Quy trình sản xuất chương trình Phát thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thông tin thư viện tại Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng 002 (Trang 57 - 59)

- Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước

2.2.1. Quy trình sản xuất chương trình Phát thanh

- Thiết bị kỹ thuật:

Khoảng thời gian từ năm 2003, các ĐTT-TH huyện bắt đầu đầu tƣ mua sắm trang thiết bị, chuyển đổi công nghệ sản xuất chƣơng trình bằng thiết bị truyền thống (Analog) băng từ sang thiết bị kỹ thuật số, đồng thời chuyển đổi dần các thiết bị ghi âm kỹ thuật số cho phóng viên, từng bƣớc đồng bộ thiết bị kỹ thuật sản xuất chƣơng trình theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất đến phát sóng. Ƣu điểm của công nghệ số giúp cho khâu biên tập văn bản, thu tín hiệu và xử lý âm thanh tiện lợi, chính xác, rút ngắn thời gian và giảm bớt áp lực công việc cho các cá nhân và từng bộ phận. Chất lƣợng chƣơng trình cũng từ đó đƣợc nâng dần lên.

Đến nay, 4/4 Đài huyện trong diện khảo sát đều sản xuất chƣơng trình phát thanh bằng cơng nghệ số theo quy trình khép kín. Phóng viên viết tin, bài -> bộ phận Biên tập biên tập tin, bài-> lãnh đạo duyệt-> phát thanh viên đọc-> kỹ thuật dựng->phát sóng. Trong các bƣớc của quy trình sản xuất có

sự giám sát của lãnh đạo Đài. Với sự phát triển của công nghệ số, hiện nay PTV đọc và thu âm bằng phần mềm, dựng,phát bằng phầm mềm. Tất cả đều thực hiện trên máy tính . Đây là một bƣớc tiến giúp cho ĐTT-TH cấp huyện hoạt động ngày càng chuyên nghiệp và hiện đại theo xu hƣớng phát triển chung của ngành.

Ông Nguyễn Trọng Bộ- Trƣởng Đài Truyền thanh huyện Thƣờng Tín cho biết: “Để nâng cao chất lượng chương trình, năm 2005 ĐTT huyện đã

mạnh dạn đầu tư và thực hiện thành công việc chuyển giao công nghệ sản xuất chương trình phát thanh bằng băng từ sang cơng nghệ kỹ thuật số trên máy vi tính với phần mềm xử lý âm thanh Audition 1.5. Việc áp dụng công nghệ này đã nâng cao chất lượng chương trình phát thanh, vừa giúp cho khâu sản xuất chương trình thực hiện nhanh chóng, tiện lợi, chính xác, vừa tiết kiệm được một khoản kinh phí rất lớn cho đơn vị” [Phụ lục 4, tr 150].

- Cấu trúc chương trình

Qua khảo sát chƣơng trình phát thanh của 4 Đài huyện cho thấy, hầu hết các Đài huyện đều duy trì ổn định thời lƣợng phát sóng và cơ cấu chƣơng trình phát thanh. Hiện tại chƣơng trình phát thanh của các Đài huyện từ 15 đến 25 phút, cụ thể: ĐTT Bình Xuyên là 25 phút; ĐTT-TH Chi Lăng 25 phút, Đài PT-TH Giao Thủy 20 phút, ĐTT Thƣờng Tín 15 phút. Trong tổng số thời lƣợng, có 45% là tin tức thời sự, 55% là bài và chuyên mục.

Cơ cấu tin, bài cho chƣơng trình thời sự, các ĐTT-TH sử dụng trung bình từ 8 đến 10 tin, 01 bài thƣờng xuyên và 01 bài sử dụng trong những ngày có chun mục.

Nhìn chung, các ĐTT-TH huyện có sự nỗ lực cao trong việc xây dựng chƣơng trình, góp phần làm cho chƣơng trình thời sự thêm phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của đông đảo đối tƣợng cơng chúng. Chƣơng trình phát thanh của các Đài không chỉ cung cấp thơng tin mà cịn đáp ứng nhu cầu giải trí, phục vụ đời sống tinh thần, góp phần gìn

giữ và bảo tồn nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc.Trong chƣơng trình có sử dụng các bài hát xen vào cuối chƣơng trình đã làm cho chƣơng trình phát thanh thêm phong phú, sinh động, đỡ nhàm chán, khô cứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thông tin thư viện tại Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng 002 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)