Hình thức chuyển tải thơng tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thông tin thư viện tại Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng 002 (Trang 77 - 85)

- Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước

2.2.3. Hình thức chuyển tải thơng tin

2.2.3.1. Trên phát thanh -Hình thức thể hiện

Hình thức thể hiện là một trong hai yếu tố cơ bản tạo nên chƣơng trình phát thanh. Hai yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ và tƣơng trợ lẫn nhau. Nội dung chƣơng trình hay nhƣng hình thức thể hiện thiếu phong phú, lôi cuốn, thiếu hấp dẫn ngƣời nghe thì chƣơng trình sẽ trở nên đơn điệu. Ngƣợc lại, hình thức thể hiện có sinh động đến mấy mà nội dung tẻ nhạt, khơng có giá trị thông tin sẽ không đƣợc công chúng tiếp nhận. Điều này đã đƣợc các tác giả Dƣơng Xuân Sơn, Đinh Văn Hƣờng, Trần Quang khẳng định trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng” đúc kết: Hiệu quả báo chí là một

chỉnh thể thống nhất, bao gồm nhiều bộ phận cấu thành có quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Muốn nâng cao hiệu quả báo chí phải tăng cường sự hợp

tác giữa các bộ phận, các yếu tố. Mặt khác, hiệu quả báo chí cịn phụ thuộc vào sức hấp dẫn của việc truyền thông tin, cách thể hiện thông tin. Cho nên việc lựa chọn những hình thức biểu hiện thơng tin một cách sinh động, gây được những xúc cảm tốt là yêu cầu cần thiết đối với báo chí, làm cho báo chí phát huy tác dụng thực sự trong việc hướng dẫn dư luận và đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng [26, tr.189].

Nắm vững đặc trƣng là phƣơng thức tác động duy nhất của báo phát thanh là sử dụng âm thanh tổng hợp gồm Lời nói - Tiếng động - Âm nhạc tác động vào thính giác của ngƣời tiếp nhận. Từ đó, việc xây dựng chƣơng trình phát thanh đƣợc các ĐTT-TH đổi mới theo hƣớng ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Cơ cấu chƣơng trình thời sự ln đảm bảo cấu trúc gồm: phần tin, bài hoặc chuyên mục (tiết mục). Các phần đƣợc liên kết với nhau bằng nhạc cắt. Phần tin tức đƣợc bố trí theo lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, quốc phịng, an ninh. Phần bài là những phản ánh, ghi nhận về những kết quả hoạt động của huyện, các xã trong các lĩnh vực…Các vấn đề đƣợc khai thác một cách chuyên sâu và chi tiết. Phần Chuyên mục tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị, cũng nhƣ từng thời điểm mà bố trí nội dung tuyên truyền phù hợp . Ba yếu tố ngơn ngữ âm thanh gồm: Lời nói - Tiếng động - Âm nhạc đƣợc sử dụng hài hồ. Trong đó tiếng động làm tăng thêm tính chân thật, khách quan cho nội dung đề tài phản ánh; âm nhạc làm cho chƣơng trình phong phú, nhẹ nhàng và tạo sự chú ý đối với cơng chúng hơn.

Các ĐTT-TH huyện cịn chú trọng lối viết cho phát thanh hiện đại, đó là lối viết ngắn gọn, cụ thể, văn phong gần gũi, mang sắc thái ngơn ngữ của địa phƣơng. Vì vậy, thơng tin trên sóng truyền thanh huyện ln gần gũi, dễ tác động vào tƣ tƣởng, tình cảm của ngƣời dân địa phƣơng, trở thành ngƣời bạn thân thiết hàng ngày.

Các ĐTT-TH thƣờng có hai giọng đọc của PTV một nam, một nữ hoặc hai giọng nữ. Vì vậy, việc thể hiện chƣơng trình tránh đƣợc tình trạng đơn điệu, nhàm chán khi chuyển tải đến công chúng. Các Đài cấp huyện hiện nay thƣờng có chƣơng trình 15 hoặc 25 phút. Trong tổng thời lƣợng chƣơng trình thì 70% là thơng tin thời sự diễn ra trên địa bàn. 30% là chuyên mục phù hợp với chủ đề từng thời điểm.

