Các phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 44)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.2.2. Các phương pháp thu thập thông tin

Phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng để thu thập thông tin đề tài là phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi. Ngoài ra, các phƣơng pháp khác đƣợc áp dụng là những phƣơng pháp hỗ trợ, bổ sung để có căn cứ đƣa ra nhận định, đánh giá tin cậy và xác thực về các kết quả nghiên cứu.

(1) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phƣơng pháp chính để nghiên cứu đề tài nhằm xác định các biểu hiện của sự đồng cảm trong QHBB của học sinh THPT, tìm hiểu thực trạng sự đồng cảm, các yếu tố ảnh hƣởng đến sự đồng cảm và ảnh hƣởng của đồng cảm đến hành vi xây dụng mối quan hệ, hành vi âm tính (phá vỡ mối quan hệ) trong QHBB của học sinh THPT huyện Phú Bình Tỉnh Thái Nguyên.

Bảng hỏi gồm các nội dung sau.

Nghiên cứu lựa chọn hƣớng cấu trúc đa chiều, đa thành tố, sự đồng cảm trong QHBB bao gồm các biểu hiện lây lan cảm xúc, chia sẻ cảm xúc và các biểu hiện về mặt nhận thức.

Cùng với nhiều cách hiểu về đồng cảm thì nhiều thang đo lƣờng đồng cảm cũng ra đời để đo các chiều cạnh khác nhau. Trong các kết quả đƣợc công bố về đồng cảm, một số nhà nghiên cứu nhấn mạnh phƣơng diện nhận thức (Gallup & Platek, 2002), trong khi những ngƣời khác nhấn mạnh khía cạnh cảm xúc (Mehrabian & Epstein, 1972). Tuy nhiên, hầu hết đều đồng ý rằng, đồng cảm bao gồm cả hai thành phần nhận thức và cảm xúc. Có nhiều thang đo nhƣ thang đo của Hogan (Hes) gồm có 64 item. Thang đo gồm 4 nhân tố: Cái tôi xã hội- lòng tin (Social self – Confidence); tính khí ôn hòa; tính nhạy cảm; không xu thời.

Thang đo lƣờng đồng cả cảm xúc dành cho vị thành niên và ngƣời lớn của các tác giả Caruso và Mayer (1998) đƣợc thiết kế để đo đồng cảm với cấu trúc gồm nhận thức và cảm xúc, tập trung nhiều hơn vào các yếu cảm xúc của đồng cảm. Thang đo gồm 30 item, với 6 tiểu thang đo: (1) Đau khổ mang tính đồng cảm; (2) Chia sẻ tích cực; (3) Dễ xúc động; (4) Chú ý cảm xúc; (5) cảm nhận cho ngƣời khác; (6) Lây lan cảm xúc.

Thang đo đồng cảm cơ bản của Jolliffe và Farrington (2006) gồm 20 item với thang điểm Likert 5 bậc, từ Rất không đồng ý đến rất đồng ý. Quá

trình phát triển thang đo của tác giả đã chỉ ra rằng, đồng cảm có 2 thành phần chính là đồng cảm cảm xúc và đồng cảm nhận thức.

Thang đồng cảm Toronto (Toronto Empathy quertionnaire – TEQ) đƣợc xây dựng bởi Spreng và cộng sự năm 2009 để đo lƣờng đồng cảm ở con ngƣời nói chung. Thang đo rút gọn gồm 16 item, đƣợc dùng để đo sự đồng cảm.

Trong nghiên cứu này chúng tôi dựa vào các thang đo trên xây dựng nên thang đo đồng cảm gồm 20 item dùng để đo điểm đồng cảm của hai đối tƣợng là bạn bình thƣờng và bạn thân.

