Điều kiện để phát triển du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 32 - 33)

Trong mối quan hệ với văn hóa, du lịch là yếu tố quan trọng đẩy mạnh giao lƣu văn hóa giữa các vùng, miền trong nƣớc và giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới. Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc trấn hƣng và bảo tồn các di sản văn hóa. Du lịch đã tạo nên điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội của các địa phƣơng và của các dân tộc phát triển. Nói một cách khác, du lịch đã có tác động quan trọng vào đời sống văn hóa của xã hội.

Tiếp xúc với những giá trị văn hóa, khách du lịch sẽ có những hiểu biết toàn diện, những tình cảm lành mạnh trong sáng, thông qua đó con ngƣời xây dựng những quan niệm đúng đắn về thế giới của chính mình, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, quyết định sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội.

Trong thời gian du lịch, du khách thƣờng sử dụng các dịch vụ, hàng hóa và tiếp xúc trực tiếp với dân ở địa phƣơng. Thông qua các cuộc tiếp xúc đó, cả khách và cả dân cƣ địa phƣơng đều đƣợc trau dồi và nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau về văn hóa và lịch sử, về phong tục tập quán… Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ đƣợc sử dụng một phần cho việc tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt khôi phục và thúc đẩy các ngành nghề thủ công truyền thống, văn hóa nghệ thuật truyền thống, tín ngƣỡng dân gian… phục vụ du lịch.

Tóm lại: giữa du lịch và văn hóa luôn có mối quan hệ biện chứng, mối quan hệ này càng thể hiện rõ trong sự liên kết giữa bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa, các giá trị văn hoá với tƣ cách nhƣ bộ phận trọng yếu của nguồn tài nguyên du lịch. Ở đây, giao lƣu là một trong những thuộc tính cơ bản của văn hóa, nó biểu hiện sinh động thông qua sự vận hành của các di sản văn hóa mà du lịch đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thuộc tính này. Du lịch là cầu nối giữa các bộ phận dân cƣ thuộc các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, đồng thời tạo lập mối quan hệ trực tiếp giữa quá khứ, hiện tại

và tƣơng lai của mỗi dân tộc. Điều đó chứng tỏ giữa du lịch và văn hóa luôn gắn bó khăng khít với nhau, nƣơng tựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Văn hóa là nguồn tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú đặc sắc có thể tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách du lịch. Du lịch văn hóa đang trở thành một loại hình du lịch phổ biến và có hiệu quả cao. Hoạt động du lịch cũng có những tác động tích cực đối với văn hóa. Du lịch chính là cầu nối để thúc đẩy, trao đổi, giao lƣu văn hóa giữa các quốc gia, cộng đồng các dân tộc, là động lực góp phần phát triển, giữ gìn, bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)