Giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa Chăm trong du lịch AnGiang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 139 - 145)

- Làng nghề mộc Long Điền

b) Bối cảnh trong nƣớc

3.2.6. Giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa Chăm trong du lịch AnGiang

- Nâng cao ý thức của ngƣời dân về ý nghĩa của việc bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch văn hoá thông qua các chƣơng trình giáo dục môi trƣờng, tìm hiểu về cuội nguồn và tuyên truyền mang tính xã hội sâu rộng.

- Khuyến khích cộng đồng địa phƣơng tham gia vào công tác bảo tồn di sản, các điểm di tích lịch sử văn hoá.

- Thƣờng xuyên phối hợp với các ngành liên quan duy trì công tác giữ gìn vệ sinh an ninh trật tự tại các điểm du lịch; giải quyết dứt điểm tình trạng ăn xin, bán hàng rong, đeo bám khách hàng.

- Tổ chức đào tạo có hệ thống đối với lực lƣợng lao động trong lĩnh vực bao gồm đội ngũ ngƣời làm chủ quản lý văn hóa, quản lý du lịch cũng nhƣ đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên tại các di tích bảo tàng trong các công trình văn hóa.

- Phát triển các làng nghề thủ công - mỹ nghệ gắn với phát triển du lịch. Khuyến khích các cơ sở sản xuất ở làng nghề cần phải liên kết với nhau để thành những cơ sở, những doanh nghiệp mạnh tại các địa phƣơng.

- Có các chính sách vĩ mô để tạo điều kiện cho làng nghề phát triển, đặc biệt chú trọng đến thành phần kinh tế tƣ nhân nhỏ ở làng nghề bằng các giải pháp cụ thể nhƣ: chính sách thông thoáng, nguồn vốn dễ tiếp cận, hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, hỗ trợ đào tạo nghề, giúp đỡ giải quyết ô nhiễm môi trƣờng...

Dân tộc Chăm là một dân tộc trong đại gia đình các dân tộc ở Việt Nam, có quá trình phát triển lịch sử lâu đời với nền văn hoá phong phú, đa dạng và độc đáo. Chính vì

vậy, cho đến nay, các di sản văn hóa Chăm không chỉ là bộ phận hữu cơ quan trọng của văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng mà còn là bằng chứng cụ thể và sinh động trong tiến trình giao lƣu văn hóa của nhân loại nói chung, mối quan hệ lịch sử giữa Việt Nam với các nền văn hóa trên thế giới nói riêng. Các di sản văn hóa Chăm phản ánh khách quan sự phong phú, đa dạng của văn hóa Chăm qua lịch sử hàng ngàn năm hình thành và phát triển. Hiện nay, đồng bào Chăm An Giang vẫn còn lƣu giữ nhiều công trình có giá trị đặc sắc nhƣ: kiến trúc thánh đƣờng; nghệ thuật điêu khắc; văn, thơ; múa, nhạc; tiếng nói, chữ viết; các lễ hội, làng nghề truyền thống… chính sự phong phú, đa dạng đó đã góp phần làm phong phú nền văn hoá Việt Nam. Nhƣng những giá trị di sản văn hóa ấy cùng với thời gian đang mai một, thất lạc dần.Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc cần thiết phải bảo vệ những giá trị đó, trong nhiều năm qua, giới khoa học, nhà nƣớc, cùng nhiều tầng lớp nhân dân đã có nhiều hành động đáng kể. Tuy nhiên, những hoạt động bảo tồn này hầu nhƣ chủ yếu tập trung vào bộ phận di sản ở miền Trung, ít quan tâm đến các di sản văn hóa của vùng ngƣời Chăm ở Nam Bộ cụ thể là ở An Giang với nền văn hóa vừa mang màu sắc tôn giáo Islam lại vừa mang bản sắc Chăm đặc sắc. Nếu coi nhẹ bộ phận văn hóa này, từ đó không kịp thời bảo vệ và phát huy hệ thống các giá trị văn hóa lịch sử đó thì nguy cơ mất mát tiếp tục là điều có thể xảy ra. Để vừa bảo tồn di sản văn hóa, vừa phát triển du lịch văn hóa Chăm An Giang thì cần thiết phải xem xét đến các các yếu tố sau đây:

