Du lịch văn hóa và vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 39 - 40)

phương

Theo WTO, “Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch”.

Tại Điều 4, Luật Du lịch Việt Nam 2005 giải thích từ ngữ: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Các dịch vụ đó bao gồm: dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách, dịch vụ lƣu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí…

Vậy, có thể hiểu sản phẩm du lịch là những cái nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách du lịch, nó bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cho du khách, đƣợc tạo nên bởi yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một

vùng, một cơ sở nào đó. Sản phẩm du lịch bao gồm 2 thành phần quan trọng là tài nguyên du lịch và các dịch vụ và hàng hóa du lịch. Do đó, sản phẩm du lịch vừa mang tính hữu hình vừa mang tính vô hình. Sản phẩm du lịch văn hóa là sự kết hợp giữa hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý các giá trị văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu về văn hóacủa du khách.

Sản phẩm du lịch đặc thù đƣợc xác định trên cơ sở phân tích những lợi thế, sự khác biệt, nổi bật mang tính đặc trƣng về tài nguyên du lịch của tỉnh An Giang so với các tỉnh vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Mặt khác, các chuyên gia của Tổ chức du lịch thế giới, khi làm dự án VIE/89/003 đã đánh giá Việt Nam là nƣớc có tiềm năng du lịch, trong đó lễ hội dân gian đƣợc xem nhƣ một bộ phận của tiềm năng ấy. Trong đó, văn hóa của ngƣời Chăm An Giang là một bảo tàng sống động, là nơi lƣu trữ những hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo, những sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật,… Tất cả sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch đặc thù cho tỉnh An Giang, mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Chăm. Đây cũng là điểm nhấn, tạo sự khác biệt, độc đáo giữa du lịch văn hóa tỉnh An Giang và các tỉnh khác ở Duyên Hải Nam Trung Bộ. Bên cạnh đó, phát triển du lịch văn hóa của ngƣời Chăm tỉnh An Giang sẽ giải quyết đƣợc vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho tỉnh, không trùng lắp với sản phẩm du lịch của các tỉnh khác. Có nhƣ thế, tài nguyên du lịch văn hóa của ngƣời Chăm tỉnh An Giang mới đƣợc khai thác một cách hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)