Các biểu hiện đồngcảm trong quan hệ với bạn bè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 67)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng sự đồngcảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ

3.1.2. Các biểu hiện đồngcảm trong quan hệ với bạn bè

Đồng cảm không chỉ là sự cảm thông, sự chia sẻ cảm xúc với ngƣời khác, mà còn là khả năng hiểu những gì diễn ra với bạn mình, có thể hiểu đƣợc diễn biến cũng nhƣ trạng thái cảm xúc của bạn. Sự đồng cảm đƣợc thể hiện ra bằng các nhóm biểu hiện lây lan cảm xúc, hiểu cảm xúc và chia sẻ cảm xúc. Khi nghiên cứu tìm hiểu về sự đồng cảm trong QHBB của học sinh THPT, chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu các nhóm biểu hiện trên của sự đồng cảm.

Các biểu hiện cụ thể của sự đồng cảm trong quan hệ với bạn bè, số liệu điều tra đƣợc tổng hợp ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Các biểu hiện của sự đồng cảm trong QHBB(%)

Không đúng Đúng 1 chút Nửa đúng, nửa sai Đúng phần nhiều Đúng hoàn toàn Lây lan cảm xúc

1. Thấy bạn vui vẻ bên ngƣời thân, điều đó làm tôi hạnh phúc

9.1 20.8 18.8 34.0 17.3 2. Tôi cảm thấy vui chung với niềm

vui của bạn

8.6 27.4 24.9 28.9 10.2 6. Thấy bạn bị tổn thƣơng, điều đó

làm tôi thấy buồn theo.

9.1 30.5 25.9 22.8 11.7 8. Tôi cảm thấy khó chịu khi thấy

bạn mình bị đối xử bất công.

13.2 27.9 24.9 24.4 9.6 9. Bên cạnh bạn đang buồn tôi không

thể vui vẻ đƣợc.

16.2 22.3 29.9 21.3 10.2 11. Khi bạn bức xúc chuyện gì đó, tôi 15.7 27.4 24.9 21.3 10.71

cũng nhƣ bức xúc theo

14. Nếu bạn buồn, tôi cũng sẽ buồn theo.

16.2 35.0 24.9 18.3 5.6 12. Sự đau khổ của bạn làm xáo trộn,

ảnh hƣởng đến tôi.

23.4 22.8 26.4 19.8 7.6

Hiểu

2. Tôi hiểu và cảm thông khi bạn rơi vào hoàn cảnh khó khăn

5.1 24.9 26.4 31.0 12.7 7.Tôi nghĩ, chắc phải có lý do bạn

mới làm điều gì đó không hay

9.1 31.5 29.9 16.8 12.7 10. tôi hiểu và thông cảm với bạn dù

bạn làm điều gì đó mà mình không thích.

19.3 26.9 19.8 19.3 9.6

13. Khi bạn buồn, tôi có thể hiểu đƣợc vì sao bạn buồn,

16.2 29.9 32.0 17.3 4.6 15. Tôi luôn hiểu đƣợc lý do làm bạn

tôi bực dọc

19.3 35.5 23.4 19.3 2.5 16. tôi cảm nhận đƣợc bạn đang

trong trạng thái cảm xúc nào

42.1 36.0 14.2 2.0 5.6

Chia sẻ

3. Tôi tìm cách an ủi khi bạn gặp chuyện buồn

7.6 20.3 34.5 29.4 8.1 5. Tôi cố gắng làm điều gì đó để đem

lại điều tốt cho bạn khi bạn gặp chuyện không may

7.1 25.4 34.5 21.3 11.7

Nhìn vào bảng số liệu bảng 3.2 và bảng 3.3 và căn cứ vào thang đo mức độ sự đồng cảm ta thấy sự đồng cảm thể hiện với các mức độ khác nhau