Thang đồng cảm với bạn bình thƣờng, (Mục C trong bảng hỏi)\ và đo điểm đồng cảm của bạn thân ( mục B trong bảng hỏi). Thang này dùng để đo điểm đồng cảm với bạn bình thƣờng và bạn thân trong QHBB của học sinh THPT, thang đo có 5 phƣơng án trả lời, khách thể chọn một trong 5 phƣơng án. Thang đo gồm 20 item sau khi loại bỏ các item không tốt, ảnh hƣởng đến độ tin cậy của thang đo, thang còn 16 item. Đây là thang Likert 5 điểm, cụ thể:

Không đúng: 1 điểm Đúng một chút: 2 điểm Nửa đúng nửa sai: 3 điểm Đúng phần nhiều: 4 điểm Đúng hoàn toàn: 5 điểm

Thang giáo dục của cha mẹ (Mục D trong bảng hỏi): Gồm 13 item, nói về cách giáo dục, hƣớng dẫn con cái của cha mẹ trong gia đình. Thang đo hành vi âm tính trong quan hệ bạn bè (Mục E trong bảng hỏi). Thang đo có 14 item bao gồm các hành vi âm tính trong mối quan hệ với bạn bè của học sinh THPT. Thang hành vi xây dựng mối quan hệ bạn bè (Mục F trong bảng hỏi). Thang đo có 13 item liệt kê các hành vi có tính chất xây dựng mối quan hệ. Thang có 4 phƣơng án trả lời với các điểm tƣơng ứng nhƣ sau:

Chƣa bao giờ: 1 điểm Ít khi: 2 điểm

Thỉnh thoảng: 3 điểm Khá nhiều lần: 4 điểm

Nội dung về tiếp cận truyền thông gồm 2 item sử dụng thang phạm trù. Thứ nhất là xem phim bạo lực và thứ hai là đọc truyện. Với nội dung thứ nhất, nghiên cứu hỏi xem các em thích hay không thích xem phim bạo lực, gồm 3 phƣơng án trả lời: Có, Bình thƣờng và Không thích. Với nội dung thứ 2, nghiên cứu quan tâm đến mức độ đọc truyện của các em, gồm 3 mức: Thƣờng xuyên, thỉnh thoảng và không bao giờ.

Ngoài ra một số thông tin cá nhân và gia đình cũng đƣợc quan tâm nhƣ giới tính, lớp, học lực, số bạn thân, con thứ mấy trong gia đình, học vấn và tuổi của cha mẹ.

(2) Phương pháp phỏng vấn sâu

- Mục đích: Thu thập thêm thông tin để bổ sung định tính cho các thông tin đã thu đƣợc ở phạm vi điều tra rộng.

- Khách thể: 15 học sinh, trong đó: 5 em lớp 10, 5 em lớp 11, 5 em lớp 12. - Nội dung: Suy nghĩ của các em về sự đồng cảm trong QHBB. Tùy thuộc vào khách thể nghiên cứu mà chúng tôi đề cập đến những khía cạnh suy nghĩ khác nhau.

- Nguyên tắc phỏng vấn: Phỏng vấn đƣợc tiến hành trong không khí thoải mái, cởi mở, tin cậy. Khách thể trình bày vấn đề một cách tự do, thoải mái. Ngƣời phỏng vấn bắt đầu những câu hỏi chung, khái quát, dễ trả lơi. Khi phỏng vấn kết hợp cả câu hỏi dóng và mở để thu thập thông tin. Ngƣời phỏng vấn luôn quan sát những biểu hiện hành vi của khách thể, nhờ đó có thông tin chính xác.

- Tiến hành: Đƣợc tiến hành trong 1 tuần. Thời gian địa điểm cụ thể để sắp xếp linh hoạt, thuận lợi cho khách thể. Nội dung phỏng vấn đã chuẩn bị trƣớc rất chi tiết, rõ rằng theo những vấn đề mà chúng quan tâm.

Mục đích

Sau khi có kết quả khảo sát sơ bộ, chúng tôi tiến hành lựa chọn 2 học sinh có mức độ biểu hiện sự đồng cảm ở các mức độ khác nhau để gặp gỡ, trao đổi. Phân tích một số trƣờng hợp học sinh có sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè ở mức độ khác nhau có liên quan đến hoàn cảnh sống, ứng xử và phƣơng pháp giáo dục của cha me. Nhằm thu thập thêm những thông tin cụ thể sự đồng cảm trong QHBB của các em. Đồng thời lý giải những ảnh hƣởng của sự đồng cảm đến QHBB của các em.

Tìm hiểu những yếu tố ảnh hƣởng sự đồng cảm trong QHBB của những học sinh này.

Cách tiến hành

Sau khi có kết quả khảo sát sơ bộ, chúng tôi tiến hành lựa chọn 2 học sinh có mức độ biểu hiện sự đồng cảm trong QHBB ở mức độ khác nhau. Gặp gỡ, trao đổi với những học sinh đó để có những thông tin cụ thể hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)