Giải pháp về thị trường và khách du lịch văn hóa Chăm AnGiang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 131 - 133)

- Làng nghề mộc Long Điền

b) Bối cảnh trong nƣớc

3.2.3. Giải pháp về thị trường và khách du lịch văn hóa Chăm AnGiang

Thị trƣờng đƣợc hiểu là thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng nƣớc ngoài. Du lịch An Giang nói chung và du lịch văn hóa Chăm nói riêng không thể dừng lại ở thị trƣờng hiện tại, thị trƣờng truyền thống đang khai thác. Cần lƣợng hóa thị phần của du lịch vùng, miền đối với từng thị trƣờng khác nhau để có những biện pháp thích hợp nhất mở rộng thị phần. Tăng cƣờng lƣợng khách đối với thị trƣờng đã khai thác. Thông qua các kênh thông tin khác nhau để định hƣớng, mở rộng thị trƣờng cũng nhƣ dự báo, lƣờng đƣợc sự thay đổi, xu hƣớng thị trƣờng mới.

Đối với thị trƣờng du lịch quốc tế, cần ƣu tiên đối với các thị trƣờng gần và sau đó là các thị trƣờng có khả năng chi trả cao. Kinh nghiệm phát triển du lịch Việt Nam và nhiều nƣớc trong khu vực thời gian qua cho thấy đây là yếu tố quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều biến động ảnh hƣởng đến phát triển du lịch. Đứng từ góc độ này cần chú trọng hơn đối với thị trƣờng nội địa. Bối cảnh hiện tại, cần kích thích thị trƣờng gần (Trung Quốc, ASEAN) với chi phí vận chuyển thấp trong cấu thành giá tour; Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm khoảng 20% lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam với chi tiêu lớn, cần đƣợc coi trọng. Ngoài ra, cũng cần có chiến lƣợc cụ thể để thu hút thị trƣờng xa với độ dài tour cao nhƣ: Bắc Âu, Tây Âu, Úc, Nga.

Trên quan điểm những định hƣớng trên và đặc điểm thị trƣờng, một số thị trƣờng quốc tế mà du lịch An Giang cần hƣớng tới theo thứ tự ƣu tiên bao gồm:

+ Thị trƣờng ASEAN

+ Thị trƣờng Tây Âu: Pháp, Đức, Hà Lan + Thị trƣờng Bắc Mỹ: Mỹ, Canada

Đối với thị trƣờng nội địa: trƣớc hết cần chú trọng đáp ứng nhu cầu du lịch của ngƣời dân trong vùng và khách du lịch từ TP. Hồ Chí Minh. Tiếp đến là khách du lịch từ các tỉnh thành khác, đặc biệt là từ Hà Nội.

Từ việc đánh giá hiện trạng khách du lịch đến An Giang ở chƣơng 2 cho thấy Lƣợng khách du lịch đến An Giang đều tăng qua các năm, cụ thể là năm 2008 có 1 triệu 270 nghìn lƣợt khách. Năm 2012 con số này là 1 triệu, 600 nghìn du khách. Tốc độ tăng trƣởng bình quân 2 năm một khoảng 13,5%.

Tuy nhiên, con số khách du lịch quốc tế đến với An Giang tăng không nhiều, năm 2010 có khoảng 4 nghìn 132 ngƣời.Năm 2012 chỉ là 4 nghìn 650 ngƣời. Tốc độ tăng trƣởng đạt 12,5 %. Điều này cho thấy công tác quảng bá xúc tiến, xác định thị trƣờng du lịch của An Giang chƣa tốt, du lịch văn hóa nói chung và du lịch văn hóa Chăm nói riêng vẫn mang tính tự phát.

Từ đó cho thấy nguồn thu về cho ngân sách của tỉnh từ hoạt động du lịch thì thị trƣờng khách du lịch nội địa là chiếm đa số. Chính vì vậy phát triển và khai thác thị trƣờng du lịch nội địa là một phần rất quan trong trong chiến lƣợc thị trƣờng của tỉnh An Giang, vừa phát triển du lịch vừa phát triển nhu cầu đi lại của nhân dân trong nƣớc.

Thực tế trong những năm gần đây nhiều nƣớc trong đó có Việt Nam, thị trƣờng du lịch nội địa là cán cân quan trọng trên thị trƣờng quốc tế, điều hòa ngăn chăn sự sụt giảm các biến cố. Nhu cầu du lịch sẽ tăng nhanh cùng với sự ổn định kinh tế-xã hội của đất nƣớc. Chi tiêu nhiều phân đoạn của khách du lịch nội địa thậm chí vƣợt mức chi tiêu bình quân khách du lịch quốc tế.

Tài nguyên du lịch An Giang rất đa dạng phong phú đặc biệt các giá trị văn hóa Chăm nhƣng chƣa thực sự khai thác hết, so với Cần Thơ, Kiên Giang, Bình Thuận, thì khách du lịch đến An Giang đa số chỉ ghé thăm chƣa lƣu trú qua đêm nhiều. An Giang nằm ở trung tâm trọng điểm là vùng tứ giác Long Xuyên có đủ mọi điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là phát triển du lịch. Chính vì vậy, An Giang cần có kế hoạch chiến lƣợc khai thác thị trƣờng khách du lịch tại các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và

một số ít là các tỉnh Nam Trung Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ… An Giang nên áp dụng, phát huy hiệu quả chuỗi cung ứng du lịch hay là du lịch có trách nhiệm trong hoạt động du lịch. Đây là một hƣớng đi mang lại hiệu quả rất lớn từ du ngành lịch Quảng Nam, Malaysia, Khánh Hòa,…giúp cho ngành du lịch của tỉnh không chỉ thõa mãn nhu cầu của khách du lịch, mà còn phát triển du lịch văn hóa Chăm nói riêng, du lịch tỉnh nói chung đi theo đúng xu hƣớng thị trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)