Giải pháp về tổ chức, quản lý du lịch văn hóa Chăm AnGiang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 145 - 157)

- Làng nghề mộc Long Điền

b) Bối cảnh trong nƣớc

3.2.7. Giải pháp về tổ chức, quản lý du lịch văn hóa Chăm AnGiang

3.2.7.1. Giải pháp chung

- Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền để tạo đƣợc sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, hệ thống chính trị, các đơn vị kinh doanh du lịch và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, quy hoạch các khu, điểm du lịch.

- Nâng cao vai trò tham mƣu, chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch: Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn, tạo môi trƣờng thông thoáng, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh; đẩy mạnh xã hội hóa trong xúc tiến quảng bá và đào tạo du lịch.

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả sự hợp tác, phối hợp giữa các cấp, các ngành, giữa các doanh nghiệp và các tỉnh để thúc đẩy phát triển du lịch: Các cấp Đảng ủy chính quyền, các ngành liên quan tăng cƣờng chỉ đạo, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; đối với địa phƣơng cần gắn phát triển du lịch với các nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Khuyến khích các sở, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, hội nghị, hội thảo... nhằm thu hút khách du lịch công vụ. Đẩy mạnh chƣơng trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng trong công tác kiểm tra dự án, chất lƣợng các dịch vụ du lịch; hƣớng dẫn đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trƣờng du lịch xanh, sạch, đẹp, an toàn cho du khách. Tăng cƣờng liên kết giữa hoạt động du lịch với các hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng truyền thống, với địa phƣơng có sản vật đặc trƣng nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc thù.

- Thành lập mới các doanh nghiệp chuyên kinh doanh du lịch có quy mô lớn làm động lực, định hƣớng thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh. Chú trọng củng cố, phát triển nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo nên một mạng lƣới dịch vụ du lịch đều khắp, giải quyết công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phƣơng. Thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh mở rộng liên kết, trở thành đối tác chiến lƣợc của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lớn trong nƣớc và quốc tế nhằm khai thác thƣơng hiệu, thị trƣờng khách, kinh nghiệm quản lý, nghiệp vụ du lịch tiên tiến.

- Trong công cuộc thực hiện phát triển du lịch vùng Chăm An Giang, vai trò của Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng là thực sự quan trọng và chiếm vị trí chủ đạo. Chính quyền địa phƣơng phải luôn chú trọng đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng, tâm linh, hƣởng thụ văn hóa, văn nghệ của đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn.

Việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Chăm đƣợc thực hiện thông qua nhiều hình thức nhƣ bảo tồn, phát triển tiếng Chăm, thƣờng xuyên tổ chức các lớp dạy tiếng Chăm cho con em đồng bào dân tộc, giúp cho thế hệ con em ngƣời Chăm duy trì sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình song song với ngôn ngữ ngƣời Kinh.

Thành lập trung tâm văn hóa, trung tâm trƣng bày các di sản văn hóa Chăm, nhà truyền thống dân tộc… để thực hiện công tác nghiên cứu, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể. Tiến hành kiểm kê tình trạng di sản, trên cơ sở kiểm kê khoa học toàn bộ các di tích và phân loại theo tình trạng kỹ thuật hiện hữu, hệ thống, tƣ liệu hóa những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm Islam Nam Bộ nhƣ: về lịch sử xã hội, ngôn ngữ, tôn giáo, nghi lễ, tập tục, nghệ thuật trình diễn lễ hội…

Ngoài ra, Nhà nƣớc và các cơ quan chức năng có liên quan cần tổ chức nhiều hội thảo, nghiên cứu khoa học mang tầm quốc gia và quốc tế thƣờng xuyên đƣợc tổ chức để tìm kiếm và mở rộng con đƣờng giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản bền vững.

Tỉnh An Giang nên xây dựng định hƣớng chiến lƣợc phát triển du lịch vùng Chăm là: Bảo tồn di sản vững chắc và phát triển du lịch bền vững. Các cơ quan quản lý di sản

phối hợp với các doanh nghiệp du lịch trong mọi hoạt động nhằm vừa bảo tồn, vừa khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa Chăm vào du lịch.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh thực hiện khôi phục và phát triển nghề dệt của đồng bào Chăm, sƣu tầm khôi phục các công cụ, hiện vật liên quan đến đời sống, sinh hoạt đồng bào Chăm… Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc cũng đƣợc gắn liền với việc xây dựng đời sống văn hóa, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, thực hiện tốt phƣơng châm “xây” đi đôi với “chống” trong đó lấy “xây” làm chính.

Muốn phát triển du lịch vùng Chăm, tỉnh cũng cần phải xây dựng chƣơng trình đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, bảo tồn, hƣớng dẫn viên có chuyên môn sâu và đam mê văn hóa Chăm, thông thạo ngoại ngữ để giới thiệu, quảng bá đƣợc những nét đặc sắc văn hóa của vùng.

