Bảo tồn di sản văn hóa Chăm trong du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 112 - 120)

- Làng nghề mộc Long Điền

b) Bối cảnh trong nƣớc

2.2.9. Bảo tồn di sản văn hóa Chăm trong du lịch

Công tác bảo tồn các giá trị văn hóa Chăm đƣợc Trung Ƣơng, các ban ngành tỉnh An Giang rất đƣợc quan tâm:

- Chỉ thị số 121-CT/TW, ngày 26/10/1981 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về công tác đối với đồng bào Chăm nêu rõ: “Coi trọng các di sản văn hoá dân tộc, sƣu tầm, khai thác, chọn lọc và nâng cao vốn văn hoá dân tộc Chăm, đáp ứng yêu cầu, tình cảm của đồng bào Chăm và làm phong phú kho tàng văn hoá Việt Nam”.

- Chỉ thị 06/2004/CT-TTg, ngày 18/02/2004 của Chính phủ chỉ đạo: “Bộ Văn hoá Thông tin đầu tƣ, chỉ đạo, hỗ trợ các tỉnh có đông đồng bào Chăm làm tốt công tác bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá dân tộc Chăm”.

Từ việc chỉ đạo của Trung ƣơng, công tác bảo tồn, phát huy và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Chăm ở An Giang đƣợc các cấp, các ngành quan tâm, góp phần bảo tồn các giá trị đặc sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, làm phong phú kho tàng văn hóa Việt Nam.

Nhƣ chúng ta đã biết, thực tế hiện nay cho thấy, những loại hình văn hoá có giá trị của dân tộc Chăm đang có nguy cơ lụi tàn nhanh chóng, trầm trọng từng ngày, đặc biệt là sự mất dần những ngƣời am hiểu tận tƣờng về những giá trị văn hoá này. Điều này có tác

động trực tiếp đến lớp trẻ, khi mà bản thân chúng chƣa hiểu hết đƣợc các giá trị văn hoá của dân tộc thì chƣa thể nói đến công tác bảo tồn. Giới trẻ ngày nay tỏ ra thờ ơ, chạy theo những loại hình văn hoá mới đang ngày một du nhập mạnh mẽ vào đời sống của mình, chúng tiếp nhận một cách vô thức và không đƣợc định hƣớng. Trong khi đó, trong sinh hoạt của đời sống, ngƣời Chăm hiện vẫn còn giữ lại những hủ tục lạc hậu, lỗi thời…

Văn hóa Chăm là một nền văn hóa lớn, mang đậm bản sắc tộc ngƣời, tồn tại và phát triển theo chiều dài lịch sử trên mảnh đất Việt Nam. Chính vì vậy, cho đến nay, các di sản văn hóa Chăm không chỉ là bộ phận hữu cơ quan trọng của văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng mà còn là bằng chứng cụ thể và sinh động trong tiến trình giao lƣu văn hóa của nhân loại nói chung, mối quan hệ lịch sử giữa Việt Nam với các nền văn hóa trên thế giới nói riêng. Các di sản văn hóa Chăm phản ánh khách quan sự phong phú, đa dạng của văn hóa Chăm qua lịch sử hàng ngàn năm hình thành và phát triển. Nhƣng những giá trị di sản văn hóa ấy cùng với thời gian đang mai một, thất lạc dần. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc cần kíp phải bảo vệ những giá trị đó, trong nhiều năm qua, giới khoa học, nhà nƣớc, cùng nhiều tầng lớp nhân dân đã có nhiều hành động đáng kể. Tuy nhiên, những hoạt động bảo tồn này hầu nhƣ chủ yếu tập trung vào bộ phận di sản ở miền Trung, ít quan tâm đến các di sản văn hóa của vùng ngƣời Chăm ở Nam Bộ với nền văn hóa vừa mang màu sắc tôn giáo Islam lại vừa mang bản sắc Chăm đặc sắc. Nếu coi nhẹ bộ phận văn hóa này, từ đó không kịp thời bảo vệ và phát huy hệ thống các giá trị văn hóa lịch sử đó thì nguy cơ mất mát tiếp tục là điều có thể xảy ra. Bên cạnh những di sản văn hóa phi vật thể nhƣ những lễ hội độc đáo, nghệ thuật trình diễn, trang phục, văn hóa ẩm thực, các ngành nghề thủ công truyền thống, ... kho tàng di sản văn hóa Chăm Nam Bộ còn bao gồm các nhà cổ và hàng chục Thánh Đƣờng Islam với vẻ đẹp độc đáo, uy nghi, lộng lẫy phân bố khắp các tỉnh Nam Bộ nơi có ngƣời Chăm sinh sống. Để vừa bảo tồn di sản văn hóa, vừa phát triển du lịch văn hóa Chăm An Giang thì cần thiết phải xem xét đến các giải pháp sau đây:

