Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống Đài Phát thanh – Truyền hình địa phƣơng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thông tin thư viện tại Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng 002 (Trang 35 - 39)

- Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước

1.5. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống Đài Phát thanh – Truyền hình địa phƣơng ở Việt Nam

thanh – Truyền hình địa phƣơng ở Việt Nam

- Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống Đài Phát thanh

Đài Tiếng nói Việt Nam đƣợc ra đời từ ngày 7/9/1945. Tuy nhiên, phải đến năm 1956, với sự giúp đỡ của Liên Xơ thời kỳ đó, chúng ta mới bắt đầu xây dựng đƣợc các đài phát thanh tỉnh. Đến những năm 60 của thế kỷ XX, hệ thống đài truyền thanh ở nƣớc ta đã từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng số lƣợng và nâng cao dần chất lƣợng. Nhiệm vụ chính của các Đài huyện trong giai đoạn này là tiếp phát sóng Đài Trung ƣơng, Đài tỉnh và tự xây dựng các bản tin, các chƣơng trình phát thanh để phản ánh về công việc của các hợp tác xã; cổ vũ những phong trào thi đua lao động sản xuất, các điển hình; phê phán thói xa hoa, lãng phí, quan liêu trong quản lý tài sản tập thể… Do số lƣợng đầu báo ở ta khi đó cịn rất ít nên vị trí, vai trị của các Đài huyện là rất lớn.

Từ năm 1976, Nhà nƣớc ta đã quyết định đƣa các đài truyền thanh xã, phƣờng vào bộ máy tổ chức của hệ thống truyền thanh 4 cấp gồm: cấp Trung

ƣơng; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc; cấp huyện, thị xã; cấp xã, phƣờng, thị trấn. Riêng hai cấp sau đƣợc gọi chung bằng một thuật ngữ là “đài cơ sở”.

Chính vì thế, khái niệm “Đài Truyền thanh-Truyền hình cấp huyện” trong đề tài khoa học này đƣợc hiểu bao gồm: Đài truyền thanh huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là đài huyện)

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin trong những năm cuối của thế kỷ XX đã tạo cơ sở cho các đài huyện đƣợc trang bị những máy phát sóng cực ngắn và kéo theo đó là sự ra đời của hàng loạt trạm truyền thanh cấp xã, phƣờng, thị trấn.

Có thể khẳng định, kể từ khi ra đời cho đến nay, hệ thống Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện ln là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống báo chí chính trị của cả nƣớc. Riêng đối với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo - nơi mà số lƣợng khán giả chiếm đến 80% dân số cả nƣớc - hệ thống này có tầm quan trọng đặc biệt.

Đài Truyền thanh- Truyền hình cấp huyện là phƣơng tiện tuyên truyền hữu hiệu của địa phƣơng, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân; là công cụ trực tiếp của Đảng, chính quyền địa phƣơng trong cơng tác chỉ đạo, quản lý, điều hành để phát triển kinh tế, xã hội. Đây là cơ quan thông tin, tuyên truyền để giúp nhân dân nắm bắt các chủ trƣơng, chính sách của cấp trên và chính quyền địa phƣơng. Trong sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình báo chí hiện đại, hệ thống Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện vẫn ln có chỗ đứng nhờ tính hiệu quả của nó.

- Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống Đài Truyền hình

Ngày 7/9/1970, chƣơng trình truyền hình thử nghiệm đầu tiên của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hồ đƣợc phát sóng. Chƣơng trình này do Đài tiếng nói Việt Nam thực hiện.

Sau một thời gian làm thử, tối 30 tết Tân Hợi (27/1/1971), nhân dân Thủ đô Hà Nội đƣợc xem chƣơng trình truyền hình đầu tiên. Chƣơng trình ra

mắt khán giả Thủ đơ lần đầu tiên, lại là đêm 30 tết nên khá phong phú: 30 phút thời sự trong nƣớc và quốc tế do các phát thanh viên nam, nữ thay nhau đọc trƣớc micro, thu vào camera điện tử chuyển thẳng lên sóng, chƣơng trình ca nhạc 30 phút dùng phƣơng pháp playlack; chƣơng trình phim truyện, phim tài liệu đƣợc chiếu lên tƣờng, dùng camera điện tử thu lại và phát lên sóng qua máy phát.

Nhƣ vậy, ngay từ những chƣơng trình truyền hình thử nghiệm cũng nhƣ chƣơng trình phát sóng phục vụ nhân dân đầu tiên, truyền hình Việt Nam đã dùng hình thức phát trực tiếp là do những hạn chế về mặt thiết bị kỹ thuật. Lúc đó chúng ta chƣa có máy ghi hình dùng băng từ và cũng chƣa có telecine (máy chiếu phim truyền hình).

Sau khi thử nghiệm phát sóng thành cơng, chƣơng trình thử nghiệm đƣợc phát hai tối mỗi tuần, mỗi tối 2h30' rồi tăng lên ba tối, bốn tối một tuần. Kéo dài đến tháng 4 năm 1972 khi Mỹ mở rộng chiến tranh bằng không quân đánh phá ác liệt vào Hà Nội . Trong thời gian này các phóng viên, biên tập viên của Đài Truyền hình vẫn tiếp tục làm việc nhằm ghi lại những hình ảnh chiến đấu dũng cảm của quân và dân Thủ đô. Những bộ phim tài liệu đƣợc thực hiện trong thời gian này nhƣ: Hà Nội - Điện Biên Phủ, Hà Nội 5 ngày đọ sức, Tiếng Trống Trường đã giành đƣợc nhiều giải

thƣởng Bông Sen Bạc quốc tế và trong nƣớc.

