- Nhiệm vụ: tìm kiếm khách hàng mảng và các nhà cung cấp mảng truyền
thông để cung cấp dữ liệu cho phòng cung ứng. Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh mảng truyền thông, tư vấn chiến lược truyền thông cho khách hàng. Và làm việc với báo chí, truyền hình. Tham mưu cho giám đốc về công tác kinh doanh truyền thông trong phạm vi phụ trách đồng thời thực hiện các công việc theo sự phân công của giám đốc công ty.
- Quyền hạn: Tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động truyền thông trong công ty.
Trong quá trình thực hiện các chức năng riêng biệt của mình, các phòng chuyên môn luôn thực hiện công tác phối hợp nhịp nhàng thông qua các mối quan hệ trực tiếp hoặc thông qua cơ cấu tổ chức của nhà máy, mà cụ thể là Giám Đốc, người có những quyết định cuối cùng cho sự đề xuất của các phòng ban cũng như sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban trong nhà máy.
2.1.4. Tình hình sử dụng nguồn lực của Công ty Cổ phần Nghệ Thuật Việt
2.1.4.1. Tình hình nhân sự
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại công ty
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 QUÍ 3/2011 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Tổng số lao động 35 100.00 50 100.00 60 100.00 67 100.00 Lao động trực tiếp 10 28.57 13 26.00 15 25.00 17 25.37
Lao động gián tiếp 25 71.43 37 74.00 45 75.00 50 74.63
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
- Hiện nay công ty có 67 cán bộ nhân viên. Trong đó: + Nam: 36 người
+ Nữ: 31 người - Tuổi:
+ Dưới 30 tuổi: 30 người + Từ 31 đến 40 tuổi: 22 người + Từ 41 đến 50 tuổi: 13 người + Từ 50 tuổi trở lên: 2 người - Trình độ nghề nghiệp:
+ Đại học: 32 người + Cao đẳng: 21 người + Trung cấp: 13 người.
+ Còn lại là lao động phổ thông: 1 người
Nhận xét: Qua bảng số liệu thì tổng số lao động qua chỉ tiêu các năm ta thấy lực
lượng lao động của công ty tăng lên rõ rệt qua các năm. Điều này chứng tỏ công ty chú trọng thu hút, tuyển dụng nhân viên qua các năm gần đây. Số lao động trên là những lao động thường xuyên, thực tế lao động của công ty còn có một số hợp đồng lao động cho đội ngũ nhân viên PJ và BJ. Nhìn chung lực lượng lao động của công ty còn trẻ, tuổi đời trung bình thấp. Đây là một trong những lợi thế của công ty vì yêu cầu trong lĩnh vực hoạt động của công ty đòi hỏi chịu áp lực cao, năng động, có nhiều ý tưởng sáng tạo để làm việc với hiệu quả cao nhất.
Trong lao động chính thức: nam chiếm tỉ lệ 53,73%, nữ chiếm tỉ lệ 46,27%. Tất cả lao động trong công ty điều có trình độ văn hoá 12/12.
Việc bố trí lao động ở công ty nhìn chung là phù hợp với trình độ của cán bộ công nhân viên, phù hợp với công việc, không dư thừa lãng phí, tất cả điều làm việc năng nổ, nhiệt tình công nhân sản xuất cũng như nhân viên quản lý đã làm việc hết khả năng với tinh thần trách nhiệm cao. Đảm bảo nghiêm túc về giờ giấc, ngày công, bởi vì đó là những điều kiện để xét khen thưởng. Công ty đã áp dụng chế độ thưởng rất lớn nên đã khuyến khích được người lao động làm việc hăng say từ đó dẫn đến hiệu quả công việc đạt rất cao.
Ban lãnh đạo công ty xem nguồn nhân lực là tài sản quí nhất trong xu thế hội nhập như hiện nay; muốn tạo nên lợi thế cạnh tranh lâu dài doanh nghiệp không chỉ dựa vào nguồn vốn, máy móc thiết bị, chất lượng sản phẩm dịch vụ, mà điều cốt lõi là phải có một lực lượng lao động năng nổ, nhiệt huyết và có tính sáng tạo cao. Đặc biệt là công ty đang hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông sự kiện yêu cầu về sự sáng tạo, ý tưởng rất cao. Điều làm nên thành công của công ty hơn 4 năm nay chính là có một đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết.
Công ty có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên môn tay nghề giỏi, đáp ứng nhu cầu cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, làm chủ được máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời công ty còn có đội ngũ cán bộ quản lý, bán
hàng có trình độ, năng lực và có nhiều kinh nghiệm, cùng với sự tương tác phối hợp với nhau rất tốt trong quá trình làm việc nên hiệu quả mang lại rất lớn. Công ty có nhiều chính sách khuyến mãi, bán hàng phù hợp, linh hoạt, tiện ích cho khách hàng.
