Số lượng khách du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 73 - 77)

- Làng nghề mộc Long Điền

2.2.1. Số lượng khách du lịch

2.2.1.1. Khách du lịch quốc tế

Lƣợng khách du lịch quốc tế đến An Giang tƣơng đối thấp, chỉ chiếm 1,2% tổng lƣợng khách. Năm 2002 có 1.065 lƣợt khách quốc tế đến An Giang, chiếm tỷ trọng 1,08% tổng số khách lƣu trú. Năm 2005 có 2.363 lƣợt khách, chiếm tỷ trọng 1,14% và đến năm 2012 có 4.650 lƣợt khách, chiếm tỷ trọng 1,56%. Khách quốc tế đến An Giang chủ yếu với mục đích tham quan nghiên cứu khoa học đến các lễ hội, các làng nghề truyền thống và đến An Giang với mục đích đầu tƣ, buôn bán thƣơng mại và kết hợp du lịch.

Bảng 2.1. Hiện trạng khách du lịch đến An Giang giai đoạn 2002 – 2012 Đơn vị: Lượt khách Năm 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Tổng lƣợng khách đến 728.580 815.200 1.105.000 1.270.000 1.410.000 1.600.000 Lượng khách do CSKD DU LịCH cấp, Trong đó: 318.580 366.840 4453.850 540.000 609.525 720.845 Khách không lƣu trú 220.000 215.990 270.000 305.000 361.000 298.850 Khách lƣu trú, Trong đó: 98.580 150.850 183.850 235.000 248.525 298.850 Khách quốc tế 1.065 972 1.350 2.416 4.132 4.650 Khách nội địa 97.515 149.878 182.500 232.584 244.393 294.200

Nguồn: Sở văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh An Giang 2.2.1.2. Khách du lịch nội địa

Thị trƣờng khách nội địa của An Giang phần lớn là từ TP. HCM và khu vực phía Nam; một số ít từ các tỉnh phía Bắc. Bên cạnh các thị trƣờng này, một phần lớn ngƣời dân địa phƣơng ở tỉnh An Giang cũng tham gia vào dòng khách du lịch nội địa.

Khách du lịch nội địa đến An Giang chủ yếu với mục đích tham quan, nghiên cứu (văn hóa,...); tham gia các hội nghị, hội thảo... Tính mùa vụ của thị trƣờng khách du lịch nội địa là rất cao, chủ yếu diễn ra vào mùa Xuân. Các cơ quan đoàn thể cũng thƣờng tổ chức cho cán bộ nhân viên đi nghỉ mát... Tuy nhiên, đối với một số loại hình du lịch thì mùa du lịch vẫn đƣợc kéo dài trong cả năm (du lịch tham quan, lễ hội, công vụ...).

Khách du lịch nội địa hàng năm chiếm tới 98,8% trong tổng lƣợng khách đến An Giang. Theo số liệu của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, năm 2002 lƣợng khách du lịch nội địa là 728.580 lƣợt khách và vẫn duy trì mức tăng đều đặn ở các năm tiếp theo. Năm 2005, cùng với xu hƣớng hồi phục của du lịch Việt Nam, lƣợng khách tham quan đã đạt mốc 1.150.000 lƣợt khách, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2002. Năm 2009 lƣợng khách du lịch tiếp tục tăng lên 1,5 triệu lƣợt khách và đến năm 2012 thì ngành du lịch tỉnh An

Giang thu đƣợc 1,6 triệu luợt khách. Tính trung bình giai đoạn 2002-2012, lƣợng khách du lịch đến tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang có tốc độ tăng trƣởng bình quan 8,6%/năm.

Trong tổng số khách du lịch đến An Giang tham quan du lịch thì khách lễ hội chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 60%. Khách du lịch sinh thái và nghỉ dƣỡng chiếm tỷ lệ 28% và khách du lịch công vụ chiếm 12%.

2.2.1.3. Đánh giá khách du lịch

Mặc dù hàng năm số lƣợng khách du lịch đến An Giang vẫn tăng, nhƣng số ngày lƣu lại bình quân có xu hƣớng giảm dần. Nguyên nhân cơ bản là: Lƣợng khách quốc tế đến An Giang đều đi theo chƣơng trình du lịch trọn gói do các công ty lữ hành ở TP. Hồ Chí Minh ... tổ chức. Thời gian gần đây, các công ty này cắt ngắn dần thời gian lƣu lại tại An Giang, khách du lịch nội địa có số lƣợng lớn nhƣng lƣợng khách có thời gian lƣu lại tại An Giang tƣơng đối ngắn (khách đi lễ hội, Tâm linh ) lại chiếm tỷ trọng lớn nguồn khách nên làm giảm thời gian lƣu trú bình quân của du khách. Sản phẩm du lịch và dịch vụ của An Giang còn đơn điệu, chủ yếu khai thác những cái sẵn có, chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ nên chƣa tạo đƣợc những sản phẩm thực sự hấp dẫn. Chƣa nghiên cứu, kết nối đƣợc những điểm du lịch hấp dẫn thành những chƣơng trình du lịch dài ngày, hợp lý có sức hút đối với các công ty lữ hành và bản thân khách du lịch.

