Ảnh hƣởng của sự đồngcảm tới hành vi ứng xử trong quan hệ bạn bè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 85)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Ảnh hƣởng của sự đồngcảm tới hành vi ứng xử trong quan hệ bạn bè

bạn bè

Trong cuộc sống của chúng ta, có lẽ sự đồng cảm và chia sẻ là những yếu tố rất cần thiết để ta vƣợt qua những khó khăn, để ta có thể thổ lộ ra những nỗi niềm, những dòng cảm xúc mỗi khi ta vui, ta buồn. Đối với học sinh THPT sự đồng cảm của bạn bè là rất càn thiết giúp các em có mối QHBB tốt đẹp gắn bó, yêu thuong và giúp đỡ lẫn nhau. Sự đồng cảm trong QHBB giúp các em tìm đƣợc sự sẻ chia, sự an ủi khi gặp chuyện buồn, hay những niềm vui. Sự đồng cảm giúp giảm bớt các xung đột giữ các em từ đó sẽ cũng sẽ giảm bạo lực học đƣờng.

Đồng cảm ảnh hƣởng nhiều đến đời sống của học sinh THPT vậy đồng cảm có ảnh hƣởng đến hành vi xâm kích hay hành vi xây dựng mối QHBB của học sinh THPT hay công tác giả đã tiến hành điều tra, thu thập dữ liệu và thu đƣợc kết quả thể hiện ở bảng 3.9

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của sự đồng cảm tới hành vi ứng xử trong QHBB.

Biến độc lập Biến phụ thuộc Bạn bè Bạn thân R2 P R2 p Hành vi âm tính 0.003 >0.05 0.001 >0.005 Hành vi xây dựng 0.037 <0.05 0.054 < 0.054

3.3.1. Ảnh hưởng của sự đồng cảm đến hành vi xây dựng mối quan hệ bạn bè bạn bè

Ở lứa tuổi học sinh THPT quan hệ với bạn bè cùng tuổi chiếm vị trí lớn hơn hẳn so với quan hệ của thanh niên với ngƣời lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi. Điều quan trọng nhất đối với học sinh THPT là đƣợc sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi. Đó là những ngƣời có khả năng “hiểu đƣợc bằng trái tim” và có thể

đáp lại một cách tế nhị những” diễn biến trong tâm hồn của ngƣời khác” ( P.M.Iacopxon (1997).

Bảng 3.9a: Ảnh hưởng của sự đồng cảm tới hành vi xây dựng mối quan hệ trong quan hệ bạn bè Biến độc lập Biến phụ thuộc Bạn bè Bạn thân R2 P R2 p Hành vi xây dựng 0.037 <0.05 0.054 < 0.054

Biểu đồ 3.4: Tổng điểm hành vi xây dựng

Tình bạn cùng tuổi giữ vai trò trong yếu trong đời sống tình cảm của tuổi thanh niên mới lớn chính vì vậy bạn bè giúp các em đối chiếu những thể nghiệm và ƣớc mơ lý tƣởng, cho phép các em học đƣợc cách tự đánh giá mình và đánh giá ngƣời khác. Bạn bè còn giúp thanh niên thỏa mãn nhu cầu “tâm sự” chia sẻ những rung động, là nhu cầu phổ biến của thanh niên. Tình

bạn của thanh niên mang màu sắc xúc cảm đặc biệt, họ yêu cầu tình bạn phải là thân thiết, tin tƣởng và giúp đỡ lẫn nhau… tình bạn của thanh niên đƣợc hình thành trên cơ sở hứng thú chung, hoạt động chung, cùng mục đích và cùng chí hƣớng phấn đấu, có thể thi đua với nhau. Vì vậy tình bạn của thanh niên học sinh đã có tác dụng rất lớn trong việc điều chỉnh hành vi thái độ và cảm xúc của thanh niên. Bạn bè thƣờng là nơi để các em chia sẻ, giãi bầy tâm sự đồng thời có ảnh hƣởng rất lớn đến tính cách cũng nhƣ các biểu hiện bên ngoài (cách ăn mặc, nói năng, đi đứng…). Chính vì vậy xây dựng QHBB tốt ảnh hƣởng nhiều đến cuộc sống, tính cách tình cảm của các em. Vậy để xây dựng mối QHBB tốt phụ thuộc vào những yếu tố nào. Theo nghiên cứu của chúng tôi thì sự đồng cảm trong QHBB có ảnh hƣởng nhiều đến hành vi xây dựng mối QHBB.

