Vài nét về địa phƣơng và Đài huyện thuộc diện khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thông tin thư viện tại Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng 002 (Trang 44 - 51)

- Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước

2.1. Vài nét về địa phƣơng và Đài huyện thuộc diện khảo sát

* Vài nét về địa phương và lịch sử phát triển của Đài huyện - Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Huyện Bình Xun có 13 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn. Huyện có cả ba địa hình là: đồng bằng, trung du và miền núi. Huyện có vị trí nằm gần trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, tổng diện tích tự nhiên là 14.847,31ha, dân số 111.252 ngƣời , đứng thứ 3 trong toàn tỉnh

- Vùng núi: Nằm ở phía Bắc của huyện có dãy núi Tam Đảo chạy ngang từ Tây sang Đông phân chia ranh giới huyện với tỉnh Thái Nguyên. Đất đai có độ dốc chiếm trên 90% diện tích, tạo nên tính đa dạng phong phú của hệ sinh thái vùng đồi núi.

- Vùng trung du: Tiếp giáp với vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Với độ dốc vừa phải, ngồi mục đích lâm nghiệp đây cịn là vùng có tiềm năng cho việc trồng cây ăn quả, trang trại vƣờn rừng, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Vùng đồng bằng: Đất đai tƣơng đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển kinh doanh,dịch vụ

Bình Xun có tổng diện tích tự nhiên tồn huyện là 14.847,31 ha, trong đó đất nơng nghiệp chiếm chiếm 69,33%, đất phi nông nghiệp chiếm 30,12%, đất chƣa sử dụng chiếm 0,55%. Những năm qua, Bình Xuyên đã phát huy tốt thế mạnh của huyện về địa lý trong phát triển kinh tế - xã hội để trở thành huyện công nghiệp trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc .

Đài Truyền thanh huyện Bình Xuyên

Đài đƣợc thành lập ngày 05/9/1988(sau khi tách từ Phịng Văn hóa và Thơng tin huyện), lúc đó chỉ có 03 cán bộ, nhân viên. Cơ sở vật chất đƣợc trang bị đơn sơ chỉ với máy tăng âm 50W chuyển tiếp tín hiệu Đài Tiếng nói

Việt Nam và Đài Phát thanh tỉnh Vĩnh Phúc qua đƣờng dây Phiđơ tới một số xã

Đến năm 1989, Đài Truyền thanh huyện vừa chuyển, phát tín hiệu bằng dây, vừa phát sóng với máy phát sóng điện tử FM 50W. Thời gian đó, thời lƣợng phát sóng một tuần hai buổi, mỗi buổi 10 phút chủ yếu truyền tin, chƣơng trình đơn giản, phủ sóng hạn chế, phát thanh trực tiếp qua Micro, chƣa có máy ghi âm.

Từ năm 2005 đến nay, thời lƣợng phát sóng ở đài huyện đƣợc tăng lên 25 phút mỗi chƣơng trình; mỗi tuần làm 3 chƣơng trình gốc vào thứ 2,4,6. Đài huyện duy trì 3 chuyên mục: Pháp luật và cuộc sống, Sức khỏe, Nông thôn mới. Mỗi năm cộng tác hàng trăm tin, bài với các cơ quan báo chí của tỉnh. Từ năm 2013 Đài huyện đã tham mƣu với UBND huyện đƣa Trang thông tin điện tử của huyện đi vào hoạt động bƣớc đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Bên cạnh đó, hệ thống đài truyền thanh cơ sở hoạt động xuyên suốt 13 Đài Truyền thanh xã, thị trấn đảm bảo là nguồn thông tin đáng tin cậy phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Từ chỗ quy mô hoạt động cịn đơn sơ, đến nay Đài hiện có 6 ngƣời, trình độ chun một đạt chuẩn theo yêu cầu. Cơ sở vật chất của Đài huyện và 13 Đài Truyền thanh xã, thị trấn đã cơ bản hồn thiện theo xu hƣớng số hố với hệ thống máy phát sóng phủ khắp địa bàn. Đài huyện có 05 máy tính nối mạng Internet, 02 máy quay, 02 máy chụp ảnh, 01 máy ghi âm kỹ thuật số, 01 phòng thu thanh đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền.