ở các biểu hiện khác nhau và ở mỗi em học sinh khác nhau. Trong đó có các biểu hiện phổ biến (là các hành vi đƣợc các em thực hiện nhiều hay đƣợc nhiều em thực hiện) là nhóm biểu hiện đồng cảm “chia sẻ” cảm xúc với X = 3.08. Đây là nhóm biểu hiện đƣợc các em thể hiện nhiều, thƣờng xuyên. Ở lứa tuổi các em khả năng chia sẻ cảm xúc với bạn đã khá phát triển, sự đồng cảm về mặt này của các em khá cao. Phần nhiều các em biết và thƣờng xuyên chia sẻ giúp đỡ bạn tìm cách an ủi bạn khi bạn gặp chuyện không vui chuyện buồn. Tiếp đến là các biểu hiện thiên về cảm xúc - lây lan cảm xúc (X = 2.89). Đây là những nhóm biểu hiện cũng khá phổ biến, là nhóm biểu hiện đồng cảm đƣợc các em thực hiện khá nhiều. Ở lứa tuổi các em việc lây lan cảm xúc của bạn rất dễ. Các em có thể vui cùng bạn, buồn cùng bạn, hạnh phúc cùng bạn… Dạng biểu hiện đồng cảm thiên về mặt nhận thức ít phổ biến – ít đƣợc các em thực hiện. Đây là một nhóm biểu hiện sự đồng cảm phát triển cao đòi hỏi phải có khả năng nhận thức cũng nhƣ kinh nghiệm xã hội, trải nghiệm vốn sống. Ở lứa tuổi các em học sinh THPT vẫn còn chƣa phát triển cao những mặt đó nên để hiểu đƣợc cảm xúc, trạng thái cảm xúc hay những nguyên nhân gây ra vẫn còn hạn chế. Khi nghiên cứu sự đồng cảm trong QHBB của học sinh THPT chúng tôi nghiên cứu mức độ thể hiện các biểu hiện của sự đồng cảm cụ thể:

Nhìn vào bảng 3.3 và căn cứ vào thang đo mức độ sự đồng cảm ta thấy sự đồng cảm thể hiện qua các biểu hiện với các mức độ khác nhau. Trong đó, các biểu hiện phổ biến (là các hành vi đƣợc nhiều học sinh thực hiện): “Thấy bạn vui vẻ bên ngƣời thân, điều đó làm tôi hạnh phúc” (X = 3.29); “Tôi hiểu và cảm thông khi bạn rơi vào hoàn cảnh khó khăn” (X = 3.21); “Tôi tìm cách an ủi khi bạn gặp chuyện buồn” (X = 3.10); “Tôi cảm thấy vui chung với niềm vui của bạn” (X = 3.05); “Tôi cố gắng làm điều gì đó để đem lại điều tốt đẹp cho bạn khi bạn gặp chuyện không may” (X = 3.05).

Những biểu hiện sự đồng cảm phổ biến của học sinh THPT trong QHBB là những biểu hiện thể hiện sự sẻ chia giúp đỡ bạn bè, sự lây lan, mô phỏng và bắt chƣớc cảm xúc của bạn bè ở các em. Các biểu hiện này cho thấy, ở các em đã có sự chia sẻ giúp đỡ bạn, biết đặt mình vào vị trí của bạn để cảm thông vui cùng niềm vui của bạn buồn cùng nỗi buồn của bạn. Điều này thể hiện sự đồng cảm trong QHBB của các em đã đƣợc phát triển. Trong các biểu hiện phổ biến trên thì hành vi xuất hiện ở các em có mức độ cao nhất là: “Thấy hạnh phúc khi bạn mình vui vẻ bên người thân”, có đến 34. 0 % các em thừa nhận “đúng phần nhiều” với mình, 17.3% các em hoàn toàn thấy vui hạnh phúc khi bạn của mình vui vẻ bên ngƣời thân. Khi tiếp xúc trò chuyện với các em học sinh, các em đều khẳng định: “Luôn cảm thấy hạnh phúc nếu các bạn của mình được vui vẻ bên người thân của mình, nếu bạn mình có chuyện buồn gia đình sống không hạnh phúc cũng khiến em cảm thấy khổ tâm lo cho bạn, thương bạn”. Đây là một biểu hiện đồng cảm có xu hƣớng đƣợc phát triển cao ở các em. Các em cảm thấy vui hạnh phúc khi bạn mình vui vẻ, mà không vô cảm hay đố kỵ.