Hành vi xây dựng mối QHBB là những hành vi giúp cho mối QHBB đƣợc gắn kết, phát triển hơn. Những hành vi mang tính xây dựng nhƣ: Hạnh phúc khi bạn vui vẻ bên ngƣời thân, vui chung với niềm vui của bạn, buồn cùng bạn, tìm cách an ủi khi bạn gặp chuyện buồn, làm những điều tốt cho bạn, hiểu

Kết quả nghiên cứu thu đƣợc sự đồng cảm có ảnh hƣởng với hành vi xây dựng mối QHBB của các em học sinh THPT. Phân tích hồi quy và tƣơng quan thu đƣợc kết quả R2 = 0.037 và P< 0.05. Nhƣ vậy đồng cảm có khả năng dự báo cho hành vi xây dựng mối QHBB. Cụ thể, các em có sự đồng cảm với bạn bè thì các em cũng thực hiện nhiều hành vi mang tính xây dựng mối quan hệ hơn nhƣ tôn trọng bạn, hay nhƣờng nhịn bạn, giúp đỡ bạn, sống vui vẻ, đối xử chân thành với bạn... ngƣợc lại những em có sự đồng cảm thấp thì thƣờng là những em thực hiện ít các hành vi trên. Dữ liệu cũng cho thấy, mức độ giải thích của sự đồng cảm cho hành vi mang tính xây dựng quan hệ không đƣợc cao, chỉ giải thích đƣợc 3.7% cho sự biến thiên của biến phụ thuộc. Có thể thấy, để thực hiện đƣợc những hành vi ứng xử mang tính chất xây dựng mối quan hệ, đồng cảm chỉ là một trong rất nhiều yếu tố đóng vai trò quan trọng.

Nghiên cứu sự đồng cảm trong QHBB của học sinh trƣờng THPT Phú Bình huyện Phú Bình Tỉnh Thái Nguyên kết quả thu đƣợc điểm đồng cảm của mẫu từ 18 đến 75 điểm và đƣợc chia làm 3 nhóm:

- Nhóm điểm thấp: từ 18 đến 38 điểm – đây là nhóm ít thể hiện sự đồng cảm với bạn hay ít thực hiện các hành vi có tính xây dựng các mối quan hệ với bạn bè. Các em trong này nhóm này có thể “Thấy bạn vui vẻ bên người thân điều đó làm tôi hạnh phúc” hay “Tôi cảm thấy vui chung với niềm vui của bạn” hay các em “Tìm cách an ủi khi bạn gặp chuyện buồn”. Nhƣng các em lại khó hoặc không cảm nhận đƣợc “Bạn đang trong trạng thái cảm xúc nào”, cũng ít hiểu “Lí do làm bạn tôi buồn bực”…Trò chuyện riêng với các em, một em học sinh lớp 11 cho biết “Em thường thấy buồn khi bạn buồn, nhưng em ít khi hiểu được lí do làm bạn buồn. Khi thấy bạn buồn em cũng không biết cách an ủi bạn đâu, đôi khi em nghĩ mình nên tránh xa vì có thể mình ở gần càng làm cho bạn bực mình hơn”. Nhƣ vậy đối với nhóm này các em có điểm đồng cảm thấp nên các em không thực hiện hoặc ít thực hiện các hành vi mang tính xây dựng mối quan hệ, hoặc có một số em thực hiện hành vi này nhƣng không thực hiện một số hành vi khác. Các em có thể lây lan cảm xúc của bạn nhƣng lại không hiểu những cảm xúc ấy hay những nguyên nhân gây ra cảm xúc ấy. Các em có thể thƣơng bạn khi bạn bị đối xử bất công, khi bạn buồn nhƣng lại không đến an ủi bạn vì không quan tâm hay vì không biết cách an ủi bạn .