Trang thiết bị sản xuất chƣơng trình và phát sóng của các ĐTT-TH huyện hiện nay đều đƣợc thực hiện trên máy vi tính theo cơng nghệ số, nên âm thanh rõ ràng, chất lƣợng âm thanh rất tốt, không bị tạp âm nhƣ cách sản xuất chƣơng trình trên băng từ theo cách truyền thống trƣớc đây. Qua khảo sát trƣng cầu ý kiến của cơng chúng của 4 huyện Bình Xun( Vĩnh Phúc), Chi Lăng (Lạng Sơn), Giao Thủy(Nam Định),Thƣờng Tín (Hà Nội), nhận xét về hình thức thể hiện chƣơng trình phát thanh của ĐTT-TH huyện, kết quả nhƣ sau: Kết cấu chƣơng trình chặt chẽ 42,5%; Bố trí tin, bài phong phú 94,2%; PTV thể hiện tốt 63,5%; Yếu tố âm nhạc, tiếng động và lời bình hài hồ 56,5%; Chất lƣợng âm thanh tốt 57,8%.

42,5% 94,2% 94,2% 63,5% 56,5% 57,8% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Kết cấu chương trình chặt chẽ

Tin bài phong phú Phát thanh niên thể hiện tốt

Âm nhạc, tiếng

động, lời bình hài

Chất lượng âm thanh tốt

- Về diện phủ sóng

Hiện nay, các ĐTT-TH cấp huyện trong diện khảo sát đƣợc đầu tƣ trang thiết bị kỹ thuật khá đồng bộ, đáp ứng yêu cầu hoạt động, đặc biệt là máy phát sóng đảm bảo cơng suất và diện phủ sóng 100% địa bàn. Trong 4 Đài khảo sát, Đài Thƣờng Tín đƣợc đầu tƣ máy phát sóng FM cơng suất 600W, Đài Bình Xuyên, Giao Thủy máy phát sóng FM cơng suất 300W. Riêng Đài Truyền thanh – Truyền hình Chi Lăng: Trạm phát lại Truyền hình Đồng Mỏ: gồm 02 máy phát hình cơng suất 300W, 01 máy phát thanh công suất 1000W; Trạm phát lại Truyền hình Hịa Bình: gồm 01 máy phát hình công suất 300W, 01 máy phát thanh FM 150 W; Trạm phát lại Truyền hình Gia Lộc: gồm 01 phát hình cơng suất 300W; Trạm phát lại Truyền hình Chiến Thắng: gồm 01 máy phát hình cơng suất 300W.

Các ĐTT-TH cấp huyện đƣợc Cục tần số vô tuyến điện cấp phép hoạt động, tần số phát sóng nằm trong dải tần quy hoạch của quốc gia, đảm bảo hoạt động ổn định và không gây can nhiễu với nhau. Diện phủ sóng đảm bảo 100%.

Cùng với ĐTT-TH huyện, 85 Đài xã đƣợc đầu tƣ máy tăng âm, máy thu phát chƣơng trình, hệ thống loa truyền thanh khơng dây và có dây phủ kín 837 thơn, xóm, tổ dân phố. Từ đó đã đƣa tiếng nói ba cấp đến với đơng đảo các tầng lớp nhân dân.

- Chất lượng, hiệu quả chương trình phát thanh

Với việc không ngừng nâng cao chất lƣợng, cải tiến nội dung và hình thức thể hiện, trong những năm qua, hệ thống ĐTT-TH cấp huyện ngày càng lớn mạnh. Hoạt động của Đài trở thành kênh thông tin quan trọng phục vụ sự lãnh đạo điều hành nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện, là diễn đàn tin cậy và gần gũi của Nhân dân địa phƣơng.

Ơng Vi Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng nhận xét:

các loại hình báo chí, thời gian qua, hệ thống ĐTT-TH cấp huyện cũng có những bước phát triển đáng kể. Các ĐTT-TH cấp huyện đã xây dựng được bộ máy tổ chức đủ mạnh, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cơng tác tun truyền trong tình hình mới. So với trước đây, nguồn nhân lực của các ĐTT- TH đông hơn, được đào tạo khá bài bản, hoạt động linh hoạt, nhạy bén và chuyên nghiệp hơn, đáp ứng yêu cầu thông tin nhanh và hiệu quả. Phải thừa nhận một điều, cùng với các cơ quan báo chí trong tỉnh, ĐTT-TH huyện đã trở thành một kênh thơng tin hữu ích trong việc phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và chính quyền địa phương” [Phụ lục 4, tr 152].