- Trƣớc tiên, chính quyền các cấp phải tuyên truyền cho ngƣời dân nhận thức đƣợc các giá trị văn hoá truyền thống, văn hoá dân gian của họ là di sản vô cùng quý giá, phong phú và đa dạng, chứa đựng nhiều giá trị, vì văn hoá chính là tiêu chí đầu tiên và quyết định trong việc phân loại tộc ngƣời. Nếu đánh mất các giá trị này hoặc bị đồng hoá thì bản sắc văn hóa Chăm sẽ không còn nữa. Khi đã giúp đƣợc ngƣời Chăm nhận thức đƣợc vấn đề thì họ sẽ tự ý thức bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của mình. Tuy nhiên, ngoài việc giúp cho ngƣời Chăm hiểu biết về những giá trị văn hoá, còn phải giúp họ hiểu rõ những yếu tố phản giá trị, đặc biệt là những hủ tục lỗi thời, lạc hậu đã ăn sâu trong đời sống của ngƣời dân, ngăn cản sự phát triển của xã hội.

hiểu rõ việc tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại là hết sức cần thiết, nhƣng không phải tất cả những giá trị văn hoá đang ồ ạt du nhập vào thôn ấp ngƣời Chăm đều là sản phẩm có giá trị. Trái lại, có nhiều sản phẩm phản giá trị, có tác dụng xấu, làm băng hoại đến truyền thống văn hoá và đạo đức tốt đẹp của đồng bào. Do đó, cần phải tiếp thu một cách có chọn lọc và loại bỏ những cái không phù hợp.

Chính bản thân ngƣời Chăm An Giang là lực lƣợng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo tồn các di sản văn hoá của họ, tuy nhiên, điều đó sẽ không mang lại nhiều hiệu quả nếu thiếu công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền. Để thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hoá của dân tộc Chăm ở An Giang, các nhà quản lý, các nhà làm chính sách trong tỉnh An Giang cần quán triệt chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc trên lĩnh vực này, đặc biệt là trong những năm gần đây, từ khi nghị quyết Trung ƣơng 5, khoá VIII về xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc ra đời. Từ việc nắm vững các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc, các cấp lãnh đạo trong tỉnh phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, phải thể hiện cụ thể trong nghị quyết của Đảng bộ, nghị quyết của hội đồng nhân dân các cấp trong chƣơng trình hành động của cơ quan, đơn vị, mặt trận, đoàn thể. Những cán bộ ấy phải thật sự vào cuộc, dành thời gian và công sức để điền dã, sƣu tầm, nghiên cứu một cách thấu đáo, có khoa học chứ không thể chỉ ở trên văn bản.

- Đồng thời với việc chăm lo đời sống cho những ngƣời am hiểu, đó là công tác truyền dạy cho các thế hệ trẻ. Đây cũng đƣợc coi là một nhiệm vụ cấp bách cần phải đƣợc tiến hành nhanh chóng, vì thực tế cho thấy đây là tầng lớp rất nhạy cảm với các yếu tố ngoại sinh, dễ dàng hấp thụ các nền văn hoá không lành mạnh từ bên ngoài tràn vào, trong lúc chúng tỏ ra thờ ơ với các giá trị văn hoá truyền thống. Trƣớc mắt, ngành Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Văn học - Nghệ thuật, ngành Giáo dục của tỉnh là những ngành cần phải đi tiên phong trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hoá của dân tộc Chăm ở An Giang. Mục đích chính của công tác trao truyền cũng chính là hƣớng đến mục tiêu gìn giữ những giá trị văn hoá trƣyền thống của cộng đồng, bởi nhƣ đã nói, không ai khác, chính thế hệ trẻ Chăm mới thực sự là tầng lớp nối nghiệp, phát huy các giá trị truyền thống một cách bền vững nhất.