Doanh thu từ du lịch

Theo số liệu trong Niên gián thống kê tỉnh An Giang năm 2012, có thể nhận thấy, bên cạnh nhóm ngành công nghiệp - xây dựng vẫn duy trì đƣợc nhịp độ tăng trƣởng cao, khá ổn định, giá trị tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 tăng 19%, nhóm ngành thƣơng mại - dịch vụ - du lịch phát triển với tốc độ thấp hơn, tăng trƣởng bình quan hàng năm giai đoạn 2006-2010 đạt 9%. Đáng chú ý hơn cả trong nhóm ngành dịch vụ là ngành du lịch có tốc độ tăng trƣởng khoảng 13%. Với mức tăng trƣởng trong thời gian qua có thể thấy nền kinh tế An Giang đã và đang phát triển đúng với định hƣớng phát triển kinh tế xã hội và phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nƣớc.

Giá trị gia tăng ngành du lịch An Giang (theo giá thực tế) năm 2002 đạt 24,16 tỷ đồng, năm 2005 đạt 52,2 tỷ đồng, năm 2010 đạt 122,5 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng đạt 17,6 %/năm. Nhƣ vậy, có thể thấy sự đóng góp của ngành du lịch trong cơ cấu GDP của tỉnh còn khiêm tốn. Tuy nhiên, nếu tính thu nhập xã hội từ du lịch thì con số trên có thể lớn hơn nhiều. Năm 2012, giá trị tăng thêm của ngành du lịch chiếm 0,58% tổng GDP của tỉnh.

Cũng theo số liệu thống kê của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang cho thấy thu nhập du lịch của tỉnh vừa qua đã có sự tăng trƣởng đáng kể. Nếu nhƣ năm 2002 tổng thu nhập của toàn ngành du lịch đạt 34,52 tỷ đồng thì đến năm 2001 đạt mức 45,56 tỷ đồng. Đến năm 2005 thu nhập du lịch đạt 75 tỷ đồng. Tăng trƣởng trung bình thu nhập du lịch giai đoạn 2000-2005 đạt 16,78%. Tiếp tục đà tăng trƣởng đó, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của dòng khách du lịch nội địa đến, du lịch An Giang đạt mức tăng trƣởng mạnh mẽ ở mức 21,4%/năm, năm 2012 đạt 175 tỷ/năm.

Bảng 2.2. Bảng thu nhập du lịch tỉnh An giang, giai đoạn 2002-2012

Đơn vị tính : Tỷ đồng 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Tổng thu nhập 34,52 52,52 65,00 87,20 128,00 175,00 Lƣu trú 6,05 12,38 18,25 20,45 28,90 39,00 Ăn uống 4,91 9,56 16,47 24,14 37,90 81,00 Lữ hành-Vận chuyển 2,85 4,56 7,23 8,91 13,00 15,50 Mua sắm 20,71 26,02 23,55 33,70 48,20 39,50

Nguồn: Sở Văn hoá –Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang

Về cơ cấu chi tiêu của khách du lịch: theo số liệu thống kê của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch An Giang trong những năm gần đây thì doanh thu từ dịch vụ lƣu trú chiếm 35%, ăn uống chiếm 30%, trong khi đó doanh thu từ hoạt động mua sắm chỉ chiếm 11%, lữ hành 11%, vận chuyển 2%. Nhƣ vậy, khách du lịch đến với An Giang chi tiêu tới 2/3 chi tiêu của mình cho 2 dịch vụ chính là ăn uống và lƣu trú, 1/3 cho các dịch vụ bổ xung. Cơ cấu này là chƣa phù hợp với xu thế của các nƣớc có ngành du lịch phát triển.

Các chuyên gia của Tổ chức Du lịch Thế Giới đã chỉ ra rằng nhu cầu loại 1 của khách du lịch (nhu cầu ăn, ngủ) là có giới hạn nên việc tăng doanh thu thông qua tăng chi tiêu về ăn ngủ còn gặp nhiều hạn chế; còn nhu cầu loại 2 (chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí, tham quan các di tích, danh thắng…) thì hầu nhƣ không có giới hạn và thƣờng hay xuất hiện tuỳ thuộc vào trạng thái tâm lý cũng nhƣ khả năng cung ứng, du khách rất sẵn lòng chi trả cho các dịch vụ này. Vì vậy, ở các vùng du lịch phát triển, các nhà kinh doanh thƣờng đƣa ra hệ thống các sản phẩm dịch vụ du lịch rất phong phú và các khoản thu từ các dịch vụ này lớn hơn nhiều so với khoản thu từ dịch vụ ăn uống và lƣu trú.

Thực trạng cơ cấu chi tiêu của khách du lịch ở An Giang cũng nằm trong xu thế chung của nhiều địa phƣơng khác là khách du lịch vẫn dành phần lớn chi tiêu của mình cho các dịch vụ lƣu trú và ăn uống. Để tăng nguồn thu từ khách du lịch thì điều quan trọng là phải tạo hệ thống hàng hoá, dịch vụ phong phú, tạo điều kiện cho khách du lịch chi tiêu nhiều hơn vào hoạt động mua sắm các hàng hoá lƣu niệm, vận chuyển du lịch và các dịch vụ khác. Muốn nhƣ vậy cần phải đầu tƣ xây dựng các công trình vui chơi, giải trí hấp dẫn, các cơ sở bán hàng thủ công, mỹ nghệ có chất lƣợng cao, các dịch vụ bổ xung thêm cho hoạt động du lịch… để thu hút khách du lịch và khả năng chi tiêu của họ. Hiện nay khách du lịch đến với An Giang phần lớn là khách lẻ nên vấn đề đóng bảo hiểm cho khách du lịch chƣa đƣợc đề cập đến nhƣ là nguồn thu chung của ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)