Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 53)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng sự đồngcảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ

3.1.1. Đánh giá chung

Sự đồng cảm trong QHBB là biết rung cảm trƣớc những vui buồn của bạn, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống bạn và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của bạn để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình đối với bạn.

Sau khi điều tra và xử lí số liệu chúng tôi thu đƣợc kết quả về mức độ đồng cảm trong QHBB của các em học sinh trƣờng THPT Phú Binh huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên nhƣ sau: Điểm đồng cảm chung của học sinh là tổng hợp của các biểu hiện đồng cảm đã đƣợc đo lƣờng. Thang điểm đánh giá với 16 biểu hiện dao động từ điểm thấp nhất = 16 (với ý nghĩa là không đồng cảm) đến điểm cao nhất = 80 (với ý nghĩa là rất đồng cảm). Sự đồng cảm của học sinh trong quan hệ với bạn về đƣợc hiển thị ở biểu đồ 3.1.

Số liệu cho thấy, điểm đồng cảm đạt đƣợc của học sinh thấp nhất là 18 (chiếm 1.5%) và cao nhất là 75 (chiếm 0.5%). Điểm trung bình của toàn mẫu

X = 45.38, với độ lệch chuẩn = 9.23; điểm có tần suất lớn nhất (mode) là = 50; điểm trung vị = 47; phân bố hơi nghiêng phải với hệ số độ nghiêng Sk = - 0,174. Tuy độ nghiêng gần điểm 0 nhƣng điểm trung vị và điểm mode đều lớn hơn điểm trung bình nên phân bố này đƣợc coi là không chuẩn.

Nhƣ vậy có thể thấy, trong mẫu nghiên cứu có những em có sự đồng cảm cao đến rất cao trong quan hệ với bạn bè, nhƣng cũng có những em có sự đồng cảm rất thấp. Những em có sự đồng cảm cao là những em sống thân thiện quan tâm hay giúp đỡ bạn bè. Các em có thể hiểu đƣợc tâm trạng của bạn, nhận biết đƣợc tâm trạng của bạn bè mình. Các em biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng các bạn, khi các bạn có chuyện buồn thì các em là ngƣời cảm nhận đƣợc và chia sẻ cùng bạn.

Cũng là những em mà khi thấy bạn của mình bị làm tổn thƣơng, bị đối xử bất công các em thƣơng bạn cảm thông cho hoàn cảnh của bạn. Những em có sự đồng cảm cao cũng là những em hiểu đƣợc những nguyên nhân khiến cho bạn buồn, hiểu đƣợc những lí do mà bạn làm cho mình buồn mà bạn làm gì có lỗi với. Vì vậy, các em cũng dễ tha thứ cho bạn khi bạn mắc lỗi với mình. Khi thấy bạn vui vẻ bên ngƣời thân thì cũng cảm thấy hạnh phúc thấy niềm vui của bạn chính nhƣ của mình. Ngƣợc lại những em có điểm đồng cảm thấp là những em có những hành động thích xô xát với bạn, thích mang bạn ra làm cho đùa, mang điểm yếu của bạn ra chế giễu…các em thƣờng thờ ơ với những gì diễn ra với bạn của mình không quan tâm hay không nhận ra bạn mình đang trong trạng thái tâm trạng nào, đang vui hay đang buồn. Các em cũng ít có sự chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng bạn cũng không thể hiểu đƣợc vì sao bạn mình buồn, ít khi hiểu đƣợc những lí do mà bạn làm những điều không hay với mình, không phải mình. Chính vì vậy giữa các em dễ xảy ra mâu thuẫn xung đột. Tuy nhiên, nhìn chung điểm có xu hƣớng nghiêng về

phía điểm cao hơn điểm thấp (nghiêng phải), cho thấy trong số học sinh, có nhiều em thể hiện sự đồng cảm trong quan hệ với bạn ở các mức độ khác nhau và cũng khá cao. Do phân bố hơi nghiêng mà không tuân theo phân bố chuẩn nên theo đề xuất của Likert (1932) trong trƣờng hợp này nên chia mẫu thành 3 nhóm hạng theo điểm trung vị với khoảng tứ phân vị. Theo đó, có thể chia mẫu thành 3 nhóm với số liệu thống kê thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.1: Các nhóm điểm đồng cảm

Các nhóm phân hạng Khoảng điểm Tỷ lệ %

Nhóm điểm thấp 18- 38 25.9

Nhóm điểm trung bình 39- 50 45.2

Nhóm điểm cao ≥ 51 28.9

Nhóm điểm thấp có thể coi là nhóm ít thể hiện sự đồng cảm với bạn bè, còn nhóm điểm cao là nhóm thể hiện xu hƣớng đồng cảm rõ rệt với bạn bè. Nhóm điểm trung bình là nhóm nhìn chung không có xu hƣớng rõ rệt đồng cảm hay không đồng cảm với bạn bè, hoặc các biểu hiện đồng cảm hay không đồng cảm ở các em học sinh thuộc nhóm này chƣa mang tính hệ thống nghiêng về phía đồng cảm hay không đồng cảm. Theo số liệu bảng 3.1 nhóm có tỷ lệ % cao nhất là nhóm bình thƣờng (45.2 %). Ở nhóm này mức độ đồng cảm của các em ở mức bình thƣờng, các em chƣa thể hiện rõ sự đồng cảm trong quan hệ với bạn bè. Nghĩa là trong quan hệ với bạn bè, có lúc đồng cảm lúc không đồng cảm hoặc các biểu hiện sự đồng cảm của các em chƣa mang tính hệ thống: Các em có thể đồng cảm ở mặt này nhƣng không đồng cảm ở mặt khác.

