Vai trò của văn hóa trong phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 31 - 32)

Văn hóa có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển toàn diện đất nƣớc về kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó du lịch là một ngành kinh tế đang trở thành mũi nhọn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội nƣớc ta trong thế kỷ XXI. Chính những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc là điểm hấp dẫn đặc biệt, là động lực mạnh mẽ cho du lịch phát triển. Bởi vì đối với du lịch bền vững, văn hóa trở thành tài nguyên tạo nên sự hấp dẫn có chiều sâu đối với du lịch. Và sở dĩ du lịch là ngành kinh tế có sức thu hút mạnh mẽ bởi vì trong nó hàm chứa nội dung văn hóa sâu sắc và phong phú.

Trong Luật Du lịch Việt Nam đƣợc ban hành năm 2005 thì tài nguyên du lịch đƣợc xác định là “cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình sáng tạo của con ngƣời và những giá trị nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [83. chƣơng I, Điều 4].

Các di tích lịch sử - văn hóa, các di sản văn hóa có mặt hầu hết ở các địa phƣơng trên cả nƣớc từ miền xuôi lên miền ngƣợc, từ Bắc vào Nam, từ nông thôn đến thành thị...đó là lợi thế để ngành du lịch phát huy các di sản văn hóa trong tổ chức hoạt động du lịch. Có thể nói rằng tiềm năng to lớn của du lịch Việt Nam nằm trong văn hóa dân tộc.

Cùng với các di tích lịch sử văn hóa đƣợc xem nhƣ những tài nguyên tĩnh thì các loại hình văn hóa phi vật thể là tài nguyên động của du lịch Việt Nam. Tính chất động của nó đặc biệt do gắn liền với hoạt động của con ngƣời, tái hiện, tái tạo bản thân con ngƣời trong quá khứ và hiện tại làm sống lại lịch sử trong tính toàn vẹn, tính hình tƣợng cụ thể cảm tính, sinh động của nó, tạo nên môi trƣờng du lịch độc đáo và sức hấp dẫn kỳ lạ đối với khách du lịch từ nơi xa đến ( những lễ hội dân gian, những chƣơng trình nghệ thuật cổ truyền, những làn điệu dân ca, những công trình kiến trúc, điêu khắc...)

Văn hóa là nguồn tài nguyên chủ yếu của du lịch. Môi trƣờng thiên nhiên và môi trƣờng văn hóa, nhân văn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với du lịch. Vì chính nó là nguồn tài nguyên, là yếu tố cơ sở cho phát triển du lịch. Ngày nay xu hƣớng du lịch sinh

thái, du lịch cảnh quan và du lịch văn hóa đang trở thành những loại hình du lịch chủ yếu trong xu thế phát triển của ngành du lịch. Thực tế cho thấy trên thế giới quốc gia nào có truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều danh lam thắng cảnh thì quốc gia đó có thị trƣờng du lịch hấp dẫn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)