Bài học kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 40 - 42)

Du lịch văn hóa tỉnh Quảng Nam

Các di sản văn hóa Hội An vừa hội tụ những đặc trƣng, những tinh hoa của văn hóa dân tộc, vừa thể hiện những nét riêng có của một vùng văn hóa truyền thống; đƣợc đánh giá là “đỉnh cao của sức sáng tạo Việt Nam”. Không những mang ý nghĩa về mặt lịch sử văn hóa, mà nhiều di tích ở Hội An còn là những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật vô giá, có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà nghiên cứu; du khách tham quan trong và ngoài nƣớc.

Hội An là một trong những nơi ở nƣớc ta hiện còn lƣu giữ đƣợc những di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng, độc đáo nhƣ các loại hình nghệ thuật, âm nhạc, ca múa cung bài chồi; ẩm thực, các hoạt động lễ hội và hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, phong tục tập quán... đặc sắc mà trong mỗi loại hình đều có sự gắn bó, hòa nhập giữa văn hóa truyền thống và văn hóa dân gian. Tất cả yếu tố đó là nguồn tài nguyên du lịch vô giá, tạo nên những sản phẩm du lịch văn hóa - thế mạnh không chỉ của riêng Quảng Nam mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam.

Với thế mạnh về các tài nguyên du lịch văn hóa, Quảng Nam có tốc độ tăng trƣởng cao so với cả nƣớc trong hoạt động du lịch. Nếu nhƣ tốc độ tăng trƣởng bình quân toàn ngành đạt 10 - 11%/năm, thì Quảng Nam có tốc độ tăng trƣởng bình quân 15 - 17%/năm về lƣợt khách. Theo thống kê, số lƣợt khách đến Hội An với mục đích tham quan, tìm hiểu lịch sử văn hóa, hay đơn giản là chỉ đến để tận mắt chiêm ngƣỡng một di sản thế giới chiếm tới gần 80% tổng lƣợt khách du lịch. Điều này chứng minh đƣợc giá trị và sức hấp dẫn của di sản phố cổ Hội An đồng thời đây cũng là thƣớc đo và căn cứ để ngành du lịch có kế hoạch lâu dài trong phát triển sản phẩm, nhằm phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 15 - 17%/năm về lƣợt khách trong giai đoạn 2011 – 2015. Mục tiêu cụ thể đƣợc đề ra là đến năm 2015 ngành du lịch Quảng Nam sẽ đón và phục vụ 2,5 triệu lƣợt khách, trong đó có từ 01 - 1,2 triệu lƣợt khách quốc tế. Sự phát triển của ngành du lịch đã thúc đẩy sự gia tăng, mở rộng của các ngành khác nhƣ: góp phần đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ hàng nông phẩm, thủy sản; từng bƣớc phục hồi các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống; góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Quảng Nam; tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động...

Du lịch đã đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Quảng Nam, việc đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị của di sản Hội An là việc làm cấp thiết. Hơn thế nữa, du lịch không chỉ đơn thuần là một hoạt động kinh tế, nó còn mang nội dung nhân văn và xã hội sâu sắc, có thể thông qua hoạt động du lịch để truyền thụ kiến thức, giáo dục truyền thống và góp phần nâng cao dân trí. Để thực hiện đƣợc chức năng này, việc tổ chức, đào tạo cho những ngƣời cung cấp sản phẩm du lịch, hƣớng dẫn viên và xây dựng cơ chế chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực, huy động

sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của di sản Hội An phải đƣợc xem là một nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của các cấp chính quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)