Tổ chức các ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm. Nhiều nghi lễ và lễ hội của đồng bào Chăm ở các tỉnh đã đƣợc ngành văn hóa quan tâm định kỳ tổ chức nhƣ một trong những sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của nhân dân địa phƣơng. Cần tiếp tục phát huy điểm mạnh này.

Phát triển các loại hình văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Chăm; duy trì củng cố và nâng dần chất lƣợng phong trào văn nghệ quần chúng của đồng bào Chăm, góp phần làm cho các phong trào văn hóa văn nghệ thêm phong phú, nét đẹp văn hóa truyền thống của ngƣời Chăm cùng hòa quyện với văn hóa ngƣời Kinh và các dân tộc thiểu số trên địa bàn sẽ trở thành đặc trƣng sinh động trong nền văn hóa dân tộc.

Mỗi di sản, di tích ở An Giang có nét đặc thù, giá trị và sự hấp dẫn riêng. Vì vậy, trong quá trình quản lý, bảo tồn, tôn tạo và khai thác đòi hỏi những cách thức riêng, xác định và giữ gìn những nét đặc thù riêng có với phƣơng pháp quản lý và bƣớc đi thích hợp. Để quản lý, bảo tồn và phát huy tốt một di sản văn hóa, cần có sự thống nhất trong quản lý, điều hành của cơ quan quản lý Nhà nƣớc, nghĩa là cần phải có một“nhạc trƣởng”để nhận đƣợc sự ủng hộ của cả hệ thống chính trị và làm tốt vai trò gắn kết các cấp chính quyền, nhà khoa học, cơ quan chuyên môn, cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nƣớc, ngƣời dân - chủ nhân của di sản, di tích, các chủ di tích, chủ doanh nghiệp

- kinh doanh. Đặc biệt, mọi quyết sách có liên quan đều phải tính đến lợi ích của cộng đồng, của từng ngƣời dân - chủ di tích, đáp ứng tối ƣu nhu cầu dân sinh, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân...

3.2.7.2. Giải pháp cụ thể

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp:

-Tiếp tục phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nƣớc về du lịch của tỉnh.

-Thành lập Ban quản lý khu du lịch cho các khu du lịch quan trọng để thống nhất sự quản lý, trong đó cần tăng cƣờng sự phối hợp liên ngành để nâng cao hiệu lực quản lý của Ban quản lý các khu, tuyến, điểm du lịch.

-Tăng cƣờng vai trò và năng lực quản lý Nhà nƣớc du lịch của các phòng văn hóa thông tin cấp huyện để phối hợp và nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên và phát triển du lịch theo quy hoạch trên địa bàn

Nâng cao trình độ quản lý theo quy hoạch cho các cấp, các ngành

-Thực hiện chế độ bồi dƣỡng luân phiên đối với công chức, viên chức và cán bộ quản lý, hoạt động kinh doanh du lịch An Giang về công tác quy hoạch du lịch.

- Phổ biến, học tập những nội dung của Luật du lịch nói chung và những nội dung quy định về quy hoạch phát triển du lịch, tài nguyên du lịch của Luật du lịch nói riêng cho các cấp, các ngành, quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch, của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tại địa phƣơng.

- Tập trung thực hiện nội dung “Nâng cao vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trong việc đảm bảo môi trƣờng, văn minh du lịch, an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch”.

- Tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp, tăng cƣờng công tác chỉ đạo, phối hợp liên ngành để kiểm tra, phát hiện và xử lý triệt để những hành vi cƣớp giật tài sản, lừa đảo, gian lận, tăng giá, chặt chém, đeo bám, ép khách du lịch...

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các khu, điểm du lịch, đến hết năm 2013, 100% các khu, điểm du lịch hoàn thành việc xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn.

- Thiết lập đƣờng dây nóng để tiếp nhận, giải quyết và phản hồi thông tin kịp thời đến khách du lịch, tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân nhằm xây dựng phong cách ứng xử văn minh, lịch sự, việc giữ gìn, đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh môi trƣờng để phát triển du lịch. Khen thƣởng, động viên các tổ chức, cá nhân có những đóng góp tích cực và hiệu quả trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng du lịch trên địa bàn.

- Tăng cƣờng phối hợp liên ngành, liên vùng

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định nhà nƣớc trong hoạt động kinh doanh du lịch đồng thời giải quyết tốt các vấn đề về môi trƣờng tự nhiên, xã hội tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững.

- Các sở, ngành, UBND các địa phƣơng có cộng đồng ngƣời Chăm tích cực phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành tổ chức hƣớng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch việc thực hiện đúng, đầy đủ các quy định, pháp luật nhà nƣớc về điều kiện về kinh doanh, an ninh trật tự, xây dựng, ngoại hối, thuế, vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết giá,… đồng thời tăng cƣờng công tác hậu kiểm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đảm bảo môi trƣờng kinh doanh du lịch trong sạch, lành mạnh, chuyên nghiệp.

