Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự đồngcảm trong quan hệ bạn bè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 79)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự đồngcảm trong quan hệ bạn bè

3.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự đồng cảm

3.2.1.1. Ảnh hưởng của việc xem phim bạo lực

Thực tế có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến sự đồng cảm nói chung và sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè nói riêng nhƣng trong giới hạn nghiên cứu này chúng tôi chỉ nghiên cứu ảnh hƣởng của xem phim bạo lực và đọc truyện

đối với sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè. Phân tích kết quả thu đƣợc hiển thị trong bảng 3.8.

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của việc thích xem phim bạo lực và đọc truyện đến đồngcảm Các yếu tố Các mức dộ Đồng cảm với bạn bè Đòng cảm với bạn thân Ảnh hƣởng của việc thích xem phim bạo lực Có thích 47.72(8.05) 49.50(6.21) Bình thƣờng 42.28(9.96) 50.62(9.29) Không thích 47.40(8.05) 51.00(9.40) P <0.05 >0.05 Ảnh hƣởng của việc đọc truyện Đọc thƣờng xuyên 45.29(9.17) 51.34(9.79) Thỉnh thoảng đọc 45.14(9.73) 50.68(9.15) Không bao giờ đọc 46.86(6.35) 48.90(5.87)

p >0.05 <0.05

Theo số liệu điều tra thì việc xem phim bạo lực có ảnh hƣởng đến sự đồng cảm trong QHBB của học sinh THPT. Sự ảnh hƣởng này thể hiện theo 2 chiều hƣớng cảm xúc của các em. Những em không có cảm xúc đối với phim bạo lực “bình thƣờng” thì có điểm đồng cảm thấp hơn (điểm trung bình = 42,28), còn các em có cảm xúc đối với phim bạo lực “thích” và “không thích” đều có điểm đồng cảm cao hơn (47.72 và 47.4).

Nhìn vào số liệu bảng số liệu 3.8 thì những em thích xem phim bạo lực lại là những em có điểm đồng cảm cao có thể là do xem phim bạo lực các em nhìn thấy bạo lực làm ngƣời khác đau. Vì thế, các em có thể cảm nhận đƣợc cảm giác của những ngƣời bị bạo lực rõ hơn chăng. Các em có thể hiểu và cảm thông biết đặt mình vào vị trí của bạn có lẽ vì vậy mà sự đồng cảm đối với bạn cũng cao hơn chăng? Tác giả Tề Đằng Dũng viết trong sách “100 loại nhu cầu tâm lí của con ngƣời”: “Các nhà tâm lí học đều nhất trí cho rằng con

người sau khi xem phim bạo lực thường xuất hiện hai khả năng.Một là mô phỏng và học tập bạo lực. Trước đó họ không biết hành động tấn công thì sau khi xem phim bạo lực, họ đã hiểu bạo lực là gì. Khả năng thứ 2 là kìm nén hành động bạo lực. Cái gọi là kím nén tức là thông qua điện ảnh mà cho rằng làm việc xấu thì sẽ bị trừng phạt khiến cho hành động tấn công của bản thân được kìm nén đi” [5]. Theo ông thì khi xem các cảnh phim bạo lực con ngƣời sẽ có khả năng kìm nén hành động bạo lực. Họ hiểu làm điều xấu thì sẽ bị trừng phạt khiến cho hành động tấn công của bản thân đƣợc kìm nén lại. Khi xem các cảnh bạo lực các em cũng hiểu và thƣơng xót bạn hơn. Có thể sự đồng cảm giữa các em cao hơn. Và nhƣ vậy với khía cạnh này đúng với học sinh THPT huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Cũng nghiên cứu về yếu tố xem phim bạo lực thì việc thích hay không thích cũng nhƣ không cảm xúc với nó có ảnh hƣởng đến điểm đồng cảm của các em trong quan hệ với bạn thân. Những em mà không thích xem phim bạo lực có điểm đồng cảm cao nhất (51.0), cao hơn những em “bình thƣờng” và “thích” (50.6 và 49.5). Tuy nhiên kết quả này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p> 0.05).

3.2.1.2 Ảnh hưởng việc đọc truyện

Đồng cảm là khả năng hiểu, cảm thông, chia sẻ cảm xúc với ngƣời khác nó đƣợc phát triển trong quá trình con ngƣời sống tƣơng tác xã hội. Sự gắn bó gần gũi càng mạnh mẽ thì sự đồng cảm càng cao. Việc xem phim bạo lực lại có tác dụng làm tăng sự đồng cảm, phải chăng vì chứng kiến những cảnh bạo lực mà các em học sinh đồng cảm hơn với những nỗi đau của bạn, thƣơng bạn hơn, hiểu những đau khổ mà bạn phải chịu đựng hơn. Ở đây việc xem phim bạo lực lại có ý nghĩa nhƣ vậy, còn việc đọc chuyện có tác động gì đến sự đồng cảm của các e không?

Nhìn vào bảng số liệu thu đƣợc chúng tôi nhận thấy những em thƣờng xuyên đọc truyện lại có điểm đồng cảm thấp, thấp hơn hẳn những em không

bao giờ đọc truyên (45.3/46.9). Và điểm đồng cảm của các em giảm dần theo mức độ: Từ không bao giờ đọc, thỉnh thoảng đọc và thƣờng xuyên đọc. Tuy nhiên số liệu thu đƣợc này cũng không có ý nghĩa, không có độ tin cây (p> 0.05). Vì vậy không thể đánh giá mức độ ảnh của việc đọc truyện lên sự đồng cảm trong QHBB của học sinh THPT huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.

3.2.2. Ảnh hưởng của giáo dục của cha mẹ

Giáo dục của cha mẹ trong nghiên cứu này đƣợc hiểu là những hƣớng dẫn, chỉ bảo cũng nhƣ những hành vi ứng xử của cha mẹ đối với con trong việc hình thành sự đồng cảm của con cái với những ngƣời khác, trong gia đình, cũng nhƣ ngoài xã hội.

Kết quả phân tích tƣơng quan giữa biến số giáo dục của cha mẹ với sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè bình thƣờng của con cho thấy hệ số tƣơng quan Pearson = 0.09 (p >0.05), và hệ số tƣơng quan với đồng cảm trong quan hệ với bạn thân = 0.26 (p < 0.05).

Dựa trên dữ liệu ở trên cho thấy, giáo dục của cha mẹ không ảnh hƣởng tới đồng cảm của con trong QHBB bình thƣờng nhƣng có liên quan tới đồng cảm trong mối quan hệ thân thiết là quan hệ với bạn thân.

Phân tích hồi qui cho thấy giáo dục của cha mẹ có ảnh hƣởng tới sự đồng cảm của con trong quan hệ với bạn thân theo chiều hƣớng, cha mẹ càng thƣờng xuyên hƣớng dẫn, giáo dục con về sự chia sẻ, yêu thƣơng, biết quan tâm giúp đỡ ngƣời khác thì con có mức độ đồng cảm với bạn thân càng cao. Hệ số xác định R2 = 0.07 (p < 0.05). Tuy nhiên, giá trị của hệ số xác định cho thấy, mức độ giải thích của giáo dục cha mẹ đến sự đồng cảm của con tuy có ý nghĩa về mặt thống kê nhƣng không lớn lắm (chỉ giải thích khoảng 7% cho sự thay đổi của biến phụ thuộc).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)