- Với nhu cầu của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức khác
2.2.2.1. Quy trình bán hàngcủa Công ty
Việc bán hàng của công ty phải được thực hiện thông qua một quy trình bán hàng cụ thể như sau:
Hình 2.3. Quy trình bán hàng của công ty
(Nguồn: Phòng tổ chức sự kiện)
Thống nhất
Ký hợp đồng
Điều chỉnh, thiết kế dự toán Xây dựng kế hoạch
Thuyết trình cho khách hàng Họp xây dựng ý tưởng
Tìm kiếm khách hàng
Gửi Hồ sơ năng lực để giới thiệu khách hàng
Gặp gỡ và làm việc với khách hàng
Xác định yêu cầu của khách hàng
Gửi thư cả m ơn Phối hợp các b ộ p hận kh ác th anh toán h ợp đ ồng Họp rút kinh nghiệ m Thự c h iện Lập bá o cáo t ổng kết Họp phâ n công thực hiện Phân tích chi phí Giám sát, theo dõi, hỗ trợ và kết hợp các bộ phận liên quan
- Tìm kiếm khách hàng: đầu tiên thì công ty sẽ tự tìm kiếm khách hàng của mình hoặc thông qua giới thiệu từ các cơ quan, các cá nhân khác.
- Gửi hồ sơ năng lực để giới thiệu khách hàng: sau khi xác định được đối tượng khác hàng thì sẽ tiến hành gửi hồ sơ năng lực nhằm giới thiệu năng lực của công ty đến khách hàng.
- Gặp gỡ và làm việc với khách hàng: công ty sẽ gặp gỡ và làm việc trực tiếp với khách hàng nhằm tìm hiểu về những nhu cầu của khách hàng.
- Xác định yêu cầu của khách hàng: thông qua làm việc với khách hàng công ty sẽ đánh giá và xác định các yêu cầu trọng tâm của khách hàng để từ đó có những chính sách hay những ý tưởng đáp ứng khách hàng tốt hơn.
- Họp xây dựng ý tưởng: từng bộ phận phòng ban phụ trách mảng kinh doanh sẽ tiến hành họp lại với nhau nêu lên những yêu cầu chính của khách hàng. Từ đó phân tích, thảo luận và đưa ra ý tưởng cho mỗi dự án.
- Xây dựng kế hoạch: bộ phận phòng ban phụ trách dự án sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch nội dung dự án để giới thiệu cho khách hàng.
- Thuyết trình cho khách hàng: công ty sẽ phối hợp với khách hàng để thuyết trình về tất cả nội dung, tiến trình làm việc của dự án.
- Điều chỉnh, thiết kế, dự toán: thông qua buổi thuyết trình này công ty sẽ tìm hiểu khách hàng để điều chỉnh, thiết kế lại dự án cho phù hợp nhất đồng thời dự toán chi phí cho dự án.
- Thống nhất: sau đó sẽ gửi đến khách hàng và hai bên làm việc với nhau đi đến thống nhất dự án.
- Ký hợp đồng: tiến hành ký kết hợp đồng. Đây là một trong những công việc quan trọng của dự án.
- Lập bảng phân chia công việc: công ty họp lại với nhau tiến hành phân chia công việc cho các bộ phận phòng ban và các cá nhân phụ trách dự án.
- Giám sát, theo dõi, hỗ trợ và kết hợp các bộ phận liên quan: tiến hành giám sát theo dõi, hỗ trợ và phối hợp với các bộ phận liên quan trong suốt quá trình làm việc để dự án thực hiện đúng tiến độ và chất lượng.
- Họp phân công thực hiện: thực hiện phân công công việc cho từng cá nhân cụ thể để làm việc trong lúc tổ chức thực hiện dự án.
- Thực hiện: tiến hành thực hiện công việc của dự án. Đây là lúc mà công việc mới được thể hiện trước khách hàng và công chúng của công ty. Giai đoạn này ngắn nhưng sẽ có tác động rất lớn đến hiệu quả và chất lượng của mỗi dự án.
- Lập báo cáo tổng kết: lập báo cáo tổng kết dự án.
- Họp rút kinh nghiệm: sau mỗi dự án thực hiện xong, công ty tổ chức cuộc họp phân tích những vấn đề đã làm được và chưa được để rút kinh nghiệm cho những dự án sau.
- Gửi thư cảm ơn: bộ phận triển khai dự án cử cá nhân đại diện phụ trách dự án gửi thư để cảm ơn khách hàng của mình nhằm giữ mối quan hệ tốt với khách hàng.
- Phối hợp các bộ phận khác thanh toán hợp đồng: đây là giai đoạn cuối cùng của một dự án, phối hợp với các bộ phận khách để thanh toán hợp đồng, nhằm quản lý tốt vấn đề tài chính của công ty.
Nhận xét:
Qua quy trình bán hàng trên ta thấy rằng việc tương tác, quan hệ với khách hàng được thực hiện chủ yếu ở các khâu gặp gỡ và làm việc với khách hàng; thực hiện và gửi thư cảm ơn. Công ty nắm bắt và tận dụng được những lúc làm việc với khách hàng để thực hiện xây dựng mối quan hệ với khách hàng tốt hơn.