Ơng Trần Văn Nhận, Phó Chủ tịch UBND huyện Giao Thủy đánh giá về hiệu quả hoạt động của ĐTT-TH huyện: “ Đài huyện là cơ quan ngôn luận, là tiếng nói cúa đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện. Thời gian qua, được sự quan tâm của Đài PT-TH tỉnh Nam Định, sự chỉ đạo, quản lý Huyện ủy, UBND huyện, Đài huyện đã từng bước củng cố tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ, phóng viên, nâng cao hiệu qủa hoạt động. Bằng sự phấn đấu của mình, đội ngũ phóng viên của Đài đã có nhiều tác phẩm chất lượng tốt, đạt giải ở các cuộc thi phát thanh, truyền hình cấp tỉnh. Nhìn chung, hoạt động của Đài huyện đã qua có nhiều tiến bộ, phát huy hiệu quả trong công tác tuyên truyền, góp phẩn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương [Phụ lục 4, tr 152].

2.2.3.2. Trên truyền hình

- Hình thức thể hiện

Để tạo nên một sản phẩm truyền hình cần phải đảm bảo 2 yếu tố:

Hình ảnh và âm thanh - Đây là ngôn ngữ truyền hình. Một ƣu thế của truyền hình chính là truyền tải cả hình ảnh và âm thanh cùng một lúc. Qua các cuộc nghiên cứu ngƣời ta thấy 70% lƣợng thông tin con ngƣời thu đƣợc là qua thị giác và 30% qua thính giác.

Hình thức thể hiện trong sản phẩm truyền hình của Đài huyện đƣợc thể hiện ở cảnh quay và viết lời bình. Sau khi xác định đề tài, chủ đề, phóng viên viết lời bình, thực hiện cảnh quay, phỏng vấn đối tƣợng phù hợp với nội dung. Sau đó dựng thơ tại Đài huyện rồi gửi lên Đài tỉnh/thành phố thông qua hai hình thức: Lên trực tiếp hoặc gửi qua đƣờng truyền nội bộ.

- Thể loại và thời gian thực hiện

Đối với sản phẩm truyền hình cộng tác với Đài tỉnh/thành phố đƣợc

thể hiện ở 2 thể loại là: tin và bài ( phóng sự, phản ánh). Tin thì khơng có thời gian cố định, khi có sự kiện nổi bật tin sẽ đƣợc thực hiện . Đối với bài thì đƣợc thực hiện theo khơng thƣờng xuyên và thƣờng xuyên.

Khơng thƣờng xun là có bài khi nào thì gửi lên cộng tác với Đài tỉnh/thành phố khi đó và khơng mang tính chất bắt buộc.

Thƣờng xuyên là theo lịch cố định của Đài tỉnh/thành phố và mang tính bắt buộc, cụ thể:

ĐTT Bình Xun: Một tháng có một số trang địa phƣơng, thời lƣợng

20 phút/số, mỗi số là một bản tin và ba phóng sự của ba Đài huyện. Mỗi số của một chƣơng trình có một chủ đề khác nhau, mỗi Đài căn cứ vào chủ đề đó để xây dựng nội dung của Đài mình. Năm 2016, Đài Bình Xun cơng tác 220 tin, phóng sự truyền hình với Đài tỉnh( theo cáo cáo hoạt động năm 2016)

ĐTT-TH Chi Lăng: Một tháng xây dựng ba chƣơng trình trang địa

phƣơng, thời lƣợng 15 phút, kết cấu gồm 5 tin và 2 bài phóng sự. Năm 2016, cộng tác với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn là 258 tin, bài.

ĐTT Thường Tín: Trong năm 2016, Đài cộng tác 240 tin truyền hình

với Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội; một tháng xây dựng một chƣơng trình trang ngoại thành, thời lƣợng 10 phút, kết cấu thƣờng hai hoặc ba phóng sự truyền hình.

ĐPT-TH Giao Thủy: Do format chƣơng trình của Đài tỉnh khơng có

chuyên mục Trang địa phƣơng cho các Đài huyện nên Đài Giao Thủy không xây dựng chƣơng trình thƣờng xuyên mà thực hiện chƣơng trình khơng thƣờng xuyên – tức là có bài khi nào thì gửi cộng tác khi đó. Theo báo cáo của Đài Giao Thủy, mỗi tháng Đài cộng tác với Đài tỉnh từ một đế hai phóng sự truyền hình. Năm 2016, Đài Giao Thủy cộng tác 220 tin, bài truyền hình với Đài PT-TH Nam Định. Nhƣ vậy, dù khơng thực hiện Trang địa phƣơng, nhƣng Đài Giao Thủy cũng có số lƣợng Bài cộng tác tƣơng đƣơng nhƣ các Đài có chuyên mục Trang địa phƣơng.

