Đặc điểm lịch sử, xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 49 - 51)

2.1.2.1. Đặc điểm lịch sử

Dân tộc Chăm ngày nay từng là một trong những chủ nhân của nền văn hóa Champa cổ có không gian trải dài hết duyên hải miền Trung. Qua các sử liệu Trung Hoa, ngƣời ta biết đến Chiêm Thành xƣa có tên là Lâm Ấp, nghĩa là xứ rừng, thành lập năm 192 sau công nguyên. Vƣơng quốc này còn có tên là Hoàn Vƣơng. Đầu thế kỉ IX, danh hiệu Chiêm Thành mới xuất hiện. Khởi thủy, có lẽ Chiêm Thành gồm nhiều tiểu quốc bán độc lập và phong kiến. Hai bộ lạc có uy thế hơn cả là thị tộc Cau và thị tộc Dừa. Vƣơng quốc của ngƣời Chăm phát triển đƣợc là nhờ sự thống nhất về tập tục và trên danh nghĩa đã có một vị vua cai trị.

Trong quá trình lịch sử, cùng với đà “nam tiến” ngày càng mạnh mẽ của Đại Việt ở phía bắc, vƣơng quốc Champa ngày càng thu hẹp dần về phía nam. Đến đầu thế kỷ XIX, sau khi thống nhất giang sơn, nhà Nguyễn đã áp dụng chính sách cai trị ngày càng chặt chẽ đối với tộc ngƣời Chăm. Năm 1822 (Minh Mạng thứ tƣ), một bộ phận ngƣời Chăm vùng Panduranga theo vua Pôchơn rời bỏ quê hƣơng sang định cƣ ở Campuchia, vùng đất đó nay là Kompong Cham (bến hoặc làng ngƣời Chăm). Họ không sống tập trung ở một vùng mà sống rải rác dọc theo sông Mêkong ở Việt Nam, hình thành nên 13 làng. Họ đã cùng với Thoại Ngọc Hầu tham gia xây dựng công trình đào kinh Vĩnh Tế thông thƣơng với Hà Tiên.

Dấu vết cuộc định cƣ của ngƣời Chăm ở Campuchia hiện nay còn khá nhiều. Địa danh Kompong Cham (miền ven sông ngƣời Chăm ở) hay chiếc cầu đá (cầu ngƣời Chàm) cùng với nhiều địa danh khác chứng tỏ ngƣời Chăm đã cƣ ngụ trên mảnh đất mà trƣớc đó ngƣời Khmer đã lập nên đế quốc rộng lớn. Bên cạnh đó còn có một bộ phận khác đi đến Thái Lan, Malaysia hay đảo Hải Nam (Trung Quốc). Do quá trình cộng cƣ, tiếp xúc với ngƣời Malaysia, Indonesia theo đạo Islam, nên cộng đồng ngƣời Chăm đã chịu ảnh hƣởng về tôn giáo của các nƣớc này. Họ chuyển từ sinh hoạt tín ngƣỡng truyền thống sang sinh hoạt tôn giáo theo đạo Islam và từ đó cho đến nay, đạo Islam trở thành một trong những tôn giáo chính của họ.

Trƣớc đó, theo một số nhà nghiên cứu văn hóa Chăm thì khoảng từ thế kỷ thứ X vƣơng quốc Champa với sự phát triển khá mạnh về hàng hải đã có sự tiếp xúc, buôn bán và giao lƣu văn hóa với ngƣời Indonesia và Malaysia, những nƣớc có đạo Islam phát triển. Do tình hình chiến tranh liên miên và thất bại, vƣơng triều dần suy yếu và niềm tin vào đạo Hinđu dần giảm sút nên đạo Islam đã có cơ hội bám rễ đƣợc vào một bộ phận ngƣời Chăm. Islam đến Champa cũng nhƣ Đông Nam Á không phải bằng con đƣờng gƣơm giáo mà chủ yếu thông qua các thƣơng nhân và các nhà truyền giáo Arập, Ấn Độ, Ba Tƣ khi họ đi thuyền qua các thành phố ven biển.

Ngay từ đầu Islam đã đƣợc cƣ dân địa phƣơng dễ dàng tiếp nhận và không gặp trở ngại gì đáng kể. Thế nhƣng, Islam giáo thời kỳ này bị “Chăm hóa” bởi tín ngƣỡng dân gian của họ. Phải đến khi một bộ phận ngƣời Chăm di cƣ đến Campuchia, tiếp xúc với ngƣời Malaysia thì Islam chính thống mới bám rễ sâu trong đời sống tâm linh của cộng đồng này.

Vào năm 1959, con cháu Chăm vùng Panduranga liên lạc đƣợc với ngƣời Chăm Islam ở Châu Ðốc (một trong 13 làng ở miền Nam) và cộng đồng Muslim ở Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh). Kết quả của sự giao lƣu này là con cháu Champa ở miền Trung trƣớc kia đã đánh mất Islam thì nay đã trở lại với Islam chính thống. Hơn nữa, với sự giúp đỡ của cộng đồng Muslim ở Sài Gòn, những thánh đƣờng Islam đã đƣợc xây dựng ở các thôn Văn Lâm, Nho Lâm, An Nhơn và Phƣớc Nhơn thuộc tỉnh An Giang.

Ngày nay, trên dải đất quê hƣơng cũ, ngƣời Chăm chỉ tập trung nhiều ở hai tỉnh An Giang và Bình Thuận. Ngoài ra, ở Tây Ninh có ba làng Chăm. Ngƣời Chăm ở Châu Đốc (An Giang) tiếp tục di dân đến Kiên Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phƣớc, Bình Dƣơng... Hiện nay, An Giang có 9 làng Chăm là: Quốc Thái, Đa Phƣớc, Nhơn Hội, Vĩnh Tƣờng, Khánh Bình (huyện An Phú), Phú Hiệp và Châu Phong (Thị xã Tân Châu), Khánh Hòa (huyện Châu Phú), Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành).

2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Đánh giá một cách tổng quát, tình hình kinh tế - xã hội của đồng bào Chăm Hồi giáo nƣớc ta hiện nay nói chung và ở An Giang nói riêng đƣợc cải thiện rõ rệt. Đời sống kinh tế của đồng bào Hồi giáo đƣợc nâng cao nhờ cơ sở hạ tầng phát triển, đầu tƣ và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hƣớng, phù hợp với đặc điểm của từng vùng. Các biện pháp kỹ thuật đƣợc áp dụng vào sản xuất, nhất là khi Đảng ta thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nƣớc. Cho nên, mức sống của đồng bào Chăm cũng đƣợc nâng lên theo tỷ lệ chung ở từng vùng, từng địa phƣơng, số hộ đạt mức sống khá và giàu tăng lên. Tuy nhiên, vẫn còn một số cộng đồng Hồi giáo nhỏ lẻ thiếu đất sản xuất. Do đó, tình hình tái nghèo và thất học trong các cộng đồng này đang là một vấn đề cần đƣợc quan tâm.

Những năm gần đây, đời sống văn hoá - xã hội trong cộng đồng ngƣời Chăm Hồi giáo An Giang đƣợc cải thiện đáng kể. Theo đó, trình độ học vấn cũng từng bƣớc nâng lên, nhất là khi Nhà nƣớc áp dụng chính sách miễn học phí cho học sinh là con em đồng bào Chăm. Một bộ phận ngƣời Chăm Hồi giáo có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)