Để công tác trao truyền này mang lại những hiệu quả nhất định, vấn đề cốt lõi là công tác giáo dục, đào tạo. Cụ thể là: Muốn giữ gìn và bảo tồn truyền thống trƣớc hết cần phải hiểu truyền thống, trong đó việc dạy và học chữ Chăm cần phải đƣợc chú trọng hơn nữa. Cần tăng cƣờng hơn nữa việc phổ biến và truyền dạy chữ Chăm ở Nam Bộ. Hiện nay, mặc dù ngôn ngữ riêng của dân tộc Chăm ở An Giang hiện vẫn đƣợc ngƣời dân sử dụng trong cộng đồng, nhƣng để giữ gìn và giúp thế hệ trẻ sử dụng một cách chuẩn nhất, cần phải khuyến khích trẻ nói tiếng Chăm, thậm chí có thể mở các lớp dạy tiếng Chăm, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đồng thời, cần phải đƣa vào chƣơng trình các cấp học, chính khoá hoặc ngoại khoá về lịch sử, văn hoá truyền thống của dân tộc nhƣ: lịch sử hình thành tộc ngƣời, những câu chuyện dân gian, những bài ca, điệu múa, các loại nhạc cụ truyền thống… Cần thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng, trong đó khuyến khích hát những bài ca, múa các điệu múa truyền thống, khuyến khích làm các loại nhạc cụ và biểu diễn các nhạc cụ dân tộc… Đồng thời, cần có chính sách ƣu tiên hỗ trợ các giáo viên ngƣời Chăm, dạy chữ Chăm.

- Song song đó, cũng cần thiết phải thành lập trung tâm trƣng bày văn hóa Chăm ở An Giang gắn với chức năng, nhiệm vụ là sƣu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của ngƣời Chăm Nam Bộ. Ngoài ra, trung tâm còn phục dựng nhiều loại hình văn hóa phi vật thể của ngƣời Chăm nhƣ: nghề thủ công truyền thống gốm và dệt, loại hình sân khấu hóa lễ hội…

- Hiện nay, có không ít tồn tại và bất cập trong các hoạt động trình diễn nghệ thuật Chăm. Nghệ thuật trình diễn, đặc biệt là ca, múa bị biến cải, cách tân tùy tiện, dàn dựng cẩu thả, sai lệch với truyền thống dân gian Chăm, trong đó, có vấn đề sử dụng âm nhạc. Do đó, cần tập trung nghiên cứu thấu đáo và sâu sắc về những loại hình di sản văn hóa nghệ thuật đặc sắc này để có những biện pháp bảo tồn, phát huy, phát triển một cách phù hợp. Đồng thời, cần quan tâm đến phổ biến, truyền dạy các bộ môn nghệ thuật một cách hệ thống, bài bản.

- Di sản văn hóa Chăm đồng thời là những tài nguyên du lịch độc đáo và hấp dẫn. Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý di sản và các

doanh nghiệp du lịch trong mọi hoạt động nhằm vừa bảo tồn, vừa khai thác có hiệu quả các di sản là tài nguyên du lịch.

- Tổ chức các ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm với sự tham gia của các tỉnh, thành phố có ngƣời Chăm sinh sống nhằm giới thiệu nền văn hóa Chăm đến với đông đảo ngƣời dân cả nƣớc. Đặc biệt là “Ngày hội văn hóa – thể thao dân tộc Chăm tỉnh An Giang” đƣợc tổ chức 3 năm liền tại Búng Bình Thiên. Lễ hội này là một trong những biểu hiện rõ nét của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm, đƣợc đồng bào Chăm trong toàn tỉnh đón nhận và tham gia, góp phần quảng bá những giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào Chăm. Những năm gần đây lễ hội này đƣợc luân phiên tổ chức ở các huyện trong tỉnh. Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào Chăm đƣợc tổ chức nhằm góp phần tăng cƣờng tình đoàn kết, giao lƣu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm bảo tồn, phát triển văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm. Qua Lễ hội này có thể quảng bá đƣợc nét văn hóa đặc trƣng của ngƣời Chăm đến đông đảo mọi ngƣời.