- Thƣờng xuyên gặp gỡ, tích cực xử lý, giải quyết thấu đáo, kịp thời các kiến nghị của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch ở địa bàn, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, phát triển bền vững.

- Triển khai các chƣơng trình phòng chống biến đổi khí hậu, thiên tai nhất là khu vực ven biển; áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trƣờng trong kinh doanh du lịch; khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chƣơng trình giám sát môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Triển khai chƣơng trình du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng gắn với kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ môi trƣờng tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về môi trƣờng du lịch; khuyến khích và hỗ trợ đối với các mô hình tiết kiệm năng lƣợng, sử dụng nguyên vật liệu địa phƣơng, ứng dụng công nghệ sạch; đánh giá, tôn vinh những thƣơng hiệu du lịch “xanh” ở tỉnh.

- Thực hiện nghiêm túc quy định về thẩm định và tái thẩm định, duy trì chất lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch; kiểm tra an ninh, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động làm cơ sở để doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đủ khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Tiểu kết chƣơng 3

Nhƣ vậy để phát triển du lịch văn hóa Chăm theo hƣớng bền vững cần phải cần phải có định hƣớng phát triển các thị trƣờng và sản phẩm du lịch chủ yếu mà cụ thể là phải tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, mang ấn tƣợng của địa phƣơng và phải thân thiện với môi trƣờng. Ngoài ra, cần có định hƣớng về đầu tƣ phát triển du lịch một cách rõ rệt để từ đó làm đòn bẩy cho ngành du lịch địa phƣơng phát triển.

Cần có nhiều giải pháp toàn diện, bền vững cả về kinh tế, văn hoá – xã hội và môi trƣờng mới có thể phát triển ngành du lịch của tỉnh theo hƣớng bền vững. Trong đó một số giải pháp cần đƣa lên hàng đầu và phải triển khai thực hiện ngay từ bây giờ đó là: Bảo tồn nguồn tài nguyên của địa phƣơng, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cƣ, khuyến khích ngƣời dân địa phƣơng tham gia vào các hoạt động du lịch của địa phƣơng.

KẾT LUẬN

Giữa văn hóa và du lịch có một sợi dây liên kết dƣờng nhƣ mang tính tất yếu. Từ xa xƣa, con ngƣời đã có nhu cầu khám phá các nền văn hóa khác với nền văn hóa của mình để thỏa mãn tính hiếu kỳ bẩm sinh. Hơn nữa, xu hƣớng du lịch hiện nay không chỉ đơn thuần là thƣ giãn, giải trí mà còn để học hỏi thêm về những nét văn hóa riêng biệt của từng dân tộc.Điều đó đã tạo thuận lợi cho du lịch khám phá phát triển, trong đó có du lịch khám phá văn hóa. Ngƣợc lại, du lịch góp phần nâng cao đời sống vật chất của cƣ dân bản địa, giúp họ có ý thức hơn trong bảo tồn và phát huy văn hóa riêng biệt của mình.

Quá trình hình thành nên vùng đồng bào Chăm An Giang là một quá trình trải dài qua bao thăng trầm với bao hi sinh mất mát của tổ tiên ngƣời Chăm. Do quá trình lịch sử, từ vùng đất Panduranga (Ninh Thuận, Bình Thuận) họ theo Po Achơn, vị vua của họ, thực hiện cuộc đại di cƣ đến tận vùng đất Campuchia xa xôi, để rồi sau này họ trở lại và hình thành nên một bản sắc văn hóa độc đáo, cộng đồng Chăm Islam An Giang.

Nằm bên dòng Hậu Giang hiền hòa, ngƣời ta bắt gặp thấp thoáng một nền văn hóa “xa lạ” với mình. Đó là hình ảnh của những ngôi thánh đƣờng to lớn, thoát tục; những cô gái Chăm với áo dài và khăn trùm kín tóc đi ngoài đƣờng; những ngƣời đàn ông mặc váy (xà rông); hay nghe đƣợc âm thanh của tiếng kinh cầu ngân vang với âm điệu thật hay và “lạ lùng”; thứ âm nhạc mà họ đang nghe cũng thật kỳ lạ; những cái tên không tài nào nhớ và phát âm đƣợc… Tất cả chỉ khiến ta có thể liên tƣởng đến “xứ sở cổ tích của nghìn lẻ một đêm” với biết bao chuyện thần kì. Cộng đồng Chăm An Giang với văn hóa đậm chất Islam từ trang phục, ẩm thực cho đến đời sống tâm linh. Giáo lý Islam đã tác động rất lớn đến mọi mặt đời sống của ngƣời Chăm An Giang để rồi trở thành một quy tắc sống cho mỗi ngƣời Chăm. Bên cạnh đó, ngƣời Chăm An Giang cƣ trú trên vùng đồng bằng sông nƣớc quanh năm phù sa bồi đắp, sống giữa cộng đồng ngƣời Việt, ngƣời Hoa, ngƣời Khmer… vì thế văn hóa của họ cũng chịu ảnh hƣởng ít nhiều về thói quen sinh hoạt và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 145 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)