Vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 34 - 35)

Theo giáo trình Kinh tế du lịch của GS-TS. Nguyễn Văn Đính, PGS-TS. Trần Thị Minh Hòa của Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội “là cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch bao gồm toàn bộ các phƣơng tiện vật chất tham gia vào việc khai thác các tiềm năng du lịch tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách trong suốt cuộc hành trình du lịch.” [28, tr.85]

Cơ sở vật chất kỹ thuật phải đa dạng hóa và chuyên môn hóa theo từng địa phƣơng và từng loại địa hình và loại hình du lịch nhƣ: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ biển, du lịch chữa bệnh theo đặc thù của địa phƣơng… cơ sở vật chất kỹ thuật đều có thành phần giống nhau nhƣ: cơ sở phục vụ lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí,… Tuy nhiên, từng loại hình du lịch khác nhau sẽ có các công trình bổ sung đặc biệt để sử dụng tài nguyên du lịch phục vụ cho khai thác loại hình du lịch cụ thể nào đó. Điển hình nhƣ đối với du lịch nghỉ biển cần công trình bổ sung phục vụ tắm biển, bãi tắm,…

Nhƣ vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa cần đảm bảo sự hợp lý, tối ƣu trong đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng du lịch, nhƣng ngoài thông lệ quốc tế, còn phải có phần đặc thù của nó. Theo các tuyến, điểm du lịch đã đƣợc quy hoạch chi tiết, phải từng bƣớc xây dựng hệ thống đƣờng xá, phƣơng tiện vận chuyển, cơ sở lƣu trú: khách sạn, nhà hàng, nơi mua sắm; phƣơng tiện thông tin liên lạc...theo tiêu chuẩn quốc tế, càng hiện đại, càng thuận lợi càng dễ thu hút khách. Tuy nhiên, bên cạnh phần thông lệ quốc tế, trong du lịch còn có những phần cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng mang đậm bản

sắc văn hoá dân tộc hấp dẫn du khách. Ví nhƣ tại các danh thắng, các khu cảnh quan phải giữ đƣợc con đƣờng gập ghềng uốn khúc qua các sƣờn núi, ven sông, lên các hang động, chùa chiền mới là du lịch. Không thể hoặc nhất quyết không đƣợc bê tông hoá/gạch hoá/ đá hoá hoàn toàn những con đƣờng quanh co, uốn lƣợn, đó là “phần hồn” của điểm du lịch. Đánh mất phần hồn ấy, giá trị của của du lịch sẽ bị giảm sút và chất lƣợng du lịch cũng sẽ bị suy giảm. Hay trong điểm du lịch là các ngôi làng, đô thị cổ, khi quy hoạch, xây dựng phải đảm bảo không làm tổn hại đến không gian, bảo tồn những con đƣờng cổ, nhà cổ, cây cầu cổ, chợ, nơi sinh hoạt của cộng đồng cƣ dân thì điểm này mới khẳng định đƣợc những giá trị đặc sắc, riêng có của nó một cách đầy đủ. Kể cả trong trang thiết bị khách sạn, nhà hàng cũng vậy, ngoài phần quốc tế, phải tăng tỷ lệ cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng mang phong cách riêng nhƣ: tạo dáng kiến trúc, trang trí nội thất, hoa văn trang trí, các vật dụng... làm từ các đồ thủ công truyền thống nhƣ: thêu ren, lụa, gốm, đá, cói...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)