Cho đến nay, vẫn có rất ít các công trình nghiên cứu, tƣ liệu hóa những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm Islam Nam Bộ, nhƣ về lịch sử xã hội, ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết), tôn giáo, nghi lễ, tập tục, nghệ thuật trình diễn lễ hội… Vì vậy cần thiết

phải thành lập một Trung tâm Văn hóa Chăm tại An Giang, giống nhƣ ở Ninh Thuận, để góp phần bảo tồn và giới thiệu những đặc sắc về văn hóa, tôn giáo Chăm không những ở An Giang mà cả vùng Nam Bộ.

Song song đó, cũng cần thiết phải thành lập Trung tâm Trƣng bày văn hóa Chăm ở An Giang gắn với chức năng, nhiệm vụ là sƣu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của ngƣời Chăm Nam Bộ. Ngoài ra, trung tâm còn phục dựng nhiều loại hình văn hóa phi vật thể của ngƣời Chăm nhƣ nghề thủ công truyền thống gốm (ở miền Trung) và dệt, loại hình sân khấu hóa lễ hội…

Muốn giữ gìn và bảo tồn truyền thống trƣớc hết cần phải hiểu truyền thống, trong đó việc dạy và học chữ Chăm cần phải đƣợc chú trọng hơn nữa. Cần tăng cƣờng hơn nữa việc phổ biến và truyền dạy chữ Chăm ở Nam Bộ. Hiện nay, mặc dù chữ Chăm đang đƣợc dạy trong các trƣờng tiểu học, nhƣng đang bị giảm dần, vì có sự khác nhau về cách thể hiện, phát âm và ký tự, giữa các vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và An Giang. Do đó, cần nghiên cứu chữ viết đặc thù từng vùng cũng nhƣ nguyện vọng của ngƣời dân địa phƣơng để việc dạy và học chữ Chăm đạt hiệu quả. Đồng thời, có chính sách ƣu tiên hỗ trợ các giáo viên ngƣời Chăm, dạy chữ Chăm.

Hiện nay, có không ít tồn tại và bất cập trong các hoạt động trình diễn nghệ thuật Chăm. Nghệ thuật trình diễn, đặc biệt là ca, múa bị biến cải, cách tân tùy tiện, dàn dựng cẩu thả, sai lệch với truyền thống dân gian Chăm, trong đó, có vấn đề sử dụng âm nhạc. Do đó, cần tập trung nghiên cứu thấu đáo và sâu sắc về những loại hình di sản văn hóa nghệ thuật đặc sắc này để có những biện pháp bảo tồn, phát huy, phát triển một cách phù hợp. Đồng thời, cần quan tâm đến phổ biến, truyền dạy các bộ môn nghệ thuật một cách hệ thống, bài bản.

Di sản văn hóa Chăm đồng thời là những tài nguyên du lịch độc đáo và hấp dẫn. Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý di sản và các doanh nghiệp du lịch trong mọi hoạt động nhằm vừa bảo tồn, vừa khai thác có hiệu quả các di sản là tài nguyên du lịch.

Tổ chức các ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm với sự tham gia của các tỉnh, thành phố có ngƣời Chăm sinh sống nhằm giới thiệu nền văn

hóa Chăm đến với đông đảo ngƣời dân cả nƣớc. Đặc biệt là “Ngày hội văn hóa – thể thao dân tộc Chăm tỉnh An Giang” đƣợc tổ chức 3 năm liền tại Búng Bình Thiên. Lễ hội này là một trong những biểu hiện rõ nét của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm, đƣợc đồng bào Chăm trong toàn tỉnh đón nhận và tham gia, góp phần quảng bá những giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào Chăm. Những năm gần đây lễ hội này đƣợc luân phiên tổ chức ở các huyện trong tỉnh. Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào Chăm đƣợc tổ chức nhằm góp phần tăng cƣờng tình đoàn kết, giao lƣu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm bảo tồn, phát triển văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm. Qua Lễ hội này có thể quảng bá đƣợc nét văn hóa đặc trƣng của ngƣời Chăm đến đông đảo mọi ngƣời.

