Nhân lực trong du lịch văn hóa Chăm AnGiang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 107 - 108)

- Làng nghề mộc Long Điền

b) Bối cảnh trong nƣớc

2.2.6. Nhân lực trong du lịch văn hóa Chăm AnGiang

Lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động bổ trợ. Lao động trực tiếp là số lao động làm việc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác trực tiếp phục vụ du lịch, lao động bổ trợ tham gia vào các hoạt động có liên quan đến du lịch. Số lƣợng lao động tăng theo hàng năm, song chất lƣợng chuyên môn chƣa đƣợc cải thiện nhiều. Nhìn chung lao động chƣa qua đào tạo nghiệp vụ còn cao, trình độ nghiệp vụ sơ cấp chiếm số lƣợng còn lớn, trình độ ngoại ngữ còn thấp. Lao động du lịch An Giang tƣơng đối trẻ, có nhiều triển vọng nếu có kế hoạch đào tạo đúng hƣớng sẽ đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt và lâu dài trong tƣơng lai.

Cùng với sự gia tăng của khách du lịch và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch... trong những năm qua lao động ngành du lịch ở An Giang không ngừng gia tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho xã hội.

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch An Giang, năm 2000 cả tỉnh có 674 lao động trong ngành du lịch; đến năm 2002 tăng lên 1.025 lao động, năm 2004 là 1.241 lao động (tăng lên 48,6% so với năm 2000). Năm 2010 là 2.499 lao động (tăng 50,7% so với năm 2004).

Ngoài lực lƣợng lao động này còn có các lao động mang tính thời vụ. Các cơ sở kinh doanh sử dụng khoảng 1.000 lao động hợp đồng ngắn hạn và lao động phổ thông ở địa phƣơng. Nhƣ vậy, tốc độ tăng trƣởng trung bình của lao động trong giai đoạn 2000 - 2012 là 28%.

Bảng 2.3. Lao động trong ngành du lịch An Giang giai đoạn 2008 – 2012 Đơn vị tính: Người Năm Trình độ 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng trƣởng Đại học, cao đẳng 106 132 150 179 181 16,91% Tung cấp và sơ cấp nghề 94 215 275 308 358 45,82% Đào tạo khác

Đào tạo tại chỗ (học nghề) 1.079 385 1.243 460 1.351 500 1.213 625 1.960 673 4,30%

Chƣa qua đào tạo 218 228 331 250 200 -2,13%

Tổng 1.279 1.590 1.776 1.950 2.100 13,20%

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang.

Về chất lƣợng lao động: Trong tổng số lao động, trình độ Đại học - Cao đẳng chiếm trung bình 8,5%, trung cấp 15 - 20%, còn lại là lao động trình độ Sơ cấp và lao động phổ thông chƣa qua đào tạo. Cụ thể, theo số liệu của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch An Giang năm 2000 tổng số lao động của ngành là 674, trong đó: Trình độ Đại học - Cao đẳng là 68 ngƣời (chiếm tỷ lệ 10,1%); trình độ Trung và Sơ cấp là 129 ngƣời (chiếm tỷ lệ 19,1%). Đào tạo khác là 477 ngƣời (chiếm tỷ lệ 70,8%). Đến năm 2005 tổng số lao động của ngành là 1.279, trong đó: Trình độ Đại học - Cao đẳng là 106 ngƣời (chiếm tỷ lệ 8,3%); trình độ Trung và Sơ cấp là 94ngƣời (chiếm tỷ lệ 7,3%). Đào tạo khác là 1.079 ngƣời (chiếm tỷ lệ 84,4%). Và năm 2012 tổng số lao động của ngành là 2499, trong đó: Trình độ Đại học - Cao đẳng là 181 ngƣời (chiếm tỷ lệ 7,2%); trình độ Trung và Sơ cấp là 358 ngƣời (chiếm tỷ lệ 14,3%). Đào tạo khác là 1.960 ngƣời (chiếm tỷ lệ 78,4%).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)