Nhóm có điểm đồng cảm cao chiếm 28.9% ở các em thể hiện xu hƣớng đồng cảm rõ rệt, các biểu hiện của sự đồng cảm mang tính hệ thống hơn. Các em thƣờng xuyên thực hiện các hành vi thể hiện sự đồng cảm với bạn. Bên cạnh đó có 25.9 % các em có điểm đồng cảm thấp – nhóm ít thể hiện sự đồng cảm với bạn bè.

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn nghiên cứu sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học huyện phú bình tỉnh thái nguyên đƣợc thể hiện ở ba mặt: Xúc cảm tình cảm, nhận thức và hành vi mà trong luận văn này gồm 3 nhóm biểu hiện: Lây lan cảm xúc, hiểu cảm xúc và chia sẻ cảm xúc.

- Lây lan cảm xúc: Là dạng đồng cảm mà trong đó các em học sinh cảm thấy mình nhƣ lây lan, nhƣ có cùng cảm xúc với bạn của mình. Đây là nhóm biểu hiện đồng cảm thiên về cảm xúc.

- Hiểu: Là dạng đồng cảm mà ở đó học sinh nhƣ đang hiểu những gì diễn ra với bạn mình, có thể hiểu đƣợc nguyên nhân, diễn biến cũng nhƣ trạng thái cảm xúc của bạn. Đây là nhóm biểu hiện đồng cảm thiên về nhận thức.

- Chia sẻ: Là dạng đồng cảm mà trong đó học sinh có những hành vi thể hiện sự chia sẻ cảm xúc với bạn của mình, nhằm làm tình trạng của bạn tốt hơn. Đây là nhóm biểu hiện đồng cảm thiên về hành vi.

Sự đồng cảm trong QHBB của học sinh THPT đƣợc chia làm 3 nhóm biểu hiện. Những biểu hiện này đƣợc thể hiện khác nhau ở mỗi nhóm biểu hiện khác và khác nhau ở mỗi em. Dữ liệu chung so sánh 3 nhóm biểu hiện đồng cảm ở học sinh trƣờng THPT huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên đƣợc thể hiện ở bảng 3.2

Bảng 3.2: So sánh 3 dạng biểu hiện đồng cảm (điểm trung bình) Các dạng biểu hiện đồng cảm Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Lây lan cảm xúc 2.89 1.2 Hiểu 2.67 1.15 Chia sẻ 3.08 1,09

Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy, trong số các nhóm biểu hiện đồng cảm thì với học sinh, nhóm biểu hiện phổ biến (đƣợc các em thực hiện nhiều) là các biểu hiện thuộc về nhóm đồng cảm chia sẻ cảm xúc (X = 3.08). Đây là những biểu hiện đồng cảm thiên về hành vi thể hiện sự chia sẻ cảm xúc nhằm giúp

tình trạng của bạn tốt hơn. Đối với học sinh THPT huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên nói riêng và học sinh THPT nói chung có các biểu hiện đồng cảm phổ biến là nhóm biểu hiện chia sẻ. Các em đã biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với bạn. Các em biết “Tìm cách an ủi khi bạn gặp chuyện buồn” (X = 3.10), khi các bạn gặp những điều không may các em cũng cố gắng làm điều gì đó để đem lại sự an ủi, điều tốt đẹp cho bạn của mình giúp bạn mình vƣợt qua những điều tồi tệ: “Tôi cố gắng làm điều gì đó để dem lại điều tốt cho bạn khi bạn gặp chuyện không may” (X = 3.05).

Nhóm biểu hiện lây lan cảm xúc cũng khá phổ biến (X =2.89). Đây biểu hiện đồng cảm thiên về cảm xúc, các em dƣờng nhƣ thấy mình “lây”những cảm xúc của bạn, có những cảm xúc giống bạn. Khi các bạn buồn các em cũng buồn theo: “Nếu bạn buồn tôi cũng buồn theo” (X = 2.62). Khi các bạn vui các em cũng cảm thấy vui chung với niềm vui của bạn hay “Khi bạn bức xúc chuyện gì đó, tôi cũng bức xúc theo” (X = 2.84).

Còn nhóm biểu hiện hiểu cảm xúc của bạn thì ít phổ biến hơn so với hai nhóm trên (các em ít thực hiện hơn), (X =2.67). Đây là một dạng biểu hiện thể hiện các em có thể hiểu đƣợc nguyên nhân, diễn biến cũng nhƣ trạng thái cảm xúc của bạn. Là nhóm biểu hiện đồng cảm thiên về nhận thức. Nó chƣa đƣợc phát triển cao ở lứa tuổi học sinh THPT. Ở lứa tuổi này phần đông các em khó có thể hiểu đƣợc những trạng thái cảm xúc của ban “Tôi cảm nhận được bạn đang trong trạng thái cảm xúc nào” (X = 1.93). Các em cũng khó có thể hiểu đƣợc vì sao bạn buồn, hay những lí do mà bạn có những hành động không phải với mình. Điều này có thể lý giải là do các em vẫn sống thiên về cảm tính, dễ vui cùng bạn cũng dễ buồn cùng bạn, khả năng hiểu cảm xúc tâm tƣ của bạn còn hạn chế. Bởi các em tuổi đời còn ít tâm sinh lí chƣa phát triển hoàn thiện, vốn sống, kinh nghiệm chƣa nhiều thật khó có thể dễ dàng hiểu tâm tƣ của ngƣời khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)