Các em cũng hiểu và thông cảm khi bạn mình gặp khó khăn: “Tôi hiểu và cảm thông khi bạn rơi vào hoàn cảnh khó khăn”, có 31.0% các em làm nhiều điều này, 12.7 % các em làm thƣờng xuyên, luôn luôn hiểu và cảm thông cho bạn. Em Nguyễn Minh TR nói: “Bạn em gặp phải khó khăn trong học tập, hay tình cảm làm bạn không vui, em cũng có cảm giác thương bạn và thông cảm cho bạn”. Khi các bạn của mình gặp khó khăn các em đã biết hiểu và cảm thông và các em cũng luôn sẵn sàng “Tìm cách an ủi bạn khi bạn gặp chuyện buồn”. Trả lời câu hỏi “em sẽ làm gì khi bạn của mình buồn” em Hoàng Thúy A nói “ Khi thấy bạn của mình buồn thực sự em cũng rất buồn và sẽ tìm mọi cách để cho bạn hết buồn như em có thể rủ bạn đi chơi, nói chuyện với bạn, hay đơn giản chỉ ở bên cạnh bạn im lặng và không nói gì”. Hay nhƣ câu chuyện của em Nguyễn Thị Vân Tr, học sinh lớp 10A1: “Em kể

lại chuyện một người bạn của em học rất giỏi, nhưng dạo gần đây vì chuyện gia đình mà bạn ấy buồn nhiều học hành sa sút, em rất thương bạn và muốn giúp đỡ bạn. Em đã tìm mọi cách để an ủi bạn rủ bạn tham gia các hoạt động ngoại khóa để bạn vơi đi nỗi buồn, giúp đỡ bạn trong học tập để lấy lại thành tích cũ. Giờ thì bạn ấy cũng đã khá hơn, bớt buồn hơn tập trung học tốt hơn rồi”. Nhƣ vậy, các em không chỉ vui chung với niềm vui của bạn, buồn chung với nỗi buồn của bạn mà các em cũng luôn chia sẻ và tìm cách giúp đỡ các bạn của mình khi các bạn buồn hay gặp chuyện không may. Khi đƣợc hỏi “Các em cảm thấy thế nào khi bạn mình vui vẻ” thì có 28.9% các em cho biết mình sẽ vui cùng bạn. Bạn vui vẻ sẽ làm cho các em vui vẻ, hạnh phúc. Một bạn nam lớp 12A3 nói: “Đương nhiên nếu bạn em vui thì em cũng cảm thấy vui rồi, ngược lại nếu bạn buồn thì làm sao mình vui vẻ khi ở bên cạnh được, ai cũng thế thôi ạ”. Trò chuyện với các em, các em cũng cho biết: “Nếu bạn em cần giúp đỡ, cần sự an ủi em luôn sẵn lòng. Giúp được cho ai đó cũng vui mà chị”. Những biểu hiện phổ biến này thể hiện ở khía cạnh này điểm đồng cảm của các em khá cao, phần lớn các em đều có thể cảm nhận niềm vui nỗi buồn của bạn, có thể sẻ chia an ủi bạn không thờ ơ trƣớc những nỗi buồn của bạn.

Nhƣ vậy có thể thấy sự đồng cảm trong QHBB ở tuổi thanh niên học sinh đƣợc thể hiện qua các hành vi: Chia sẻ cảm xúc vui buồn, lây lan mô phỏng cảm xúc của bạn, tìm cách và giúp đỡ bạn khi bạn gặp chuyện buồn. Khi tìm hiểu các biểu hiện đồng cảm ở các em học sinh THPT thì đây là những hành vi (biểu hiện) phổ biến trong mối QHBB của các em. Các em thực hiện nhiều và mang tính hệ thống, ổn định.

