.Sự đồngcảm trong quan hệ bạn bè của học Hoàng Văn Q

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 88)

3.4.2.1. Vài nét về bản thân và gia đình của học sinh Hoàng Văn Q

Họ và tên: Hoàng Văn Q Ngày sinh: 1/06/2000

Học sinh lớp 11 Trƣờng THPT Phú Bình, huyện Phú Bình Thái Nguyên

Thành phần gia đình: Bố mẹ là Công nhân khu công, Xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. Là con cả trong gia đình có 2 anh em. Hai anh em thƣơng yêu nhau, tuy nhiên cũng hay xích mích vì những chuyện nhỏ nhặt. Em trai em sinh năm 2005 đang theo tại trƣờng tiểu học Điềm Thụy- xã Điềm Thụy- huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. Gia đình em là gia đình có cuộc hay có sự bất hòa, cãi mắng nhau. Bố mẹ em mải đi làm kiếm tiền không

dành nhiều thời gian cho con. Bố mẹ em cũng không khuyến khích em tham gia các hoạt động tập thể, các mối quan hệ bạn bè. Bản thân Q sống trầm tính ít tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Em có rất ít bạn bè, đặc biệt là bạn thân vì em ít tham gia vào các nhóm bạn. Đối với thầy cô thì cũng không có gì đặc biệt không thân thiết cũng không phải thành phần cá biệt.

3.4.1.2. Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh Hoàng Văn Q

a. Điểm đồng cảm

Qua điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu, chúng tôi đƣợc biết điểm đồng cảm với bạn bình thƣờng là 18 điểm. Điểm đồng cảm trong quan hệ với bạn thân đo đƣợc 40 điểm. Từ đó có thể thấy, em Q có sự đồng cảm trong quan hệ với bạn bè ở mức thấp.

b. Biểu hiện của sự đồng cảm trong QHBB của học sinh Hoàng Văn Q

Nhóm biểu hiện lây lan cảm xúc: Học sinh Hoàng Văn Q sống khép kín trầm tính, ít quan tâm đến bạn bè dù bạn vui hay buồn thì cậu ta cũng không mấy bận tâm. Có đôi khi cậu ta còn gây gổ với bạn, chọc tức bạn làm những điều mà các bạn không thích.

Nhóm biểu hiện chia sẻ cảm xúc: Q là một ngƣời chƣa biết chia sẻ cùng bạn đôi khi em còn mang điểm yếu hay nỗi buồn của bạn ra làm trò đùa để chế giễu bạn. Ít khi em chia sẻ cùng bạn mình những khó khăn, những chuyện buồn. Dƣờng nhƣ cậu sống có chút ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình không mấy quan tâm chia sẻ với mọi ngƣời, thờ ơ với những nỗi buồn nỗi bất hạnh của ngƣời khác của bạn bè.

Nhóm biểu hiện nhận thức (hiểu): Q là ngƣời luôn thờ ơ với mọi mọi xung quanh, cậu không hiểu đƣợc những cảm giác những trạng thái của bạn bè mình. Khi các bạn gặp chuyện buồn nhƣng cậu không hiểu và vẫn vô tƣ vui đùa cùng các bạn. Cậu cũng hay trêu trọc em trai mình, mặc dù cậu không ghét em. Cậu không nhận thức đƣợc trạng thái cảm xúc của bạn bè và những ngƣời xung quanh. Cậu không hiểu đƣợc những lý do làm cho bạn mình buồn, không hiểu đƣợc vì sao bạn mình lại có hành động nhƣ vậy.

Nhƣ vậy học sinh Q là một ngƣời sống hơi vô tâm không mấy quan tâm đến những ngƣời xung quanh đến cảm giác của họ, đến những nỗi đau khổ của họ. Vì vậy cậu cũng khó xây dựng đƣợc những mối quan hệ bạn bè gắn bó. Thực tế thì cậu cũng rất ít bạn chơi cùng và lại càng ít bạn thân.

c. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh Hoàng Văn Q

Theo kết quả khảo sát cho thấy em Q là một học sinh có lực học trung bình, ít giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo và những ngƣời xung quanh. Em cũng là học sinh ít tham gia vào các hoạt động ngoại khóa vì thế nên sự gắn kết của em với bạn bè chƣa cao. Giữa em và bạn bè chƣa có sự thân thiết gần gũi, chính vì vậy mà khó hiểu nhau khó có nhƣng “lây lan xúc cảm”có lẽ vì vậy mà điểm đồng cảm của em với bạn bè thấp. Điểm đồng cảm thấp còn liên quan đến cách ứng xƣ giáo dục của bố mẹ em. Bố mẹ em là những ngƣời lao động chân tay vất không có nhiều thời gian cho các con. Phong cách sinh hoạt và giáo dục có phần hạn chế. Ít quan tâm đến con cũng nhƣ thể hiện tình cảm, dạy dỗ cách ứng xử cho các con. Mà ngƣợc lại hay cãi mắng nhau, mắng con, hạn chế con giao lƣu với bạn bè… Điều đó có hình thành nên tính cách thờ ơ, ít giao lƣu với bạn bè, thích gây sự với bạn bè, sống khép kín nên sự đồng cảm cũng thấp. Cũng có thể thấy sự đồng cảm còn chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng sống của tính tích cực của bản thân. Vì Q sống trong gia đình mà các thành viên ít thể hiện sự quan tâm yêu thƣơng nhau, ứng xử của bố mẹ không đƣợc tốt, lại không đƣợc ủng học tham gia các hoạt động tập thể và giao lƣu bạn bè… nên điểm đồng cảm của em thấp.

Qua phân tích 2 trƣờng hợp điển hình chúng ta nhận thấy sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè còn chịu ảnh hƣởng của những những nét tính cách cá nhân, môi trƣờng sống môi trƣờng giao tiếp, tính tích cực tham gia các hoạt động, các nhóm tham gia. Nó cũng chịu ảnh hƣởng nhiều từ cách giáo dục của cha mẹ cách ứng xử của cha mẹ và các thành viên trong gia đình.

Tiểu Kết Chƣơng 3

Qua phần phân tích trên, chúng ta thấy điểm đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trƣờng THPT Phú Bình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ở mức từ cao đến mức rất cao, nhƣng cũng có những em có sự đồng cảm rất thấp. Tuy nhiên nhìn chung điểm đồng cảm có xu hƣớng nghiêng về phía điểm cao hơn điểm thấp. Điều đó cũng cho thấy trong các học sinh trong mẫu nghiên cứu có thể hiện sự đồng cảm với bạn bè khác nhau chia làm 3 nhóm: nhóm điểm thấp, nhóm điểm trung bình và nhóm điểm cao. Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thể hiện ở 3 nhóm biểu hiện: Lây lan cảm xúc, hiểu và chia sẻ cảm xúc. Trong đó nhóm biểu hiện đồng cảm chia sẻ là phổ biến nhất, nhóm biểu hiện đồng cảm hiểu là ít phổ biến. Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của các em thể hiện khác ở mỗi em khác nhau và ở các dạng đồng cảm khác nhau cũng khác nhau .

Khi phân tích sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè thì có sự ƣu tiên cho bạn thân – cho các mối quan hệ thân - sơ gần gũi vì thế sự đồng cảm trong quan hệ với bạn thân cao hơn so với sự đồng cảm trong quan hệ bạn bình thƣờng. Tuy nhiên sự đồng cảm trong quan hệ với bạn bình thƣờng và bạn thân có sự tƣơng quan với nhau nghĩa là khi sự đồng cảm với bạn bình thƣờng cao thì sự đồng cảm với bạn thân cũng cao và ngƣợc lai sự đồng cảm với bạn bình thƣờng thấp thì sự đồng cảm với bạn thân cũng thấp. Nhƣng trong đó vẫn có một bộ phận các em có mức đồng cảm nhƣ nhau với cả hai nhóm đối tƣợng, hoặc đồng cảm với bạn bình thƣờng cao nhƣng đồng cảm với bạn thân không cao bằng.

Khi so sánh mức độ đồng cảm trong quan hệ bạn bè theo các lát cắt: Giới tính, lứa tuổi, thứ tự con trong gia đình số liệu cho thấy các em nam có điểm đồng cảm cao hơn các em nữ, học sinh lớp 12 có điểm đồng cảm cao hơn so với học sinh lớp 10. Về thứ tự con thì những em là con út có điểm đồng cảm thấp nhất, cao nhất là những em là con một.

Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của sự đồng cảm tới hành vi ứng xử trong quan hệ bạn bè kết quả thu đƣợc: Sự đồng cảm có ảnh hƣởng đến hành vi xây dựng mối quan hệ bạn bè, đồng cảm càng cao thì sẽ có nhiều hành vi mang tích chất xây dựng mối quan hệ bạn bè. Cùng với đó những em có sự đồng cảm cao sẽ có mối quan hệ bạn bè tốt gắn bó ít xung đột gây hấn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Về nghiên cứu lý luận

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về đồng cảm trong quan hệ bạn bè và đƣa ra kết luận nhƣ sau:

Đồng cảm trong quan hệ bạn bè là khả năng cảm nhận, hiểu, chia sẻ và trải nghiệm những xúc cảm, tình cảm của bạn bè trong giao tiếp, biết đặt mình vào vị trí của bạn để hiểu và cảm nhận những trải nghiệm của bạn nhờ vào những trải nghiệm của bản thân..

Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè bao gồm các biểu hiện về mặt cảm xúc, chia sẻ cảm xúc và các biểu hiện về mặt nhận thức.

Đồng cảm trong quan hệ bạn bè có ảnh hƣởng đến hành vi xây dựng quan hệ với bạn học, đồng thời cũng có khả năng ảnh hƣởng đến hành vi phá vỡ quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông.

- Về nghiên cứu thực tiễn

Đề tài nghiên cứu “Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh

trung học phổ thông huyện Phú Bình tỉnh Thái nguyên”về cơ bản đã hoàn

thành nhiệm vụ đề ra và chứng minh cho các giả thuyết đƣợc nêu ra là chân thực. Cụ thể nhƣ sau:

Kết quả điều tra cho thấy sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT ở mức bình thƣờng đƣợc thể hiện qua các biểu hiện khác nhau đƣợc chia làm 3 nhóm: Biểu hiện lây lan cảm xúc, biểu hiện hiểu trạng thái của bạn và biểu hiện chia sẻ cảm xúc. Các biểu hiện đồng cảm thể hiện khác nhau và khác nhau ở mỗi học sinh. Trong đó nhóm biểu hiện đồng cảm phổ biến là những biểu hiện chia sẻ cảm xúc, mô phỏng, lây lan cảm xúc những biểu hiện về mặt nhận thức - hiểu cảm xúc của bạn ít phổ biến hơn. Điều đó cho thấy đồng cảm của học sinh THPT thiên về nhóm biểu hiện lây lan cảm xúc và sự chia sẻ cảm xúc.

So sánh sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè với bạn bình thƣờng và bạn thân thì sự đồng cảm với bạn thân cao hơn sự đồng cảm với bạn bè bình thƣờng. Nhƣ vậy có thể thấy ở lứa tuổi các em sự đồng cảm có sự ƣu tiên cho những mối quan hệ gần gũi, thân thiết mà chƣa phát triển trên mọi đối tƣợng. Nhƣng sự đồng cảm với bạn bình thƣờng và bạn thân cũng có mối quan hệ tƣơng quan với nhau, theo điều tra và phân tích thì những em có sự đồng cảm với bạn bình thƣờng cao thì sự đồng cảm với bạn thân cũng cao, khi sự đồng cảm với bạn bình thƣờng thấp thì sự đồng cảm với bạn thân thấp và ngƣợc lại đồng cảm với bạn thân cao thì đồng cảm với bạn bình thƣờng cao, đồng cảm với bạn thân thấp thì đồng cảm với bạn bình thƣờng cũng thấp. Tuy nhiên trong thực tế cũng có những ngƣời có em ngoại lệ đồng cảm với bạn bình thƣờng cao nhƣng đồng cảm với bạn thân không cao hoặc có thể còn thấp hơn.

Khi so sánh đồng cảm của các đối tƣợng khác nhau chúng tôi nhận thấy trong mẫu nghiên cứu này sự đồng cảm trong QHBB của học sinh nam cao hơn các em nữ. Tuy nhiên đối với bạn thân thì sự đồng cảm của các em nữ lại cao hơn các em nam.

So sánh đối tƣợng là lứa tuổi kết quả thu đƣợc những em cuối cấp (lớp 12) có sự đồng cảm cao hơn các em lớp dƣới (đối với cả bạn thân và bạn bè bình thƣờng). Điều đó một lần nữa khẳng định sự đồng cảm trong QHBB của học sinh THPT có sự ƣu tiên cho mối quan hệ quen thân, gần gũi.

Kết quả nghiên cứu so sánh sự đồng cảm trong QHBB của học sinh THPT đối với thứ tự con trong gia đình thu đƣợc: Những em là con một có điểm đồng cảm cao nhất, thứ 2 là những em con thứ có điểm đồng cảm thấp nhất là những em là con út. Tuy nhiên đối với bạn thân thì điểm đồng cảm lại có sự thay đổi những em có điểm cao nhất là những em con thứ, các em là con cả có điểm cao thứ 2 và thấp nhất vẫn là những em con út trong gia đình.