Với hơn gần 20 năm bề dày thành tích, Đài Truyền thanh huyện Bình Xun đã đƣợc Sở Thông tin & truyền thông tặng bằng khen; Đài PTTH Tỉnh, Huyện ủy – UBND huyện tặng nhiều giấy khen.

- Huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

Huyện Chi Lăng là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, nằm ở độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển khoảng 240m. Huyện có 19 xã, 2 thị trấn .

Tổng dân số huyện Chi Lăng là 76.110 ngƣời, sống tập trung chủ yếu ở vùng nơng thơn (chiếm 67,45 %), mật độ trung bình là 108 ngƣời/1 km2. Chi Lăng là một địa bàn chung sống của 03 dân tộc, chủ yếu là Nùng(48,9 %), Tày (34%), Kinh (chiếm 16%) và một số dân tộc khác (1,1%). Huyện có địa hình khá phức tạp, trong đó núi đá và rừng chiếm khoảng 83,3% diện tích. Địa hình chia làm ba vùng khác nhau: Vùng thứ nhất là vùng cacxtơ với những dãy núi đá vơi thuộc các xã phía Tây của huyện; Vùng thứ hai là vùng thung lũng thềm đất thấp bao gồm các xã, thị trấn chạy dọc theo Quốc lộ 1A; Vùng thứ ba là vùng sa phiến, núi cao trung bình sắp xếp thành dải, thuộc các xã phía Đơng Bắc của huyện.

Huyện Chi Lăng có tổng diện tích tự nhiên là 70.421,9 ha. Trong đó, đất nơng nghiệp chiếm 76,52 %, đất phi nông nghiệp chiếm 4,71 %, đất chƣa sử dụng chiếm 18,77 %. Huyện có đặc sản Na dai(50 đặc sản trái cây ngon nhất Việt Nam).

Huyện Chi Lăng là vùng đất có lịch sử truyền thống lâu đời, có tiềm năng lớn về du lịch, với gần 120 điểm di tích lịch sử, di tích khảo cổ và danh thắng, trong đó có 52 điểm di tích thuộc quần thể di tích lịch sử Chi Lăng đã đƣợc xếp hạng cấp quốc gia từ năm 1962.

Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện Chi Lăng

Đài đƣợc thành lập năm 2000 theo quyết định số 29/QĐ-UBND, của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn v/v tách bộ phận Truyền thanh và Truyền hình khỏi Phịng Văn hóa – Thơng tin huyện để thành lập Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện. Với nhiệm vụ sản xuất và phát sóng các chƣơng trình truyền thanh bằng tiếng Việt và bằng các tiếng dân tộc trên hệ thống loa

truyền thanh nhằm tuyên truyền đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phƣơng, các hoạt động tại cơ sở, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội, cơng tác an ninh trật tự, gƣơng ngƣời tốt việc tốt, điển hình tiên tiến tới nhân dân.

Tiếp sóng và phát sóng các chƣơng trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phục vụ nhu cầu tiếp nhận thông tin của nhân dân theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh sản xuất các chƣơng trình phát thanh, truyền hình phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Quản lý, vận hành các trạm phát lại truyền hình, phát sóng phát thanh trên địa bàn theo sự phân công.

Hiện nay Đài Truyền thanh và Truyền hình huyện Chi Lăng có 23 cán bộ nhân viên, đang quản lý và khai thác 04 trạm truyền hình và hệ thống truyền thanh đảm bảo cho công tác tuyên truyền. Hoạt động của Đài Truyền thanh và Truyền hình huyện Chi Lăng ln bám sát định hƣớng của các cấp ủy, chính quyền; kịp thời tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; phản ánh gƣơng ngƣời tốt, việc tốt trên các lĩnh vực của đời sống; góp phần tích cực vào việc động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất, hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

- Huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Giao Thủy là một huyện ven biển của tỉnh Nam Định. Huyện nằm ở cực Đông của tỉnh Nam Định, cách thành phố Nam Định 45 km theo quốc lộ 21.

Sau năm 1954, huyện Giao Thủy có 27 xã. Năm 1966, huyện Giao Thủy cùng với huyện Xuân Trƣờng hợp nhất thành huyện Xuân Thủy, tới năm 1997 thì tách thành hai huyện riêng biệt. Huyện Giao Thủy khi đó gồm có 1 thị trấn Ngơ Đồng và 21 xã.

