Các biểu hiện của sự đồngcảm của học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Các biểu hiện của sự đồngcảm của học sinh trung học phổ thông

Dựa vào cơ sở lý luận và các thang đo trên có thể chia các biểu hiện của sự đồng cảm thành các nhóm: Cảm nhận – lây lan, hiểu ( nhận thức) và chia sẻ xúc cảm tình cảm (hành vi).

1.3.1. Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè biểu hiện về mặt lây lan xúc cảm tình cảm tình cảm

Các biểu hiện về mặt cảm xúc là dạng đồng cảm mà trong đó các em học sinh cảm thấy mình nhƣ lây lan, nhƣ có cùng cảm xúc với bạn bạn có cảm xúc gì thì mình cũng có cảm xúc. Các em thƣờng xuyên “Thấy bạn vui vẻ bên người thân, điều đó làm tôi hạnh phúc”, các em cũng luôn “ Cảm thấy vui chung với niềm vui của bạn”, “Thấy bạn bị tổn thương, điều đó làm tôi thấy buồn theo”hay là “Tôi cảm thấy khó chịu khi thấy bạn mình bị đối xử bất công”. Đồng cảm là khi “Bạn bức xúc chuyện gì đó, tôi cũng như bức xúc theo”, đồng cảm với bạn cũng là “Bên cạnh bạn đang buồn tôi không thể vui vẻ được”. Khi các em đồng cảm với bạn thì “Nếu bạn buồn, tôi cũng buồn theo”. Đây là những biểu hiện về mặt cảm xúc lây lan, khi có sự đồng cảm với bạn thì các em dễ bị lây lan các cảm xúc của bạn. Khi bạn có những cảm xúc vui buồn thì mình cũng có những cảm xúc đó vui cùng bạn buồn cùng bạn.

1.3.2. Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè biểu hiện về mặt hiểu cảm xúc cảm tình cảm xúc cảm tình cảm

Các biểu hiện về hiểu cảm xúc của sự đồng cảm là những biểu hiện mà ở đó học sinh nhƣ đang hiểu những gì diễn ra với bạn mình, có thể hiểu đƣợc nguyên nhân, diễn biến cũng nhƣ trạng thái cảm xúc của bạn. Đây là dạng đồng cảm thiên về nhận thức. Các em có thể hiểu và cảm thông khi bạn mình gập khó khăn “Tôi hiểu và cảm thông khi bạn rơi vào hoàn cảnh khó khăn”. Hiểu đƣợc lý do và khi bạn mình làm điều gì đó không hay với mình để cảm

thông, chấp nhận tha thứ cho bạn.

Không chỉ cảm nhận đƣợc bạn mình buồn mà các em còn có thể hiểu đƣợc lí do làm bạn buồn, cũng nhƣ hiểu đƣợc trạng thái cảm xúc của bạn đang trải qua. Các em cũng “hiểu được lí do làm bạn tôi bực dọc” hay “ khi bạn buồn tôi có thể hiểu vì sao bạn buồn”... Những biểu hiện này thể hiện khả năng hiểu trạng thái cảm xúc, hiểu đƣợc những nguyên nhân gây nên những cảm xúc đó.

1.3.3. Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè biểu hiện về mặt chia sẻ

Cấu trúc sự đồng cả bao gồm các mặt nhận thức, xúc cảm và hành vi (chia sẻ). Các biểu hiện của sự đồng cảm cũng chia theo 3 mặt trên. Mặt hành vi (chia sẻ) của sự đồng cảm là các biểu hiện thể hiện sự chia sẻ cảm xúc với bạn của mình, nhằm làm tình trạng của bạn tốt hơn. Những biểu hiện ở dạng này thể hiện nhƣ “Tìm cách an ủi khi bạn gập chuyện gì đó không hay”, “Cố gắng làm điều gì đó để đem lại điều tốt đẹp cho bạn khi bạn gập khó khăn”. Những hành vi này nhằm giúp cho tình trạng của bạn mình tốt hơn, giảm những tình trạng không tốt của bạn. Sự đồng cảm ở mặt này cũng thể hiện ở hành động giúp đỡ khi thấy bạn mình bị lợi dụng thì sẽ phải bảo vệ họ theo một cách nào đó hay “Khi nhìn thấy ai đó đang khó chịu thúc dục tôi phải giúp họ”…

Đây là những biểu hiện về hành vi chia sẻ giúp đỡ ngƣời khác nói chung và chia sẻ giúp đỡ bạn bè nói riêng. Những ngƣời có sự đồng cảm cao là những ngƣời luôn sẵn sàng giúp đỡ chia sẻ với ngƣời khác hay nói cách khác sự chia sẻ giúp đỡ là một khía cạnh của sự đồng cảm.

1.4. Một số đặc điểm về đời sống tình cảm và quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)