Ảnh hƣởng của sự đồngcảm đến mối quan hệ bạn bè của học sinh trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 37)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5. Ảnh hƣởng của sự đồngcảm đến mối quan hệ bạn bè của học sinh trung học

trung học phổ thông

1.5.1. Ảnh hưởng của sự đồng cảm đến hành vi xây dựng mối quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông

Nhiều nhà tâm lý học minh chứng rằng, đồng cảm có ảnh hƣởng tích cực đến mối quan hệ cá nhân nói chung và QHBB nói riêng. Đầu tiên có thể kể đến C. D. Batson (1978, 1981, 1982, 1991, 1995, 1997…) cùng với cộng sự của ông có trên 10 năm nghiên cứu về mối quan hệ đồng cảm và vị tha. Nhiều nghiên cứu của ông tiến hành trên thanh thiếu niên cho thấy, đồng cảm

là động lực của vị tha. Vị tha lại là một trong những yếu tố không thể thiếu để tình bạn bền vững, cho nên chính sự đồng cảm làm cho tình bạn của thanh thiếu niên bền vững và ngày càng trở nên khăng khít.

K.A. Gleason, L. A. Jensen – Campbell (2009) đã thực hiện một nghiên cứu về vai trò của sự đồng cảm trong QHBB của thanh thiếu niên trên 116 học sinh lớp 8 và phụ huynh, giáo viên của họ. Kết quả cho thấy, những học sinh có khả năng đồng cảm cao sẽ thuận lợi hơn trong việc điều chỉnh tình bạn, đặc biệt là điều chỉnh theo hƣớng tích cực [16]. Một nghiên cứu khác của De Wied, Branje, Meeus (2007) đã xác định vai trò của đồng cảm khi tình bạn có xung đột. Kết quả cho thấy những ngƣời có khả năng đồng cảm cao sẽ quản lý xung đột thành công hơn và có thể giải quyết xung đột theo hƣớng tích cực và ngƣợc lại [15].

Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa đồng cảm và sự bắt nạt ở lứa tuổi thanh thiếu niên của các tác giả Caravita, Blasio, Salmivalli (2009); Warden, Mackinnon (2003); Espelage et al (2004); Sams, Truscott (2004)… Điểm chung của các nghiên cứu này là những thanh thiếu niên có chỉ số đồng cảm cao không chỉ ít tham gia vào bắt nạt mà còn ít trở thành nạn nhân. Những thanh thiếu niên này có xu hƣớng trở thành ngƣời bảo vệ nhiều hơn. Ngƣợc lại, những thanh thiếu niên có chỉ số đồng cảm thấp dễ trở thành kẻ bắt nạt và nạn nhân [31], [49], [47].

1.5.2. Ảnh hưởng của sự đồng cảm đến hành vi âm tính trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông

Hành vi âm tính là những hành vi không mang tính chất xây dựng nó có thể làm phá vỡ mối quan hệ hoặc làm giảm hành vi xây dựng mối quan hệ : Thờ ơ, không quan tâm, xúc phạm, gây hấn... và nó xuất phát từ sự đồng cảm giữa các cá nhân.

Thiếu sự đồng cảm sẻ chia cùng với nó là sự vô cảm điều đó ảnh hƣởng theo chiều hƣớng tiêu cực đến QHBB của học sinh THPT. Thiếu sự đồng cảm

các em rất dễ có những hành vi gây hấn bắt nạt bạn, thờ ơ trƣớc nỗi đau mất mát khó khăn của bạn. Điều đó làm cho mối QHBB không có sự gắn bó thân thiết. Hiện nay, tình trạng bạo lực học đƣờng ngày một nhiều và có xu hƣớng ngày càng gia tăng. Điều đáng lên án là khi chứng kiến các vụ việc trên, hầu hết các bạn đều dửng dƣng, bàng quan nhƣ không thấy gì. Thay vì can ngăn, giải thích đúng sai, thì họ lại cổ vũ, ủng hộ hết mình cho những hành động vô đạo đức và thiếu văn hóa đó. Hay là sự chê bai giễu cợt, kì thị xa lánh bạn… đều là những biểu hiện của sự vô cảm.Tất cả những điều đó ảnh hƣởng rất lớn đến mối QHBB của học sinh THPT.

Tiểu kết chƣơng 1

Đồng cảm là khả năng hiểu, cảm nhận và chia sẻ cảm xúc, tình cảm của ngƣời khác trong giao tiếp, khả năng biết đặt mình vào vị trí của ngƣời khác để hiểu và cảm nhận những trải nghiệm của ngƣời khác nhờ vào những trải nghiệm của bạn thân hay trí tƣởng tƣợng phong phú. Có nhiều xu hƣớng nghiên cứu về cấu trúc của đồng cảm nhƣng hiện nay các nhà khoa học lựa chọn đồng cảm với cấu trúc đa chiều đa thành tố. Với xu hƣớng trên tác giả luận văn cũng lựa chọn xu hƣớng cấu trúc đa chiều đa thành tố để nghiên cứu về đồng cảm.

Theo cấu trúc này đồng cảm gồm các mặt nhận thức, xúc cảm và hành vi các xúc cảm tình cảm. Và trong giới hạn của luận văn là nghiên cứu sự đồng cảm trong QHBB của học sinh THPT thì đồng cảm cũng có cấu trúc chung nhƣ vậy. Sự đồng cảm trong QHBB đƣợc biểu hiện bằng sự cảm thông chia sẻ, bằng sự cảm nhận những nỗi buồn niềm vui của bạn. Bằng những chia sẻ, thƣơng xót khi bạn bị đối xử bất công khi bạn gặp những điều bất hạnh. Đồng cảm cũng là sự hiểu những gì bạn phải trải qua hiểu những lí do nguyên nhân làm bạn buồn làm bạn khổ đau hay là hiểu đƣợc những trạng thái cảm xúc mà bạn phải vƣợt qua. Luận văn nghiên cứu một số yếu tố ảnh hƣởng đến sự đồng cảm cũng nhƣ ảnh hƣởng của đồng cảm đến QHBB của các em cụ thể là ảnh hƣởng đến hành vi xây dựng mối quan hệ và những hành vi âm tính trong QHBB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)