- Trong khai thác du lịch các giá trị của văn hoá của ngƣời Chăm, chính quyền và ngành du lịch cần phải thể hiện thái độ tôn trọng, ý thức bảo vệ và cần có những biện pháp riêng phù hợp. Đồng thời, phải luôn luôn đặt vấn đề bảo tồn giá trị văn hóa lên hàng đầu, xem những kết quả đạt đƣợc trong lĩnh vực này là yêu cầu quan trọng nhất và những tác động tiêu cực đối với văn hóa là yếu tố cần hạn chế, loại bỏ trƣớc tiên. Nói cụ thể hơn, khai thác du lịch văn hóa của ngƣời Chăm không chỉ đơn thuần là kinh doanh, mà phải hƣớng đến mục đích quan trọng hơn nhằm mang lại cho mọi ngƣời những hiểu biết và ý thức bảo tồn đối với văn hóa của ngƣời Chăm. Đặc biệt chú trọng bảo tồn văn hóa Chăm ở hai hình thái là vật thể và phi vật thể. An Giang hiện có quần thể kiến trúc mang nét riêng độc đáo đƣợc xây dựng. Sau đó, những nơi này trở thành điểm đến của nhiều du khách. Hiện nay tỉnh An Giang vẫn đang tiếp tục trùng tu nhiều tƣợng đài, tháp cổ, nhà truyền thống bốn mái hoàn toàn bằng đất; xây dựng thêm các địa điểm hành lễ nhằm phát triển thêm ngành du lịch tỉnh. Bên cạnh đó tỉnh còn phối hợp với các tỉnh, thành phố ở miền Trung có di sản văn hóa Chăm nhƣ: Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định, Nha Trang..., xây dựng các chƣơng trình du lịch về thăm làng Chăm, tham gia các lễ hội theo

mùa...; kết hợp du lịch văn hóa Chăm với các loại hình du lịch khác nhằm đƣa du lịch văn hóa Chăm trở thành một mắt xích quan trọng trong các sản phẩm du lịch ở An Giang.

- Xây dựng các chƣơng trình du lịch gắn liền với không gian văn hóa Chăm, trong đó có loại hình du lịch homestay. Khách cùng ăn, ở, sinh hoạt với ngƣời địa phƣơng, đắm mình trong các chƣơng trình ca múa dân gian, nhạc kịch truyền thống lâu đời của ngƣời Chăm, trải nghiệm cách dệt thổ cẩm bằng phƣơng pháp thủ công...

- Tỉnh cần xây dựng định hƣớng chiến lƣợc là: Bảo tồn di sản vững chắc và phát triển du lịch bền vững. Với các tiềm năng sẵn có cần xác định du lịch Chăm An Giang là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề gắn với nghỉ dƣỡng, giải trí, tổ chức hội nghị, hội thảo... Bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc, những giá trị truyền thống vốn có, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản với lợi ích từ việc khai thác, phát huy giá trị của di sản thông qua hoạt động du lịch - dịch vụ.

Sẽ là một di sản chết nếu mất đi phần hồn, phần hồn đó chính là những giá trị văn hóa đặc thù níu chân khách du lịch, bạn bè gần xa về với Chăm An Giang, để mà du khách đến vùng Chăm An Giang có thể “cảm” để mà say, mà thƣơng, mà nhớ... Xác định sự đón tiếp niềm nở, thái độ hiếu khách, phục vụ tận tình của ngƣời địa phƣơng sẽ tạo ra ấn tƣợng tốt đẹp trong lòng khách tham quan, chính vì thế An Giang cần phải xây dựng chƣơng trình đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, bảo tồn, hƣớng dẫn viên có chuyên môn sâu và đam mê văn hóa Chăm, thông thạo ngoại ngữ. Hấp lực riêng có của du lịch Chăm An Giang sẽ thuyết phục và lôi kéo ngày càng nhiều bạn bè, khách du lịch trong nƣớc và thế giới tìm đến và ở lại.

- Phát triển là quy luật vận động khách quan, là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống, song không cho phép sự phát triển làm khuất lấp vẻ đẹp truyền thống của di sản cũng nhƣ nét ứng xử thân thiện, hiếu khách, chuẩn mực văn hóa riêng có của ngƣời Chăm. Cái cốt lõi là phải giữ gìn và hoàn thiện những nét văn hóa đặc sắc, sự hấp dẫn riêng, ấn tƣợng của Chăm An Giang. Bảo tồn và phát triển là hai nhiệm vụ song hành, đồng thời cũng là áp lực lớn nhất mà Chăm An Giang luôn phải đối mặt, cũng là nỗi quan ngại của những ai quan tâm, yêu mến di sản. Một số ý kiến trên đây nhằm bảo vệ và phát huy giá trị các

di sản văn hóa Chăm, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực, tạo cơ sở cho sự đổi mới, cả về nhận thức lẫn thực tiễn, công cuộc bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa Chăm An Giang, Nam Bộ - một bộ phận hữu cơ và hết sức quan trọng của kho tàng di sản văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 139 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)