Bên cạnh các biểu hiện phổ biến của sự đồng cảm trong QHBB của học sinh THPT cũng có những biểu hiện ít phổ biến: “Tôi cảm nhận được bạn đang trong trạng thái cảm xúc nào” (X = 1.93); “Tôi hiểu được lí do làm bạn tôi bực dọc” (X = 2.50); “Nếu bạn buồn tôi cũng buồn theo” (X = 2.62); “Khi

bạn buồn tôi có thể hiểu được vì sao bạn buồn” (X = 2.64). Đây là những biểu hiện đồng cảm dạng nhận thức, cảm nhận trạng thái cảm xúc của bạn, đặt mình vào địa vị của bạn để cảm nhận để hiểu những trạng thái cảm xúc mà bạn trải qua. Kết quả khảo sát cho thấy, sự đồng cảm ở học sinh THPT chƣa phát triển bằng dạng “mô phỏng”, bắt chƣớc cảm xúc, “lây lan cảm xúc” và “chia sẻ cảm xúc với bạn”. Phần nhiều các em khó cảm nhận đƣợc cảm xúc của bạn (42.1%), chỉ có khoảng 7%- 8% các em có khả năng này. Các em chia sẻ việc cảm nhận trạng thái cảm xúc của bạn mình rất khó bởi theo các em không phải bạn nào cũng thể hiện trạng thái cảm xúc của mình ra bên ngoài. Cũng theo chia sẻ của các em thì nhiều bạn dù có chuyện buồn nhƣng vẫn thể hiện rất vui vẻ nhƣ không có chuyện gì cả. Cũng nói về chủ đề này em Dƣơng Thanh T, lớp 11A5 nói: “Thật khó có thể biết được bạn đang trong trạng thái cảm xúc nào, nếu bạn không nói ra mà muốn che dấu, em cũng khẳng định em chỉ nhìn và đoán tâm trạng của bạn qua biểu hiện bên ngoài thôi”. Một học sinh nam lớp 11 cho biết: “Em cũng ít khi cảm nhận được trạng thái cảm xúc của bạn, vì nó cũng khó hơn nữa em cũng ít quan tâm đến việc đó. Nếu bạn buồn bạn nói với em thì em sẽ chia sẻ với bạn còn không thì thôi”.

Ở lứa tuổi này việc cảm nhận trạng thái cảm xúc của bạn là việc khó với nhiều em. Một phần vì các em chƣa có khả năng hiểu sâu tâm tƣ của ngƣời khác, các em mới chỉ cảm nhận một cách cảm tính bề ngoài. Hơn nữa ở lứa tuổi này các em cũng bƣớc đầu biết che dấu cảm xúc của mình, không phải khi nào cũng thể hiện ra bên ngoài, các em luôn muốn tỏ ra mình mạnh mẽ cứng cỏi nhƣ ngƣời lớn. Không cảm nhận đƣợc trạng thái cảm xúc của bạn cũng có nghĩa các em cũng không “hiểu đƣợc lí do làm bạn bực dọc”. Các em cũng ít khi hiểu đƣợc lí do làm bạn mình bực dọc số em nói mình không hiểu chiếm tỷ lệ khá lớn (35.0%), chỉ có rất ít các em đồng ý là mình

có khả năng hiểu (5.6%), trong đó rất nhiều em phân vân “nửa hiểu nửa không” (23.4%).