Bên cạnh đó, tỉnh còn phải phối hợp với các tỉnh, thành phố ở miền Nam nơi có di sản văn hóa Chăm nhƣ Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phƣớc, TP. Hồ Chí Minh..., xây dựng các chƣơng trình du lịch về thăm làng Chăm, tham gia các lễ hội theo mùa...; kết hợp du lịch văn hóa Chăm với các loại hình du lịch khác nhằm đƣa du lịch văn hóa Chăm trở thành một mắt xích quan trọng trong các sản phẩm du lịch ở An Giang.

Xây dựng các chƣơng trình du lịch gắn liền với không gian văn hóa Chăm, trong đó có loại hình du lịch homestay. Khách cùng ăn, ở, sinh hoạt với ngƣời địa phƣơng, đắm mình trong các chƣơng trình ca múa dân gian, nhạc kịch truyền thống lâu đời của ngƣời Chăm, trải nghiệm cách dệt thổ cẩm bằng phƣơng pháp thủ công...

Tỉnh cần xây dựng định hƣớng chiến lƣợc là: Bảo tồn di sản vững chắc và phát triển du lịch bền vững. Với các tiềm năng sẵn có cần xác định du lịch Chăm An Giang là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề gắn với nghỉ dƣỡng, giải trí, tổ chức hội nghị, hội thảo... Bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc, những giá trị truyền thống vốn có, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản với lợi ích từ việc khai thác, phát huy giá trị của di sản thông qua hoạt động du lịch - dịch vụ.

Sẽ là một di sản chết nếu mất đi phần hồn, phần hồn đó chính là những giá trị văn hóa đặc thù níu chân khách du lịch, bạn bè gần xa về với Chăm An Giang, để mà du khách đến vùng Chăm An Giang có thể “cảm” để mà say, mà thƣơng, mà nhớ... Xác định sự đón tiếp niềm nở, thái độ hiếu khách, phục vụ tận tình của ngƣời địa phƣơng sẽ tạo ra

ấn tƣợng tốt đẹp trong lòng khách tham quan, chính vì thế An Giang cần phải xây dựng chƣơng trình đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, bảo tồn, hƣớng dẫn viên có chuyên môn sâu và đam mê văn hóa Chăm, thông thạo ngoại ngữ. Hấp lực riêng có của du lịch Chăm An Giang sẽ thuyết phục và lôi kéo ngày càng nhiều bạn bè, khách du lịch trong nƣớc và thế giới tìm đến và ở lại.

Phát triển là quy luật vận động khách quan, là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống, song không cho phép sự phát triển làm khuất lấp vẻ đẹp truyền thống của di sản cũng nhƣ nét ứng xử thân thiện, hiếu khách, chuẩn mực văn hóa riêng có của ngƣời Chăm. Cái cốt lõi là phải giữ gìn và hoàn thiện những nét văn hóa đặc sắc, sự hấp dẫn riêng, ấn tƣợng của Chăm An Giang. Bảo tồn và phát triển là hai nhiệm vụ song hành, đồng thời cũng là áp lực lớn nhất mà Chăm An Giang luôn phải đối mặt, cũng là nỗi quan ngại của những ai quan tâm, yêu mến di sản. Một số ý kiến trên đây nhằm bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa Chăm, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực, tạo cơ sở cho sự đổi mới, cả về nhận thức lẫn thực tiễn, công cuộc bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa Chăm An Giang, Nam Bộ- một bộ phận hữu cơ và hết sức quan trọng của kho tàng di sản văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Do vậy, để bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa Chăm tại An Giang để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, ngành du lịch và các cơ quan chức năng của tỉnh đã phối hợp với cộng đồng ngƣời Chăm địa phƣơng khuyến khích việc khôi phục lại những nghi thức truyền thống tốt đẹp, đặc trƣng và có ý nghĩa về văn hóa, lịch sử trong các lễ hội.

