Giải pháp về nhân lực du lịch văn hóa Chăm AnGiang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 133 - 136)

- Làng nghề mộc Long Điền

b) Bối cảnh trong nƣớc

3.2.4. Giải pháp về nhân lực du lịch văn hóa Chăm AnGiang

Phát triển mạng lƣới cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch mạnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu hội nhập; tăng cƣờng đạo tạo Đại học, trên Đại học và đào tạo quản lý về du lịch, quan tâm tới đào tạo kỹ năng nghề du lịch.

Rà soát lại mạng lƣới cơ sở đào tạo về du lịch. Tập trung đầu tƣ cho các cơ sở trực tiếp đào tạo về du lịch, đảm bảo yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, chất lƣợng giảng dạy, điều kiện cơ sở giảng dạy. Nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo khác có giảng dạy về du lịch, đảm bảo yêu cầu chung về nội dung đào tạo, trình độ đào tạo.

Tăng cƣờng năng lực cho công chức quản lý du lịch ở các cấp: tăng cƣờng đội ngũ công chức quản lý du lịch ở các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch ở địa phƣơng nhƣ: huyện, tỉnh, thành phố theo qui định trƣớc đây, cấp huyện không có cấp quản lý Nhà nƣớc về du lịch nhƣng theo Thông tƣ liên tịch số 43/2008/TTLT- BVHTTDL- BNV ngày 06/6/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở VHTT&DL thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng VHTT&DL thuộc UBND cấp huyện thì Phòng VHTT&DL có chức năng quản lý Nhà nƣớc về văn hóa, gia đình, Thể dục, Thể thao và Du lịch trên địa bàn huyện. Do tính chất công việc mới nên công chức đƣợc phân công quản lý du lịch ở cấp huyện chƣa đƣợc đào tạo về nghiệp vụ du lịch chiếm gần 95%. Do đó, để việc quản lý du lịch ở cấp huyện đƣợc thuận lợi thì trƣớc mắt, Sở VHTT&DL cần mở lớp bồi dƣỡng ngắn hạn cung cấp kiến thức cần thiết về quản lý du lịch. Những năm tiếp theo thì cử công chức tại chỗ đi học các lớp nghiệp vụ du lịch dài hạn hoặc còn biên chế thì bổ sung công chức đƣợc đào tạo từ chuyên ngành du lịch.

Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, lao động kỹ thuật, hƣớng dẫn viên du lịch tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo tiêu chuẩn nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp có chính sách ƣu đãi tuyển dụng, sử dụng những ngƣời có năng lực trình độ chuyên môn giỏi.

Mở rộng và nâng cao chất lƣợng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh: từng bƣớc chuẩn hóa chƣơng trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo du lịch,

nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên và gắn đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, xã hội; thúc đẩy liên kết với các viện nghiên cứu, các trƣờng Đại học có uy tín trong nƣớc và quốc tế. Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tƣ xây dựng cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch bậc Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.

Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ khách nhƣ: lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp…trong các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh lƣu trú du lịch đã có xếp hạng.

Có chính sách phù hợp, hấp dẫn tạo điều kiện thuận lợi để các lao động trẻ, con em tỉnh An Giang đặc biệt là con em đồng bào Chăm và các tỉnh lân cận về làm việc tại địa phƣơng.

Cung cấp một cách đầy đủ và chuẩn xác về nội dung, ý nghĩa của văn hóa Chăm cho đội ngũ hƣớng dẫn viên tại các điểm du lịch. Tốt nhất nên tuyển dụng và đào tạo một số ngƣời Chăm để làm công việc hƣớng dẫn và giới thiệu tại các giá trị văn hóa cho du khách. Trang bị cho đội ngũ nhân viên làm việc trong các hoạt động du lịch của ngƣời Chăm ở tỉnh An Giang những hiểu biết cần thiết về các quy tắc, chuẩn mực trong ứng xử với văn hóa.

Trang bị cho đội ngũ nhân viên làm việc trong các hoạt động du lịch của cộng đồng ngƣời Chăm ở tỉnh An Giang những hiểu biết cần thiết về các quy tắc, chuẩn mực trong ứng xử với văn hóa.

Tăng cƣờng nhận thức và đổi mới công tác quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch, nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý hiện đại. Đổi mới công tác tuyển chọn lao động. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực trong ngành, đảm bảo cho

nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của ngành. Có chính sách ƣu đãi thu hút các nhà quản lý giỏi, lao động nghề có trình độ cao là con em của cộng đồng ngƣời Chăm tại địa phƣơng. Nhà nƣớc hỗ trợ một phần kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch đặc biệt là ngƣời Chăm tại An Giang (25-30%). Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của tỉnh phải xuất phát từ công cuộc đổi mới và đáp ứng mục tiêu chiến lƣợc phát triển ngành du lịch quốc gia và của tỉnh; là hƣớng ƣu tiên đặc biệt nhằm tạo sự phát triển vƣợt bậc của nhân lực du lịch nói chung và trong lĩnh vực du lịch văn hóa Chăm nói riêng, để phát huy vai trò là yếu tố quyết định sự nghiệp phát triển ngành; biến thành lợi thế của tỉnh và năng lực cạnh tranh để hội nhập quốc tế vững chắc, có hiệu quả và gắn kết với thị trƣờng lao động du lịch trong khu vực và trên thế giới.

Hình thành nhân lực ngành du lịch đủ số lƣợng; chất lƣợng đa tầng, đa cấp, có năng lực nhanh chóng thích ứng với nhu cầu phát triển du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nƣớc, của tỉnh và tình hình thế giới không ngừng thay đổi; cơ cấu ngành nghề đa dạng và cân đối, hợp lý, hài hoà theo từng địa phƣơng của tỉnh, theo dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế, xã hội và đặc điểm mỗi địa phƣơng trong tỉnh.

Thực hiện công bằng xã hội trong phát triển nhân lực ngành du lịch; kết hợp hài hoà giữa đảm bảo phúc lợi xã hội với sử dụng tính tích cực của cơ chế thị trƣờng và hiệu quả kinh tế - xã hội, đảm bảo bình đẳng về cơ hội phát triển nhân lực du lịch cho tất cả các dân tộc và nhóm xã hội. Đa dạng hóa hình thức, loại hình đào tạo; coi trọng đào tạo nghề; quan tâm hơn đào tạo truyền nghề, đào tạo tại chỗ; ƣu tiên phát triển nhân lực bậc cao, có kỹ năng phục vụ trực tiếp, đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và hƣớng tới xuất khẩu lao động du lịch; và nhân lực du lịch ở các vùng chƣa phát triển, dân tộc thiểu số.

Phát triển nhân lực ngành du lịch văn hóa Chăm của tỉnh phải xã hội hoá và là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó ngành du lịch là nòng cốt. Chính quyền địa phƣơng các cấp trong tỉnh thực hiện quản lý vĩ mô, định hƣớng, thực hiện các chƣơng trình giáo dục hƣớng nghiệp về du lịch cho con em đồng bào Chăm nơi đây thấy rõ giá trị tích cực của hoạt động du lịch văn hóa Chăm góp phần trong công tác bảo tồn và phát huy các giá

trị truyền thống của cộng đồng mình trong hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai, hỗ trợ bồi dƣỡng phát triển nhân tài và thực hiện công bằng xã hội trong phát triển nhân lực ngành du lịch. Đào tạo nghề du lịch do ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động thực hiện là chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)