Quan sát cách ứng xử của các em cho thấy, các em ít hiểu đƣợc lí do làm bạn mình bực dọc, nên đôi khi mình làm sai làm bạn bực tức mà các em không nhận ra, không chủ động xin lỗi bạn nên đã làm cho mối quan hệ giữa các em rạn nứt. Đây cũng là lí do xảy ra mâu thuẫn và bạo lực giữa các em. Câu chuyện của em Nguyễn Văn T là một minh chứng cụ thể, em kể lại: “Hôm đó T đi học sớm có va chạm xe đạp với một bạn nam cùng lớp làm bạn đó suýt ngã sau đó cả hai bạn không ai nó gì tiếp tục đi đến lớp. T không biết rằng mình đã làm cho bạn nam kia bực mình nên đã không chủ động nói lới xin lỗi. Về phía bạn nam kia vẫn ấm ức trong lòng nên 2 bạn đã xảy ra mâu thuẫn, cãi cọ và đánh nhau”. Đây là một câu chuyện đáng tiếc làm cho tình cảm bạn bè của các em bị rạn nứt. Nếu các em hiểu đƣợc những nỗi bực tức của bạn mình là do đâu sẽ giúp bạn giải tỏa. Nếu là do mình gây nên thì các em sẽ chủ động xin lỗi bạn thì sẽ giải quyết đƣợc mâu thuân giữa các em. Hiểu đƣợc tâm tƣ của ngƣời khác là một việc làm khó, việc hiểu đƣợc lí do bạn làm việc gì đó, hay hiểu đƣợc lí do bạn buồn là một việc cũng rất khó. Nên phần các em học sinh ít hiểu đƣợc lí do làm cho bạn buồn, nhiều khi chính bản thân mình là nguyên nhân làm cho bạn buồn bạn bực dọc mà các em cũng không biết. Khi đƣợc hỏi em có thể hiểu đƣợc lí do bạn buồn không thì có 16.2% các em nói là mình không hiểu, 36.0% hiểu đƣợc một chút. Nhƣ vậy phần lớn các em không hiểu hoặc chỉ hiểu một chút lí do bạn mình buồn. Các em khẳng định chỉ khi các bạn nói ra mình mới hiểu đƣợc lí do vì sao bạn buồn còn không thì các em chỉ biết giúp đỡ bạn bằng cách: Làm gì đó nhƣ đến chơi cùng bạn, động viên, an ủi bạn thôi.

Nhƣ vậy, những biểu hiện của sự đồng cảm của học sinh THPT về mặt nhận thức, hiểu cảm xúc của bạn, đặt mình vào vị trí của bạn để hiểu cảm xúc của bạn còn hạn chế, chƣa phát triển cao. Ở các em sự chia sẻ, lây lan cảm

xúc hay bắt chƣớc cảm xúc phát triển hơn. Phần đông các em biết chia sẻ những nỗi buồn niềm vui của bạn, vui cùng bạn buồn cùng bạn, tìm cách giúp đỡ an ủi bạn khi bạn có chuyện buồn khi bạn cần san sẻ. Nhìn chung, sự đồng cảm trong QHBB của học sinh THPT ở mức bình thƣờng (tổng X =45.38). Các biểu hiện của sự đồng cảm thể hiện khác nhau và cũng khác nhau giữa các em học sinh. Những biểu hiện phổ biến là những hành vi đƣợc các em thực hiện với tần suất cao là các biểu hiện thiên về mặt hành vi và xúc cảm tình cảm là sự mô phỏng, lây lan cảm xúc, sự chia sẻ cảm xúc, giúp đỡ nhau vƣợt qua những nỗi buồn những khó khăn. Những biểu hiện ít xuất hiện (ít phổ biến) là những biểu hiện thuộc về về mặt nhận thức - hiểu về cảm xúc của bạn. Điều đó cho thấy sự đồng cảm của các em trong QHBB phát triển ở nhóm biểu hiện lây lan cảm xúc, về nhóm biểu chia sẻ cảm xúc của bạn trên cơ sở là sự lây lan cảm xúc, hay bắt chƣớc cảm xúc của bạn. Còn khả năng nhận thức đặt mình vào vị trí của ngƣời khác để hiểu cảm xúc của họ hay lí do tạo nên cảm xúc đó còn hạn chế. Điều đó cũng phù hợp với lứa tuổi của các em - những thanh niên mới lớn, chƣa hẳn là ngƣời trƣởng thành, lứa tuổi còn chƣa phát triển nhận thức chƣa có nhiều trải nghiệm, kinh nghiệm cuộc sống.

3.1.3. Sự đồng cảm trong mối quan hệ với bạn bè có mức độ gần gũi khác nhau

Học sinh THPT là lứa tuổi đã định hình các mối quan hệ thân sơ. Các em đã có bạn thân và có sự phân biệt về ứng xử giữa bạn thân với các bạn bình thƣờng khác. Bạn thân khác bạn bình thƣờng ở mức độ chia sẻ thông tin,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)