- Nhóm thứ 2 là nhóm bình thƣờng (từ 39 đến 50 điểm): Phân theo 3 nhóm mức độ đây là nhóm không có xu hƣớng rõ rệt: Đồng cảm hay không đồng cảm hoặc các biểu hiện đồng cảm hay không đồng cảm chƣa mang tính hệ thống. Theo số liệu bảng 3.3 thì số các em thuộc nhóm này cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể (khoảng hơn 20%, thậm chí có biểu hiện còn chiếm 34.5%). Điểm đồng cảm ở mức bình thƣờng chƣa có xu hƣớng rõ rệt nên các hành vi xây dựng mối quan hệ bạn bè của các em cũng không thành hệ thống. Khi

điều tra về việc các em có thực hiện các hành vi nêu trên thì các em khẳng định với đáp án “nửa đúng nửa sai” có nghĩa là có lúc các em thực hiện có khi các em không thực hiện. Có thể trong hoàn cảnh này các em thấy thƣơng bạn khi bạn bị tổn thƣơng nhƣng trong hoàn cảnh khác các em lại vô cảm không quan tâm. Đôi khi thấy bạn buồn các em cũng thấy buồn theo nhƣng lúc khác thì việc bạn buồn không ảnh hƣởng gì đến em. Các em cũng nói để “Cảm nhận được bạn đang trong trạng thái cảm xúc nào” không phải lúc nào các em cũng cảm nhận đƣợc, nhƣng cũng không hoàn toàn là các em không thể hiểu đƣợc bạn đang trong trạng thái cảm xúc nào. Nói chung ở nhóm này việc thực hiện các hành vi xây dựng mối quan hệ chƣa thành hệ thống các em lúc thực hiện lúc không hay nói cách khác nó chƣa ổn định.

- Nhóm thứ 3 - nhóm có điểm đồng cảm cao (≥ 51 điểm). Đây là nhóm có điểm đồng cảm cao nhóm thể hiện sự đồng cảm rõ rệt với bạn bè, cũng là nhóm thực hiện các hành vi xây dựng mối QHBB cao nhất. Hầu nhƣ các em thực hiện hết các hành vi xây dựng mối quan hệ. Các em có thể thấy, hạnh phúc khi thấy bạn vui vẻ bên ngƣời thân, buồn cùng bạn khi bạn buồn hay “Có thể hiểu được vì sao bạn buồn”. Không những “Khó chịu khi bạn bị đối xử bất công” các em còn có thể “Hiểu được lí do làm bạn tôi bực dọc”. Khi hiểu đƣợc lí do làm bạn buồn bực các em đã “Tìm cách an ủi khi bạn khi bạn gặp chuyện buồn”. Nhƣ vậy có thể thấy sự đồng cảm của các em đã phát triển cao ở tất cả các nhóm biểu hiện của sự đồng cảm: Lây lan cảm xúc, chia sẻ cảm xúc và hiểu cảm xúc của bạn. Từ đó các em đã luôn luôn thực hiện tất cả các hành vi mang tính chất xây dựng để xây dựng mối QHBB tốt đẹp.

Trên đây là ảnh hƣởng của sự đồng cảm đến hành vi xây dựng mối QHBB của học sinh THPT với bạn bình thƣờng còn với bạn thân sự đồng cảm có ảnh hƣởng đến hành vi xây dựng của các em hay không ? Theo số liệu thống kê bảng 3.9a thì sự đồng cảm cũng ảnh hƣởng đến hành vi xây dựng mối quan hệ với bạn thân. Và ảnh hƣởng này cũng theo chiều hƣớng sự đồng cảm

càng cao thì các em càng thực hiện nhiều hành vi mang tính chất xây dựng. Và ngƣợc lại thì sự đồng cảm càng thấp thì càng ít thực hiện hành vi xây dựng mối quan hệ.

