- Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước
3.2.2. xuất, khuyến nghị
- Đối với các Sở Thông tin và Truyền thông
Để nâng cao vai trò và tƣ cách pháp nhân đối với ĐTT-TH cấp huyện trong giai đoạn hiện nay, các Sở Thông tin và Truyền thông cần tham mƣu, đề xuất với Bộ Thông tin và Truyền thông cân nhắc việc công nhận ĐTT-TH cấp huyện là cơ quan báo chí. Để qua đó có cơ chế, chính sách phù hợp hơn,
giúp ĐTT -TH cấp huyện và lực lƣợng làm báo ở cơ sở có điều kiện hoạt động tốt hơn và hiệu quả hơn. Đề cập đến vấn đề này, Ông Lê Duy Cƣờng, Trƣởng ĐTT-TH huyện Chi Lăng kiến nghị: “Bộ Thông tin & Truyền thông
cần xem xét về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động mang tính đặc thù để cơng nhận ĐTT-TH cấp huyện là cơ quan báo chí. Bởi ĐTT-TH huyện là cơ quan tuyên truyền của một cấp chính quyền, hoạt động của ĐTT-TH huyện hiện tại khơng khác gì một cơ quan báo phát thanh như Đài Phát thanh của tỉnh, nhưng khơng được cơng nhận là cơ quan báo chí sẽ dẫn đến nhiều thiệt thòi, cụ thể nhất là trong tác nghiệp của phóng viên” [Phụ lục 4, tr 150].
Trong quá trình khảo sát thực tế để thực hiện đề tài, lãnh đạo của 4 Đài huyện đều có chung quan điểm đề xuất Bộ Thơng tin và Truyền thông cần xem xét công nhận ĐTT-TH cấp huyện là cơ quan báo chí.
Về vấn đề này, quan điểm của ngƣời trực tiếp thực hiện Luận văn đề xuất: Bộ Thông tin và Truyền thông nên xem ĐTT-TH cấp huyện là một bộ phận thuộc Đài PT-TH của tỉnh/thành phố để công nhận ĐTT-TH cấp huyện là cơ quan báo chí. Điều này hồn tồn hợp lý, bởi theo Thơng tƣ số 17 của Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Nội vụ quy định: Đài PT-TH tỉnh là một trong ba đơn vị có trách nhiệm quản lý đối với hệ thống ĐTT-TH cấp huyện. Hơn nữa, đã có một thời gian dài, ĐTT-TH cấp huyện là đơn vị trực thuộc Đài PT-TH tỉnh/thành phố theo hệ thống dọc. Và hiện tại, các tỉnh/thành phố vẫn đang tồn tại Liên Chi hội Nhà báo ngành Phát thanh-Truyền hình trực thuộc Hội Nhà báo tỉnh/thành phố, trong đó 4 Đài huyện trong diện khảo sát có 6 cán bộ lãnh đạo và PV Đài là hội viên nhà báo, đã đƣợc cấp thẻ. Vì thế, việc xem xét công nhận ĐTT-TH cấp huyện là cơ quan báo chí khơng phải là khơng có cơ sở.
Bên cạnh đó, Sở Thơng tin và Truyền thơng với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nƣớc đối với hệ thống ĐTT-TH cấp huyện, cần sớm tham mƣu để UBND tỉnh/thành phố ban hành văn bản hƣớng dẫn UBND các huyện
thực hiện Thông tƣ số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV. Đồng thời chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính và Đài PT-TH tỉnh/thành phố tham mƣu giúp các UBND tỉnh/thành phố ban hành Quy chế quản lý hoạt động đối với ĐTT-TH huyện, để từ đó có sự thống nhất tên gọi, về tổ chức bộ máy, số lƣợng biên chế, mức chi trả nhuận bút phù hợp,... tạo sự thống nhất trong quản lý và tổ chức thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh/thành phố. Về tên gọi, cần thay đổi tên gọi thống nhất là Đài Phát thanh huyện để đảm bảo phù
hợp với thực tế và xu hƣớng phát triển.