Sau khi hiệp định Pari đƣợc ký kết, các chƣơng trình của Đài THVN lại đƣợc tiếp tục phát sóng. Các chƣơng trình của Đài lần lƣợt đƣợc ra mắt cơng chúng nhƣ: Vì an ninh Tổ quốc (27/01/1973), Câu lạc bộ nghệ thuật

(21/02/1976), Văn hoá xã hội (21/03/1976,) Quân đội nhân dân (24/4/1976), thể dục thể thao (26/5/1976), Kinh tế (9/5/1976). Tới khi chuyển về trung tâm truyền hình Giảng Võ, từ 16/6/1976 mới phát chính thức hàng ngày.

Ngày 16/6/1976 việc khai thác sóng chuyển từ 58 Quán Sứ về trung tâm Giảng Võ. Tại đây đã có một trung tâm hoàn chỉnh với 3 trƣờng quay (S1, S2, S3), tổng khống chế (master control room), máy phát 1kW kênh 6 và cột ăngten cao 60m.

Năm 1976, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã thử nghiệm phát hình màu. Năm 1977, Đài Truyền hình Trung ƣơng cũng bắt đầu phát thử nghiệm truyền hình màu vào các sáng Chủ nhật. Từ giữa năm 1980, khi Đài Hoa sen đi vào hoạt động, chƣơng trình phát sóng của Đài Truyền hình Trung ƣơng xen kẽ lúc có màu, lúc khơng do sử dụng nhiều chƣơng trình màu thu từ Đài Hoa sen.

Ngày 01/8/1986, Đài Truyền hình Trung ƣơng chuyển hẳn sang phát màu hệ SECAM 3b bằng các thiết bị chuyên dùng, từ bỏ hồn tồn truyền hình đen trắng. Sở dĩ chúng ta chọn hệ màu SECAM 3b vì đây là hệ màu đƣợc Liên Xô và phần lớn các nƣớc xã hội chủ nghĩa sử dụng.

Bắt đầu từ ngày 1/1/1991, hệ truyền hình màu của Đài Truyền hình Việt Nam chuyển từ hệ SECAM 3b sang phát bằng hệ PAL/D/K. Sự thay đổi này là đúng đắn và kịp thời, định hƣớng thống nhất cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành trong những năm sau đó và thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

Ngày 30/1/1991, Chính phủ ra quyết định số 26/CP giao cho Tổng cục bƣu điện thuê vệ tinh Intesputnik truyền dẫn tín hiệu phát thanh truyền hình. Tết âm lịch Tân Mùi (đầu năm 1991) bắt đầu truyền chính thức bằng cách phủ sóng qua vệ tinh chƣơng trình truyền hình quốc gia cho các đài địa phƣơng.

Ngày 31/3/1998, Đài truyền hình Việt Nam chính thức tách kênh VTV1, VTV2, VTV3. Đây là một bƣớc nhảy vọt của Đài truyền hình Việt Nam về cả nội dung chƣơng trình lẫn thời lƣợng phát sóng. Ngồi ra, Đài Truyền hình Việt Nam cịn có chƣơng trình MMDS (9 kênh) và chƣơng

trình VTV4 dành cho cộng đồng ngƣời Việt sinh sống ở nƣớc ngồi, phát sóng qua vệ sinh, 4 giờ/ngày. Từ 10/12/2002 kênh VTV5 truyền hình tiếng dân tộc thiểu số của Trung ƣơng đã phát chính thức qua vệ tinh 3 lần/tuần, với thời lƣợng 2 giờ để các Đài địa phƣơng thu lại và phát sóng phục vụ đồng bào vào thời gian thích hợp. Từ năm 2013, VTV6 phát sóng 24/24 và lên sóng VTV3HD, VTV6HD.

- Sự hình thành các Đài Truyền hình địa phương

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc, Đài Truyền hình Sài Gịn đƣợc đổi tên thành Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và đã có các Đài phát lại chƣơng trình truyền hình ở Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn và Huế.

Từ đầu nhƣng năm 1990, nhiều địa phƣơng nhƣ Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An… lần lƣợt dùng ngân sách địa phƣơng mua máy phát truyền hình cơng suất 1kW hoặc 100 W, 200W. Đặc biệt là từ khi Đài truyền hình Việt Nam sử dụng vệ tinh để phủ sóng tồn quốc thì các đài truyền hình các tỉnh, thành phố đã có một bƣớc tăng trƣởng về số lƣợng.

Sau khi các Đài tỉnh/thành phố phát triển, các ĐTT-TH cấp huyện bắt đấu phát triển mảng truyền hình với việc cộng tác tin, bài phát trên sóng Đài tỉnh/thành phố. Đến nay, hệ thống truyền hình ở Việt Nam có 01 Đài truyền hình quốc gia, 02 Đài thành phố (Hà Nội, Hồ Chí Minh) 5 Đài truyền hình khu vực (Huế, Đà Nẵng, Cần thơ, Phú Yên, Sơn La) và 64 Đài phát thanh - truyền hình đại phƣơng; 4 kênh truyền hình cáp hữu tuyến CATV; gần 700 Đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thông tin thư viện tại Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng 002 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)