Ngày 14-11-2003, chuyển xã Giao Lâm thành thị trấn Quất Lâm. Hiện nay, huyện Giao Thủy có 20 xã và 2 thị trấn( Ngô Đồng và Quất Lâm) . Thị trấn Ngô Đồng là trung tâm kinh tế của Giao Thủy. Đây là địa phƣơng có dự án Đƣờng cao tốc Ninh Bình - Hải Phịng - Quảng Ninh đi qua.

Giao Thuỷ có 32km bờ biển, có hai cửa sơng lớn, nơi sơng Hồng và sơng Sò đổ ra biển, cùng với vùng đất bãi bồi ven biển là những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển nhƣ: khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, cơng nghiệp đóng tàu, du lịch. Tồn huyện có 16/22 xã, thị trấn có nghề, chủ yếu là các nghề thủ công truyền thống nhƣ mộc, mây tre đan, thêu, rèn đúc, làm muối, chế biến nƣớc mắm...

Cơ cấu kinh tế của Giao Thủy đang chuyển dịch dần từ kinh tế nông nghiệp vốn từ lâu đời, sang thƣơng mại và dịch dịch vụ: nhƣ phát triển ngành du lịch biển. Giao Thủy có biển Quất Lâm là một trong những bãi tắm lý tƣởng cho khách du lịch các tỉnh lân cận.

Đài Phát thanh và Truyền hình huyện Giao Thủy

Tháng 4 năm 1997, Đài Phát thanh- Truyền hình Giao Thủy đƣợc thành lập khi huyện Giao Thủy đƣợc tái lập ngày 1/4/1997. Năm 1997 Đài 6 cán bộ phóng viên và kỹ thuật viên nhƣng nhiệm vụ tƣơng đối lớn: Là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Giao Thủy; tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài PT-TH tỉnh Nam Định; tổ chức sản xuất các chƣơng trình riêng của Đài để đẩy mạnh tuyên truyền đƣờng lối, chính sách Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Trƣớc thử thách đƣợc giao phó, cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên của Đài đã cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp phát và sản xuất chƣơng trình thời sự phát thanh . Đến này cán bộ viên chức của Đài là 12 ngƣời, với các trang thiết bị đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền hiện nay.

Đài huyện Giao Thủy đang thực hiện truyền tải thơng tin tun truyền trên sóng FM tần số 91,5 Mhz với 22 chƣơng trình thời sự/tháng. Hàng tuần

từ thứ 2 đến thứ 6, mỗi ngày Đài huyện sản xuất một chƣơng trình phát thanh, phản ánh kịp thời các sự kiện chính trị, truyền tải các chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đến cán bộ, nhân dân trong huyện. Tính trung bình mỗi năm, Đài huyện sản xuất 280 chƣơng trình phát thanh với trên 2.300 tin bài và thực hiện hàng ngàn giờ tiếp phát sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài PT - TH tỉnh.

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện, từ 11/2015, Đài huyện tiếp nhận phần việc đăng tải nội dung trên Trang thơng tin điện tử. Bên cạnh đó, hàng tháng phóng viên, biên tập viên của Đài huyện cịn viết 15 - 20 tin bài và phóng sự trên sóng Đài PT-TH tỉnh.

Về trang thiết bị kỹ thuật hiện đã từng bƣớc đáp ứng trong quá trình vận hành phục vụ nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, đến nay 22 Đài truyền thanh cơ sở của huyện duy trì hoạt động đều với 880 loa, 180 km đƣờng dây, trên 20 máy tăng âm hiện đang hoạt động công suất từ 500 - 2000W đảm bảo tiếp âm, phủ sóng tới 100% số thơn xóm trên địa bàn. Đối với mạng lƣới đài truyền thanh cơ sở, ngồi 9 trạm đài khơng dây hiện đang hoạt động thì các trạm đài sử dụng công nghệ hữu tuyến.

Trong 20 năm qua, với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, nhân viên, Đài huyện Giao Thủy đã từng bƣớc khẳng định đƣợc vai trò của mình trong hệ thống phát thanh truyền hình cũng nhƣ trong đời sống xã hội.

- Huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

Thƣờng Tín là huyện phía Nam thủ đơ Hà Nội, có diện tích: 127,59 km2, dân số: 230.000 ngƣời. Huyện có 01 thị trấn và 28 xã, với 169 thôn, cụm dân cƣ, tổ dân phố .

Ngày 29 tháng 5 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Thƣờng Tín đƣợc nhập về Hà Nội. Huyện phát triển Công nghiệp - xây dựng: 53,4% ;Thƣơng mại dịch vụ: 32,5%; Nông nghiệp: 14,1%.

Huyện có các khu 4 cơng nghiệp và 5 cụm công nghiệp làng nghề. Thƣờng Tín có hệ thống đƣờng giao thông thuận lợi với hai tuyến đƣờng bộ chạy dọc huyện là quốc lộ 1A và đƣờng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Huyện có tuyến đƣờng sắt Bắc Nam chạy qua với 3 nhà ga tàu. Đƣờng thủy có sơng Hồng, với cảng Hồng Vân, cảng Vạn Điểm.

Huyện có 5 trƣờng THPT, 01 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và hƣớng nghiệp dạy nghề. Trên địa bàn huyện có: Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Hà Tây; Trƣờng Cao đẳng Truyền hình. Huyện là vùng đất khoa bảng, với 68 ngƣời đỗ tiến sĩ đƣợc ghi tên trong văn miếu Quốc tử giám. Tiểu biểu là Nguyễn Trãi – Ngƣời đƣợc UNESCO đƣa vào danh sách những nhân vật kiệt xuất nhất của lịch sử nhân loại là Danh nhân văn hoá thế giới.

Huyện có 385 di tích cổ, tiểu biểu là Chùa Đậu thuộc xã Nguyễn Trãi. Huyện đƣợc mệnh danh là đất trăm nghề, bởi hầu hết các làng đều có nghề phụ ngồi trồng lúa và hoa mầu.

Đài Truyền thanh huyện Thường Tín

Ngày 5/9/1965, hệ thống truyền thanh của huyện Thƣờng Tín đƣợc khánh thành và đƣa vào hoạt động với máy Tăng Âm 50W, 300m đƣờng dây, 2 loa nén 10W và 15W. Lúc này Đài vẫn trực thuộc Bƣu Điện với hai cán bộ trực tiếp quản lý.

Tháng 6/1981, UBND huyện Thƣờng Tín có quyết định thành lập Đài Truyền thanh huyện, với 01 Trƣởng Đài, 01 Phó trƣởng Đài và 4cán bộ làm công tác biên tập, kỹ thuật . Đến nay Đài có 12 ngƣời, gồm: 01Trƣởng Đài, 01 Phó trƣởng Đài và 10 PV, BTV, KTV.

Trải qua 52 năm xây dựng và phát triển, Đài Truyền thanh huyện Thƣờng Tín đã tích cực chuyển tải các thơng tin, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc, các chỉ thị, nghị quyết của TW, Tỉnh, Huyện tới cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện trên hệ thống truyền thành huyện và cộng

tác tích cực với Đài PT-TH thành phố thông qua các tin sự kiện và chƣơng trình Trang ngoại thành.

Do có những đóng góp tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hố xã hội, an ninh quốc phịng... và xây dựng củng cố, phát triển sự nghiệp phát thanh - truyền thanh, Đài truyền thanh huyện Thƣờng Tín và nhiều cá nhân đã đƣợc Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch, Đài Tiếng nói Việt Nam, UBND Thành phố, Đài Thành phố, UBND huyện tặng nhiều bằng khen, giấy khen.

* Cơ cấu tổ chức của các Đài huyện trong diện khảo sát

Thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ, quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp cơng lập. Các huyện căn cứ vào quyết định của Chính phủ đã ban hành các văn bản xây dựng chức danh, công việc, vị trí việc làm. Đến thời điểm năm 2016, các Đài huyện trong diện khảo sát đã đƣợc giao số lƣợng biên chế (Đài Bình Xuyên 6 biên chế; Đài Chi Lăng 23 biên chế; Đài Giao Thủy 12 biên chế; Đài Thƣờng Tín 12 biên chế). Tuy số lƣợng biên khác nhau, nhƣng cơ bản các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thông tin thư viện tại Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng 002 (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)