Để tăng cƣờng hiệu quả kênh truyền tải thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông nên hỗ trợ mở website của ĐTT-TH huyện, đảm bảo kênh truyền tải đa chiều, phục vụ đƣợc nhiều đối tƣợng công chúng và mở rộng phạm vi truyền tải. Tham mƣu giúp UBND tỉnh/thành phố xây dựng đề án phát triển sự nghiệp phát thanh – truyền hình cấp huyện, qua đó có lộ trình phân bổ kinh phí hàng năm để đầu tƣ phát triển một cách đồng bộ và hiệu quả.
- Đối với các Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh/thành phố
Một thực tế phải thừa nhận là hệ thống ĐTT-TH huyện đƣợc xem nhƣ cầu nối quan trọng giúp Đài PT-TH tỉnh/thành phố và Đài Trung ƣơng vƣơn xa cánh sóng. Hệ thống ĐTT-TH huyện đƣợc xem là “cánh tay nối dài” chuyển tải và cung cấp thông tin của Đài tỉnh/thành phố và Đài Trung ƣơng đến với công chúng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất, góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đến Nhân dân.
Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, Đài PT-TH tỉnh/thành phố khơng cịn quản lý hệ thống ĐTT-TH cấp huyện theo hệ thống ngành dọc, ĐTT-TH huyện đƣợc giao về cho UBND huyện quản lý trực tiếp, việc hỗ trợ giúp đỡ của Đài PT-TH tỉnh/thành phố đối với Đài huyện là rất hạn chế. Mối quan hệ chỉ ở vai trò cộng tác. Vai trị cộng tác đƣợc thực hiện thơng qua việc các Đài
huyện duy trì Trang địa phƣơng và các tin truyền hình đối với Đài tỉnh/thành phố. Nhƣng việc hƣớng dẫn, cũng nhƣ mối quan hệ dƣờng nhƣ dần đi xuống. Do vậy, phát huy hơn nữa vai trò trách nhiệm là cơ quan hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, giúp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của hệ thống ĐTT-TH cấp huyện là rất cần thiết.
Vấn đề đặt ra là các Đài PT-TH tỉnh/thành phố cần củng cố lại bộ máy tổ chức, xây dựng mối quan hệ thƣờng xuyên với ĐTT-TH huyện với tƣ cách là cơ quan hỗ trợ trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ, vừa là cơ quan báo chí sử dụng thƣờng xuyên tin, bài của lực lƣợng phóng viên ĐTT-TH huyện. Trên cơ sở đó, có cơ chế thi đua, khen thƣởng và sơ kết, tổng kết hoạt động, giúp ĐTT-TH huyện hoạt động tốt hơn và không ngừng nâng cao chất lƣợng hiệu quả tuyên truyền trên sóng Đài PT-TH của tỉnh/thành phố. Đồng thời tƣ vấn UBND huyện đầu tƣ phát triển hệ thống truyền thanh, truyền hình theo đúng quy hoạch và xu hƣớng phát triển, phát huy tối đa hiệu quả đầu tƣ. Bởi trong tình hình hiện nay, mặc dù hệ thống báo chí nƣớc ta phát triển mạnh, điều kiện tiếp cận thông tin của ngƣời dân dễ dàng hơn trƣớc, tuy nhiên phải thừa nhận một điều: Nếu hệ thống ĐTT-TH huyện và Trạm truyền thanh, truyền hình cơ sở bị tê liệt thì chƣơng trình phát thanh của Đài TNVN, THVN và Đài Phát thanh tỉnh/thành phố sẽ khó có thể đến đƣợc với đông đảo công chúng.
- Đối với Huyện ủy, Ủy ban nhân dân các huyện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ƣơng Đảng khoá X về Cơng tác tƣ tƣởng, lý luận và báo chí trƣớc yêu cầu mới, Đảng ta đã chỉ rõ: Cần đổi mới, tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động báo chí.