Nhƣ vậy sự đồng cảm có ảnh hƣởng đến hành vi xây dựng mối quan hệ với bạn bè của học sinh THPT. Các em có điểm đồng cảm cao thì sẽ có nhiều hành vi xây dựng ngƣợc lại điểm đồng cảm thấp thì các hành vi mang tính chất xây dựng càng ít. Khi sự đồng cảm cao, các em sẽ có nhiều hành vi mang tính chất xây dựng vì vậy mối quan hệ với bạn bè của các em cũng trở nên tốt đẹp, tránh những hiểu lầm xung đột. Ngƣợc lại với những em có điểm đồng cảm thấp thì ở các em có ít các hành vi xây dựng mối quan hện bạn bè. Vì thế các em cũng khó duy trì mối QHBB tích cực, nhiều khi còn xảy ra những xung đột bạo lực. Vì thể có thể tổ chức dạy và rèn luyện sự đồng cảm cho các em sẽ giúp các em xây dựng đƣợc mối QHBB tốt đẹp bền vững tránh những xung đột đáng tiếc.

3.3.2. Ảnh hưởng của sự đồng cảm đến hành vi âm tính trong quan hệ bạn bè hệ bạn bè

Hành vi âm tính là những hành vi trái ngƣợc lại với hành vi xây dựng, nó cũng có tích chất nhƣ những hành vi phá vỡ mối quan hệ. Đó là các dạng hành vi nhƣ hành vi xâm kích (xô xát, cãi nhau với bạn, gọi bạn bằng biệt danh xấu, tẩy chay xa lánh bạn...), thiếu các hành vi giúp đỡ, chia sẻ, không giao lƣu với bạn, thờ ơ trƣớc nỗi buồn của bạn, không quan tâm đến bạn đang buồn hay vui, bạn bị tổn thƣơng hay. Đó cũng có thể là thái độ không quan tâm mặc kệ bạn, đƣa bạn ra làm trò đùa, bắt bạn làm theo ý mình, đổ lỗi cho bạn…

Bảng 3.9b: Ảnh hưởng của sự đồng cảm tới hành vi âm tính trong quan hệ bạn bè Biến độc lập Biến phụ thuộc Bạn bình thƣờng Bạn thân R2 p R2 p Hàn h vi âm tính 0.003 > 0.05 0.001 > 0.005

Trong mối QHBB thì sự đồng cảm giúp làm tăng các hành vi xây dựng mối quan hệ, các em có sự đồng cảm với bạn bè cao thì sẽ xây dựng tốt mối QHBB. Ngƣợc lại nếu sự đồng cảm của các em thấp thì dễ có những hành vi âm tính - phá vỡ mối quan hệ bạn bè. Tuy nhiên theo số liệu thống kê thu đƣợc bằng cách phân tích tính tƣơng quan và phép phân tích hồi quy thì thấy không có sự ảnh hƣởng của sự đồng cảm đến hành vi âm tính. Có nghĩa là không hẳn điểm đồng cảm thấp mà các em thực hiện nhiều hành vi âm tính (p>0.05). Sự đồng cảm không có ảnh hƣởng đến các hành vi âm tính của học sinh THPT huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.

Nhƣ vậy trong quan hệ ứng xử với bạn bè của học sinh THPT huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên sự đồng cảm ảnh hƣởng đến hành vi xây dựng mà không ảnh hƣởng đến hành vi âm tính. Việc nâng cao sự đồng cảm cho các em sẽ giúp các em xây dựng mối QHBB tốt đẹp gắn bó thân thiết hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)