Với vai trị là cơ quan quản lý Nhà nƣớc, Ơng Vũ Khánh - Phó Giám đốc Sở Thơng tin và Truyền thơng tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng: “Những năm gần đây, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý , PV và BTV các ĐTT -TH huyện được đào đạo, bồi dưỡng về lý luận chính tri ̣ và chuyên môn n ghiê ̣p vụ báo chí khá cơ bản . Trưởng Đài và mợt số PV đủ tiêu chuẩn được cấp thẻ Nhà báo. Các đài sản xuất được chương trình và cộng tác tốt với báo , đài tỉnh. Trụ sở cơ quan và trang thiết bị chuyên dùng nói chung đượ c đầu tư nâng cấp. 100% ĐTT-TH cấp huyê ̣n được trang bi ̣ máy phát sóng FM và nhiều xã của huyện đã trang bị hệ thống loa không dây . Thông tin thời sự , tuyên truyền chính tri ̣, pháp luật, đời sống xã hội, an ninh trật tự đến với cán bộ và Nhân dân phong phú hơn, thực hiê ̣n tốt nhiê ̣m vụ chính tri ̣, công tác chỉ đạo điều hành của UBND cấp huyê ̣n đạt hiê ̣u quả cao”. [Phụ lục 4, tr 157].

- Chất lượng hiệu quả sản phẩm truyền hình

Hiện nay, các Đài huyện đã, đang nỗ lực thực hiện tốt vai trào là cộng tác viên, là cấu nối trong lĩnh vực truyền hình với Đài cấp tỉnh/thành phố để đƣa thông tin của huyện đến với quần chúng nhân dân trong và ngoài tỉnh/thành phố. Nhiều năm qua, hệ thống ĐTT-TH cấp huyện ngày càng quan tâm đầu tƣ trong lĩnh vực truyền hình, nhƣ mua sắp máy móc, thiết bị, đầu tƣ cho cán bộ đi tập huấn, học tập kinh nghiệm trong sản xuất chƣơng

trình truyền hình. ĐTT-TH huyện thực sự là cầu nối quan trọng trong hệ thống truyền hình hiện nay

Ơng Nguyễn Đức Dục, Phó trƣởng phịng Thời sự Đài PT-TH Lạng Sơn cho biết: “ Có thể nói, nhiều phóng viên ở Đài huyện đã trở thành cộng

tác viên thường xuyên, có bút lực tốt, cung cấp kịp thời cho đài, báo cấp trên những tác phẩm báo viết, báo nói, báo hình có chất lượng. Ví như tác giả Hồng Thị Thúy Thơ- phóng viên Đài Truyền thanh và Truyền hình huyện Chi Lăng… Hiện nay Đài huyện có nhiều người có trình độ bằng cấp khá cao; phương tiện kỹ thuật được trang bị tương đối tốt và hiện đại, theo tôi nghĩ không thua kém đồng nghiệp Đài tỉnh. Đài truyền thanh – Truyền hình cấp huyện trong tỉnh mặc dù chưa được công nhận là cơ quan báo chí nhưng vẫn hoạt động với loại hình “báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử” khá tốt, thực hiện tốt chức năng đưa thông tin về cơ sở, trở thành công cụ tuyên truyền và điều hành chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương. Các tin, bài phóng sự của CTV từ Đài huyện đã phản ánh những vấn đề gắn với cơ sở, sát với thực tiễn đời sống ở địa phương và đơn vị, nhiều vấn đề được dư luận xã hội quan tâm. Có những sự kiện Đài tỉnh khơng thể có mặt do lý do khách quan, khi đó đã có anh em Đài huyện giúp đưa tin, phản ánh”. [Phụ lục 4, tr 155].

Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nƣớc, Ông Đặng Hồng Vân – Trƣởng phòng Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội cho rằng: “Hiện nay, đội ngũ lãnh đạo , PV,BTV, KTV các Đài huyện được đào đạo khá cơ bản. Trưởng đài và một số PV đủ tiêu chuẩn được cấp thẻ Nhà báo . Trang thiết bi ̣ chuyên dùng được đầu tư nâng cấp . Thông tin thời sự, tuyên truyền chính tri ̣, pháp luật, đời sống xã hội, an ninh trật tự đến với cán bộ và Nhân dân kịp thời , thực hiê ̣n tốt nhiê ̣m vụ chính tri ̣ , công tác chỉ đạo điều hành của UBND cấp huyện” [Phụ lục 4, tr 157].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thông tin thư viện tại Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng 002 (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)