Nhóm phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 48)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.2.3. Nhóm phương pháp phân tích thông tin

Phƣơng pháp thông kê toán học đƣợc sử dụng để tính toán kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu đã sử dụng những phƣơng pháp tính toán cụ thể nhƣ sau.

(1) Các phân tích thống kê

Các thông số thống kê mô tả

- Điểm trung bình cộng

(X ) để tính điểm đạt đƣợc của từng mệnh đề của toàn mẫu.

- Độ lệch chuẩn (Standard Deviation) đƣợc dùng để mô tả mức độ phân tán hay tập trung của các câu trả lời đƣợc lựa chọn. Tính số trung bình cộng:

Phân tích so sánh

Sử dụng phép so sánh giá trị trung bình ( t - Test và phân tích phương sai 1 nhân tố - one-way ANOVA - với F-test).

Các giá trị trung bình đƣợc coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê khi p < 0,05. So sánh hai nhóm, chúng tôi dùng phép kiểm định độc lập giữa

hai mẫu (t - Test). So sánh ba nhóm trở lên, chúng tôi sử dụng phép phân tích phƣơng sai một nhân tố ( ANOVA).

Phân tích tương quan

Chúng tôi sử dụng phép phân tích tƣơng quan để xác định mối tƣơng quan giữa giới tính, lứa tuổi, thứ tự con trong gia đình với điểm đồng cảm; tƣơng quan giữa biến sự giáo dục của cha mẹ với sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè. Tƣơng quan giữa điểm đồng cảm với hành vi xây dựng mối quan hệ bạn bè và hành vi âm tính.

Hệ số tƣơng quan cho ta biết chiều hƣớng âm hay dƣơng và độ mạnh(strength) của mối tƣơng quan. Nếu r dƣơng, điều đó có nghĩa là khi giá trị một biến tăng lên thì giá trị của biến kia cũng tăng lên theo cùng chiều hƣớng. Ngƣợc lại nếu r âm thì giá trị của biến kia thay đổi theo chiều hƣớng ngƣợc lại. Trị tuyệt đối của r nói lên độ mạnh của sự tƣơng quan theo chiều thuận hoặc nghịch. Trị tuyệt đối tối đa của r là 1.00. Khi không có tƣơng quan nào giữa hai biến, trị số r = 0.

Phân tích hồi qui

Đƣợc sử dụng để phân tích khả năng ảnh hƣởng của sự đồng cảm đến hành vi trong quan hệ bạn bè (cụ thể là thực hiện các hành vi xây dựng và hành vi âm tính trong QHBB).

Phân tích độ tin cậy

Đƣợc áp dụng trong tính toán hệ số Cronback Alpha để xác định độ tin cậy của các thang đo.

(2) Cách tính điểm các thang (tạo các biến số)

Điểm của các thang đo đƣợc tính bằng tổng điểm của các item trong thang đo đó.

Cụ thể, điểm các biến số đƣợc tạo ra nhƣ sau. Biến số đồng cảm với bạn bè có giá trị (DCBB) là:

DCBB = ∑ (C1, C3, C4, C5, C6, C7, C8, C9, C10, C11, C12, C13, C14, C18, C19, C20).

Biến số đồng cảm với bạn thân (DCBT) có giá trị là:

DCBT =∑ (B1, B3, B4, B5, B6, B7, B8, B9, B10, B11, B12, B13, B14, B18, B19, B20).

Biến số giáo dục của cha mẹ (GD) có giá trị là: GD = ∑ (F1, F4, F5, F6, F7, F8, F10, F12, F13).

Biến số hành vi xây dựng quan hệ bạn bè (HVXD) có giá trị là: HVXD = ∑ (H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8, H9, H10, H11, H12) Biến số hành vi âm tính trong quan hệ bàn bè (HVAT) có giá trị là: HVAT = ∑ (G1, G2, G3, G4, G5, G6, G7, G8, G9, G10, G11, G12, G13, G14)

Tiểu kết chƣơng 2

Đề tài nghiên cứu về sự đồng cảm trong QHBB của học sinh THPT huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên đƣợc tiến hành theo 5 giai đoạn: Nghiên cứu luận, xây dựng công cụ và khảo sát thử; tiến hành khảo sát thu thập và phân tích, xử lí thông tin; giai đoạn 4 nghiên cứu các trƣờng hợp cụ thể; giai đoạn 5 hoàn thành nghiên cứu và báo cáo kết quả.

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng 3 nhóm phƣơng pháp là nghiên cứu phân tích tài liệu văn bản và nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Phỏng vấn sâu, nghiên cứu trƣờng hợp và nhóm phƣơng pháp phân tích thông tin đặc biệt là phƣơng pháp sử dụng bảng hỏi. Sau khi sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi chúng tôi đã tiến hành phân tích thông tin bằng phƣơng pháp thống kê toán học với các phƣơng pháp tính cụ thể nhƣ cronback alpha, phân tích so sánh, phân tích tƣơng quan và hồi quy… kết quả đo đƣợc điểm đồng cảm của học sinh THPT huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên, các yếu tố ảnh hƣởng đến sự đồng cảm và sự ảnh hƣởng của đồng cảm đến các hành vi xây dựng mối quan hệ cũng nhƣ những hành vi âm tính.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ ĐỒNG CẢM TRONG QUAN HỆ BẠN BÈ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN PHÚ

BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Thực trạng sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông huyện Phú Bình tỉnh Thái nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)