Mặt khác, hoạt động khai thác, phát triển du lịch trong thời gian qua chính là yếu tố mang tính quyết định đối với sự hồi phục và duy trì của các nghề và làng nghề thủ công truyền thống của ngƣời Chăm tại An Giang, mà điển hình nhƣ dệt thổ cẩm Châu Phong, Châu Giang, làng nghề mộc Long Điền, làng lụa Tân Châu… Bên cạnh những chính sách kêu gọi, khuyến khích ngƣời dân duy trì và mở rộng việc sản xuất các sản phẩm thủ công của mình, địa phƣơng mà trực tiếp là sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, còn có sự hỗ trợ về mặt kinh phí nhằm xây dựng các làng nghề có quy mô theo những giá trị và nếp sống của các cộng đồng này mà điển hình là sự ra đời của hợp tác xã dệt Châu Giang, trung tâm du

lịch Châu Phong nhằm quản bá, giới thiệu sản phẩm đến du khách. Điều đó đã phần nào tạo thêm công ăn, việc làm giúp cải thiện đời sống kinh tế của các gia đình ngƣời Chăm, giúp họ có ý thức bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống của mình.

Tiểu kết chƣơng 2

An Giang là địa phƣơng có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn và độc đáo, trong đó có nhiều loại hình du lịch thân thiện với môi trƣờng và có tính bền vững cao nhƣ: du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch làng nghề, du lịch lễ hội...

Trong những năm qua ngành du lịch tỉnh An Giang đã có những chuyển biến tích cực và đã đạt những thành quả nhất định thông qua các hoạt động nhƣ trung tâm du lịch cộng đồng Châu Phong đƣợc thành lập, ngày hội văn hóa thể thao và du lịch cứ 2 năm tổ chức một lần tại búng Bình Thiên... từ đó đã có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế địa phƣơng, tạo nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng cƣ dân địa phƣơng, góp phần xoá đói giảm nghèo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phƣơng. Nhìn chung, trong những năm qua lƣợt khách du lịch tìm hiểu các giá trị văn hóa Chăm tại An Giang gia tăng nhẹ, đều hằng năm, song cơ cấu vẫn còn rất thấp so với những loại hình du lịch khác.

Văn hóa truyền thống Chăm An Giang đặc sắc là thế nhƣng thực trạng khai thác vẫn chƣa phát huy đƣợc lợi thế của vùng, những điểm hạn chế nhất của vùng là dịch vụ du lịch yếu, thông tin quảng bá du lịch ít, sản phẩm du lịch nghèo nàn, hƣớng dẫn viên du lịch thiếu và yếu, số ngày lƣu trú trung bình của khách còn thấp, vốn đầu tƣ từ du lịch cho các công trình phúc lợi xã hội còn ít, vấn đề ảnh hƣởng đến môi trƣờng, thông tin về điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch còn quá đơn điệu, chƣa có tính đột phá đặc trƣng...bên cạnh đó việc triển khai thực hiện đầu tƣ các dự án còn chậm, công tác xúc tiến du lịch đến các thị trƣờng tuy đã đƣợc thực hiện, vẫn chƣa đủ sức cạnh tranh với các địa phƣơng khác.… Đa số khách du lịch đều đánh giá du lịch vùng Chăm ít cuốn hút và thƣờng không quay lại.

Về công tác phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: song song phát triển các tuyến, điểm du lịch khác nhƣ: Khu du lịch Núi Sam, các làng nghề truyền thống và các di tích lịch sử, kiến trúc tôn giáo tín ngƣỡng…đã tác động rất lớn đến đời sống dân cƣ nhƣ thu nhập đƣợc nâng lên rõ rệt.

Về chính sách khuyến khích đầu tƣ: Chƣa có chính sách riêng về thu hút phát triển du lịch văn hóa đặc biệt là du lịch văn hóa Chăm, tạo đƣợc nhiều cơ hội liên kết, hợp tác kinh doanh đầu tƣ cho các đơn vị, mở ra nhiều triển vọng cho loại du lịch tìm hiểu các giá trị văn hóa Chăm của tỉnh trong tƣơng lai. Đầu tƣ kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch văn hóa Chăm mới đáp ứng đƣợc một phần yêu cầu phát triển; chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ du lịch và sức cạnh tranh chƣa cao

Nhiệm vụ đặt ra là phải làm sao để phát triển du lịch một cách bền vững, góp phần gìn giữ văn hóa Chăm cho thế hệ mai sau.

Chƣơng 2 của luận văn giới thiệu tổng quan văn hóa Chăm An Giang; trình bày

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 112 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)