Sự đồng cảm có ảnh hƣởng nhiều đến hành vi ứng xử trong quan hệ bạn bè. Kết quả nghiên cứu chỉ ra khi sự đồng cảm cao thì các em sẽ có nhiều hành vi xây dựng quan hệ bạn bè mối quan hệ bạn bè của các em sẽ đƣợc vun

đắp. Đối với những hành vi âm tính trong phạm vi nghiên cứu này trên mẫu là 210 học sinh không nhận thấy có sự ảnh hƣởng của sự đồng cảm có nghĩa sự đồng cảm cao hay thấp không ảnh hƣởng đến việc thực hiện nhiều hay ít hành vi âm tính trong quan hệ ứng xử với bạn bè.

2. Kiến nghị một số biện pháp

Sau quá trình nghiên cứu và kết quả thu nhận đƣợc, chúng tôi xin đƣa ra một sốkiến nghị với mong muốn nâng cao sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh Trƣờng THPT Phú Bình huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó giúp các em xây dựng tốt mối quan hệ bạn bè gắn bó thân thiết, đồng thời góp phần làm giảm sự xung đột, gây hấn trong mối quan hệ với bạn bè của các em học sinh Trƣờng THPT Phú Bình huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các em học sinh trung học phổ thông nói riêng.

- Phía học sinh:

Các em học sinh trung học phổ thông cần có ý thức xây dựng mối quan hệ bạn bè tốt đẹp, yêu thƣơng và chấp nhận bạn bè nhiều hơn. Không chỉ thế, mỗi học sinh cần có ý thức, chủ động và không ngại giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn, cởi mở hơn trong các mối quan hệ. Thêm vào đó, học sinh cũng cần tích cực tham gia nhiều hoạt động tập thể, hoạt động từ thiện hơn nữa, từ đó có nhiều cơ hội để hiểu và chia sẻ, giao lƣu bạn bè, nhằm góp phần tác động tích cực đến phát triển sự đồng cảm với bạn bè .

- Phía nhà trường:

Trƣớc tiên nhà trƣờng thầy cô cần gần gũi quan tâm đến các em học sinh, đến tâm tƣ tình cảm của các em, từ đó có thể kịp thời tác động vào các biểu hiện sai trái, cũng nhƣ tuyên dƣơng những mặt tích cực của các em. Đồng cảm có thể phát triển nhờ giáo dục và rèn luyện, vì vậy nhà trƣờng và thầy cô nên có những buổi ngoại khóa, các hoạt động tình nguyện để thông qua đó các em có thể phát triển sự đồng cảm với bạn với mọi ngƣời. Mở các lớp kỹ năng mềm, các môn học giáo dục đạo đức lối sống để các em hiểu và thực hiện lối sống lành mạnh bồi đắp tình yêu thƣơng sự đồng cảm với bạn bè.

Nhà trƣờng cũng nên thành lập các phòng tƣ vấn, tham vấn tâm lí học đƣờng để có thể kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ các em học sinh giải quyết những khó khăn vƣớng mắc trong học tập, trong các mối quan hệ xã hội, giúp giảm những xung đột với bạn bè của các em học sinh giúp các em gắn bó với nhau hơn và xây dựng mối quan hệ bạn bè tốt đẹp.

- Về phía gia đình:

Gia đình cần tạo nên bầu không khí trong gia đình ấm áp thƣơng yêu, lành mạnh không bạo lực giúp các em có tâm lí thoải mãi vui vẻ hạnh phúc biết trân trọng và yêu thƣơng mọi ngƣời. Bố mẹ luôn quan tâm đến đời sống tâm lý của con cái là ngƣời bạn để các em tâm sự giúp các em giải tỏa căng thẳng ấm ức, định hƣớng cho các em cách cƣ xử ôn hòa, yêu thƣơng bạn bè và mọi ngƣời.

Bên cạnh đó, gia đình cũng cần phối hợp với nhà trƣờng và xã hội để nắm đƣợc tình hình của con kịp thời có biện pháp tác động uốn nắn, hỗ trợ con vƣợt qua những khó khăn khúc mắc trong quan hệ với bạn bè, tạo điều kiện cho con giao lƣu kết bạn, mở rộng các mối quan hệ và giúp đỡ bạn bè.

- Về phía xã hội:

Các tổ chức xã hội cần quan tâm đến đời sống tâm sinh lí của các em, các phƣơng tiện thông tin đại chúng xây dựng các chƣơng trình giáo dục giúp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)