Do vậy, với vai trị là cơ quan quản lý trực tiếp đối với ĐTT-TH cấp huyện, Đảng bộ, chính quyền các huyện cần có quy hoạch tổng thể, dài hạn cho sự nghiệp truyền thanh- truyền hình trên địa bàn. Xác định rõ mục tiêu đầu
tƣ nguồn lực con ngƣời, về quy mô trang thiết bị kỹ thuật, về cơ chế, chính sách,… tạo tiền đề cho sự nghiệp truyền thanh – truyền hình phát triển đồng bộ, khoa học, không chắp vá, chồng chéo, lãng phí, đảm bảo theo kịp sự phát triển chung của tồn ngành, phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Bộ - Trƣởng Đài Truyền thanh huyện Thƣờng Tín, Hà Nội có ý kiến: “Hoạt động của Đài cấp huyện hiện
nay cịn nhiều khó khăn, cho nên ngoài việc quan tâm hơn về hỗ trợ kinh phí, biên chế cho ngành, theo tơi một việc rất quan trọng nữa đó là đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực chuyên môn giỏi và yêu nghề. Muốn vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần phải xác định thật rõ khi có dự kiến phân cơng, ln chuyển cán bộ,... phải nhìn lại, phải xem lại sự lãnh đạo, sự quan tâm của mình về vai trị và tầm quan trọng của Đài cấp huyện để có hướng chỉ đạo và đầu tư cho xứng đáng” [Phụ lục 4, tr 150].
Huyện ủy - HĐND - UBND các huyện cần có định hƣớng thƣờng xuyên hơn nữa về nội dung tuyên truyền, tổ chức các hội nghị thơng báo hoặc có văn bản cung cấp thơng tin kịp thời về những vấn đề nhạy cảm, bức xúc liên quan đến việc thực thi chủ trƣơng, chính sách trên địa bàn. Thực hiện tốt cơ chế phân công ngƣời đại diện phát ngôn, trả lời phỏng vấn, nhằm cung cấp thơng tin chính thống, cơng khai, thực hiện minh bạch hóa thơng tin của các cơ quan hành chính Nhà nƣớc và những ngƣời có trách nhiệm trong hoạt động quản lý Nhà nƣớc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phóng viên ĐTT-TH huyện tác nghiệp, chủ động trong việc nắm bắt thông tin và đảm bảo nội dung tuyên truyền có chất lƣợng.
Sự quan tâm toàn diện về mọi mặt của cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng, của cơ quan quản lý Nhà nƣớc các cấp là yếu tố quan trọng, là điều kiện không thể thiếu giúp cho hệ thống ĐTT-TH cấp huyện hoạt động đúng định hƣớng, chuyên nghiệp và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chun mơn trong tình hình mới.
- Đối với Đài Truyền thanh – Truyền hình các huyện
Với chức năng là cơ quan thông tin, tuyên truyền, các ĐTT-TH cấp huyện cần có sự phối hợp nhịp nhàng với các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phƣơng trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Quan tâm và tăng cƣờng cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ chính trị và nghiệp vụ cho BTV, PV, PTV và KTV của Đài, đảm bảo có đủ nguồn nhân lực với bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về chun mơn nghiệp vụ, có lịng u nghề và ln tâm huyết với nghề, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Các Đài cần phân công nhiệm vụ theo đề án việc làm, phù hợp với trình độ, khả năng của từng ngƣời trong cơ quan. Khi tuyển dụng lao động vào làm việc phải đảm bảo đúng chuyên ngành. Đối với những ngƣời làm việc từ lâu mà khơng có chun ngành đào tạo báo chí nói chung thì phải cử đi đào tạo ngắn hạn để có những kiến thức cơ bản .
Các Đài cần đổi mới nội dung thông tin, tăng cƣờng tiếng động hiện trƣờng, phỏng vấn trong các tác phẩm phát thanh.
Xuất phát từ đặc điểm, đặc trƣng của loại hình báo phát thanh, truyền hình; từ vị trí, vai trò, chức năng của ĐTT-TH cấp huyện trƣớc yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay và từ những điều kiện tự nhiên và đặc điểm của các tỉnh/thành phố, tác giả luận văn mạnh dạn đề xuất mơ hình cho ĐTT-TH cấp huyện nhƣ sau:
Mơ hình bộ máy tổ chức ĐTT-TH cấp huyện với 12 ngƣời