này không tách rời). Môi trƣờng tự nhiên nhƣ: không có rác bẩn, nguồn nƣớc sạch, không viết vẽ lên đá…môi trƣờng nhân văn đó là di tích đƣợc giữ gìn, cƣ dân, nhân viên làm việc ở nơi du lịch phải có văn hoá, tố chất văn hoá, cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh…

Tri thức, thông tin xã hội, cách ứng xử, hiểu biết tâm lý du khách…là những động lực hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển du lịch.

Ngƣợc lại đối với văn hoá, du lịch cũng thể hiện một vai trò hết sức quan trọng trong mối quan hệ này. Du lịch trở thành phƣơng tiện để truyền tải và trình diễn các giá trị văn hoá của một địa phƣơng, một dân tộc để mọi khách du lịch trong nƣớc và quốc tế khám phá, chiêm ngƣỡng, học tập và thƣởng thức.

Nhờ có du lịch mà sự giao lƣu văn hoá giữa các cộng đồng, các quốc gia đƣợc tăng cƣờng và mở rộng.

Du lịch còn là phƣơng tiện để đánh thức và làm trỗi dậy các giá trị văn hoá dân tộc đang bị chìm lắng hoặc mai một dần theo thời gian trƣớc những biến cố của lịch sử. Đấy có thể là các công trình kiến trúc cổ, một tập quán sinh hoạt, một làn điệu dân ca, một món ăn dân tộc... thể hiện trình độ mỹ thuật văn hoá, kỹ thuật của các thời đại đã qua. Nhờ có du lịch mà các tài sản văn hoá đó đƣợc khôi phục, khai thác và tôn tạo, phục vụ cho nhu cầu đƣợc thẩm nhận những giá trị của những di sản đó.

Xét ở góc độ kinh tế, nhờ có du lịch đã tạo ra một nguồn thu nhập cho phép các địa phƣơng tích luỹ và phát triển kinh tế – xã hội; trong đó có văn hoá. Nhờ đó các tài sản văn hoá đƣợc bảo vệ, tu sửa, tôn tạo đồng thời với việc xây dựng mới các cơ sở văn hoá và làm phong phú thêm các giá trị văn hoá đƣơng đại. Chính vì văn hoá và du lịch có mối quan hệ tƣơng tác/lẫn vào nhau nhƣ vậy nên văn hoá và du lịch không thể tách rời nhau và càng không thể đối lập nhau.

Nhƣ vậy có thể xác nhận một luận điểm: du lịch là một hoạt động văn hoá mang tính tổng hợp, hay nội hàm của du lịch là văn hoá và tính văn hoá đó đƣợc thể hiện hoặc rõ ràng hoặc ẩn hiện xuyên suốt các mặt hoạt động du lịch. Các hoạt động chủ yếu của du lịch bao gồm: ăn, ở, du ngoạn, mua sắm, vui chơi giải trí (nhu cầu nội tại của con ngƣời...) thì trong tất cả các hoạt động đó ngoài việc để làm thoả mãn nhu cầu đời sống thiết yếu của mọi thành viên trong xã hội đều mang những đặc trƣng văn hoá, khát vọng về văn hoá - thể hiện sự ngƣỡng mộ, theo đuổi đối với nền văn hoá của nơi khác. Du khách có thể bỏ những căn phòng với tiện nghi cao cấp để đƣợc sống trong các căn nhà sàn, nhà lá đơn sơ, có thể bỏ phƣơng tiện giao thông hiện đại để đi thuyền độc mộc, đi xe xích lô lọc xọc trên những đƣờng phố cổ, có thể bỏ những món ăn quen khẩu vị để thƣởng thức những món “khó chơi”, sẵn sàng tiêu tốn một khoản tiền lớn để mua đặc sản của nƣớc khác...“Những vật mà du khách có thể nhìn thấy, ăn, sờ, cầm nắm đƣợc tuy là loại vật chất cụ thể nhƣng trong đó đều bao chứa loại văn hoá tinh thần nào đó mà du khách đi xem, đi mua, đi ăn, điều chủ yếu nhất mà họ chọn không phải là bản thân vật chất mà ở chỗ thoả mãn nhu cầu tâm lý tìm cái mới, cái lạ, cái đẹp”. Vì thế du lịch mặc

dù là một ngành kinh tế trong đó bao hàm nội dung hoạt động kinh tế, nhƣng về tổng thể du lịch là một hoạt động văn hoá - một sinh hoạt văn hoá xã hội của loài ngƣời.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)