2.1.4.2. Tình hình cơ sở vật chât
Danh mục các trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh tại công ty
Bảng 2.2. Danh mục trang thiết bị
TT Máy móc, thiết bị ĐVT Số lượng
1 Máy vi tính Bộ 40
2 Máy photo + in + scan Cái 26
3 Máy khắc + súng bắn đinh Cái 05
4 Máy ảnh + Quay phim Cái 08
5 Xe Ôtô Chiếc 03
6 Máy cưa + bào + đục + mài + khoan Chiếc 38 7 Máy router + tupi + liên hợp + hút bụi Máy 10
8 Máy chà nhám + rùng nhám Cái 08
9 Bình hơi Cái 02
10 Vít-tu-lê Bộ 04
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Ngoài những trang máy móc thiết bị này, công ty còn đầu tư cho những tài sản khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như: bàn ghế, máy bộ đàm, các vật dụng cần thiết khác… Việc đầu tư nhiều máy móc thiết bị cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng đạt hiệu quả cao. Từ đó, công ty không ngừng nâng cấp, đổi mới và tái đầu tư để thu hút nhiều khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Tình hình tài chính của công ty:
- Vốn là không thể thiếu khi thành lập một công ty để hoạt động kinh doanh, thông qua bảng cân đối kế toán sẽ làm rõ hơn điều đó.
- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay vốn là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, đó là công cụ giúp công ty luôn đứng vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt. Nhưng để sử dụng nguồn vốn sao cho hợp lí và hiệu quả buộc các nhà quản trị phải lập kế hoạch một cách cẩn thận sao cho đạt đựơc hiệu quả cao, luôn tạo ra sự khác biệt để công ty có những xử lý linh động hơn so với đối thủ cạnh tranh có nguồn vốn thấp hơn. Bên cạnh đó công ty luôn huy động nhiều nguồn khác nhau như: từ bản thân của doanh nghiệp, từ các chủ nợ, các đối tác làm ăn với nhà máy, do vậy tài chính là vấn đề rất quan trọng với mọi nhà máy và mọi hoạt động diễn ra điều dựa trên tiềm lực tài chính mà công ty có được.
- Trước hết ta tìm hiểu qua bảng cân đối kế toán của công ty để có cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động kinh doanh trong 3 năm trở lại đây:
Bảng 2.3. Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Nghệ Thuật Việt ĐVT: Đồng
CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
A. TÀI SẢN 9,375,664,296
13,533,483,89
8 20,128,085,463I. Tài sản ngắn hạn 1,632,831,220 2,578,074,905 4,268,974,930 I. Tài sản ngắn hạn 1,632,831,220 2,578,074,905 4,268,974,930
1. Tiền mặt 552,154,632 763,785,425 1,848,916,758
2. Khoản phải thu 743,271,900 1,279,863,540 1,575,618,458 3. Hàng tồn kho 109,835,914 176,560,490 346,145,569 4. Tài sản lưu động khác 227,568,774 357,865,450 498,294,145
II. Tài sản dài hạn 7,742,833,076 10,955,408,993 15,859,110,533
1. Tài sản cố định 4,195,458,521 5,669,372,578 7,793,388,216 2. Chi phí xây dựng dở dang 2,030,261,106 3,314,560,785 5,528,759,145 3. Chi phí trả trước dài hạn 1,517,113,449 1,971,475,630 2,536,963,172
B. NGUỒN VỐN 9,375,664,296 13,533,483,898 20,128,085,463I. Nợ phải trả 3,906,430,942 5,165,250,575 7,356,349,109 I. Nợ phải trả 3,906,430,942 5,165,250,575 7,356,349,109
1. Nợ ngắn hạn 2,772,330,713 3,261,149,406 4,165,936,861 + Phải trả cho người bán 1,483,740,456 1,656,745,150 1,973,942,515 + Người mua trả tiền trước 132,056,500 235,790,145 371,798,145 + Phải trả các đơn vị nội bộ 519,790,166 626,096,476 814,022,688 + Các khoản phải trả, nộp khác 636,743,591 742,517,635 1,006,173,513 2. Nợ khác 1,134,100,229 1,904,101,169 3,190,412,248
II. Nguồn vốn chủ sở hữu 5,469,233,354 8,368,233,323 12,771,736,354(Nguồn: Phòng kế toán) (Nguồn: Phòng kế toán)
Nhận xét: