Sự đồngcảm trong quan hệ bạn bè theo các lát cắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 75)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng sự đồngcảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ

3.1.4. Sự đồngcảm trong quan hệ bạn bè theo các lát cắt

Khi nghiên cứu về sự đồng cảm nhiều tác giả: Laible, Carlo, Bryant… nhận thấy mức độ đồng cảm không giống nhau ở những ngƣời có độ tuổi khác nhau. Câu hỏi đặt ra là độ tuổi có liên quan đến kinh nghiệm đồng cảm, mức độ đồng cảm không? Mặt khác, trong các nhân tố cá nhân ảnh hƣởng đến sự đồng cảm thì có yếu tố giới tính. Hoffman (1977) đã có hẳn một nghiên cứu về sự khác biệt giới tính trong đồng cảm và hành vi liên quan [63]. Trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng phụ nữ phản ứng cảm xúc thƣờng xuyên, phổ biến hơn nam giới dù họ biểu hiện nhƣ vậy không phải để nhận đƣợc sự đồng cảm nhiều hơn; phụ nữ có xu hƣớng tƣởng tƣợng nhiều hơn còn nam giới hƣớng tới hành động cụ thể trong sự đồng cảm và các hành vi liên quan. Nhƣ vậy, sự đồng cảm có khác nhau giữa lứa tuổi, giới tính và thứ tự con trong gia đình và liệu đối với tuổi học sinh THPT thì sự đồng cảm có liên quan đến các yếu tố trên hay không. Để trả lời câu hỏi trên chúng tôi đã nghiên cứu so sánh mức độ sự đồng cảm trong QHBB theo các lát cắt khác nhau: Tuổi, giới tính, thứ tự con trong gia đình và nhận thấy có sự khác biệt nhất định. Điều đó đƣợc thể hiện qua số liệu ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông theo các lát cắt Các tiêu chí so sánh Đồng cảm với bạn bình thƣờng P Đồng cảm với bạn thân P Giới tính Nam 46.36(9.53) >0.05 49.48(7.14) > 0,05 Nữ 44.57(9.05) 51.40(10.12) Lớp Lớp 10 44.17(10.10) <0.05 49.89(8.97) < 0,05 Lớp 11 44.44(7.78) 49.20(8.21)

Lớp 12 47.30(9.59) 52.78(9.57) Con thứ trong gia đình Con một 47.27(12.41) >0.05 51.54(2.25) > 0,05 Con cả 45.12(8.46) 50.89(9.23) Con thứ 46.91(6.34) 53.14(7.79) Con út 44.60(10.74) 49.01(9.83)

3.1.4.1. Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh theo giới tính

Khi nghiên cứu về sự đồng cảm trong QHBB của học sinh THPT chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên các đối tƣợng khác nhau: Học sinh nam và học sinh nữ, học sinh trong các lớp 10, 11, 12 và thứ tự con trong gia đình (con một, con cả, con thứ. Kết quả thu đƣợc là mức độ thể hiện sự đồng cảm khác nhau giữa các đối tƣợng khác nhau:

Bảng 3.5a : Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh theo giới tính

Các tiêu chí so sánh Đồng cảm với bạn bình thƣờng p Đồng cảm với bạn thân p Giới tính Nam 46.36(9.53) >0.05 49.48(7.14) > 0,05 Nữ 44.57(9.05) 51.40(10.12)

Khi nghiên cứu sự đồng cảm trong QHBB của học sinh nam và nữ thì kết quả thu đƣợc là học sinh nam có sự đồng cảm với bạn bè cao hơn học sinh nữ (46.36; so với 44. 57), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Điều này dƣờng nhƣ không phản ánh sự khác biệt giới về phƣơng diện cảm xúc ở mẫu nghiên cứu. Trong mẫu nghiên cứu thì số lƣợng nam và nữ không bằng nhau, các bạn nữ chiếm tỷ lệ % cao hơn các bạn nam. Theo nhà xã hội học ngƣời anh Marin Crowford nghiên cứu đã nhận thấy đàn ông và phụ nữ có định nghĩa khác nhau về tình bạn. Đa số phụ nữ nói về lòng tin và cảm giác an toàn trong khi đàn ông miêu tả bạn bè đơn giản nhƣ “ai đó

để đi chơi cùng” hay “ai đó hợp gu”. Trong hầu hết mọi khía cạnh, tình bạn của nam giới xoay quanh những vấn đề liên quan đến sự hoạt động trong khi tình bạn của phụ nữ lại xoay quanh việc chia sẻ. Nhƣ vậy, tình bạn rõ ràng liên quan đến đặc điểm giới, và giới tính cũng có thể liên quan đến sự đồng cảm nói chung và sự đồng cảm trong QHBB nói riêng. Cũng có thể lí giải sự đồng cảm trong quan hệ bạn bình thƣờng của nam cao hơn của các em nữ. Trong quan hệ với bạn thân thì sự đồng cảm của các em nữ lại cao hơn (51.4; so với 49.48). Tuy nhiên, sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05), mặc dù có xu hƣớng cho thấy nữ đồng cảm với bạn thân cao hơn nam. Có thể lí giải điều này là do “Tình cảm và mức độ tâm tình của tuổi thanh niên có sự khác nhau về giới. Nhìn chung nhu cầu tình bạn thân mật ở nữ thanh niên xuất hiện sớm hơn so với nam giới” [9; tr. 29]. Nhu cầu bạn thân, nhu cầu chia sẻ của các em nữ phát triển hơn nên sự đồng cảm với bạn thân cao hơn so với các em nam. Tuy nhiên khi so sánh mức độ đồng cảm trong QHBB giữa học sinh nam và nữ không có sự thống nhất, không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0.05). Có nghĩa không thể khẳng định học sinh nam có điểm đồng cảm cao hơn học sinh nữ trong quan hệ bạn bè và ngƣợc lại trong quan hệ với bạn thân thì điểm đồng cảm của học sinh nữ lại cao hơn.

3.1.4.2. Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh theo khối lớp

So sánh sự đồng cảm trong QHBB của học sinh các lớp 10, 11, 12, ta nhận thấy sự đồng cảm trong qua hệ bạn bè có sự phát triển theo lớp học, theo lứa tuổi. Sự đồng cảm trong QHBB của học sinh lớp trên cao hơn lớp dƣới. Nhƣ vậy rõ ràng sự đồng cảm đƣợc phát triển theo thời gian, theo độ tuổi. Sự đồng cảm có sự phát triển có lẽ là do về mặt tình cảm xã hội của các em đã đƣợc phát triển theo lứa tuổi (thời gian từ lớp 10 – lớp 12). Sau ba năm học, tình cảm sự thân thiết gắn bó gần gũi của các em đƣợc vun đắp. Khi bƣớc vào trƣờng THPT các em đến từ các lớp các trƣờng các địa phƣơng khác nhau khác nhau các em còn lạ lẫm chƣa quen biết nhau. Vì vậy, giữa các em chƣa

có sự thân thiết gắn bó. Sau ba năm học các em kết bạn với nhau cùng nhau tham gia các hoạt động, cùng nhau học tập. Điều đó giúp các em gắn kết, hiểu nhau hơn vì vậy sự đồng cảm cũng phát triển, sự đồng cảm của của học sinh lớp 12 cao hơn hẳn mức độ đồng cảm trong QHBB của học sinh lớp 10, 11.

Bảng 3.5b: Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh theo lứa tuổi

Các tiêu chí so sánh Đồng cảm với bạn bình thƣờng P Đồng cảm với bạn thân P Lớp Lớp 10 44.17(10.10) <0.05 49.89(8.97) < 0,05 Lớp 11 44.44(7.78) 49.20(8.21) Lớp 12 47.30(9.59) 52.78(9.57)

Cụ thể là: Điểm trung bình thang đồng cảm = 44.2; 44.4; và 47.3 tƣơng ứng. Điểm đồng cảm của học sinh lớp 12 cao hơn hẳn lớp 10 và lớp 11.

Khi phỏng vấn các em học sinh em Trần Thùy Tr, lớp 12 A8 nói: Khi em mới vào lớp 10, em chưa chơi với các bạn trong lớp mới vì các bạn từ các trường khác chuyển vào. Lúc đó em rất buồn, nhớ các bạn lớp cũ. Nhưng bây giờ sau 2 năm học cùng nhau em có nhiều bạn mới thân thiết. Cả lớp chúng em cũng đều chơi với nhau gắn bó với nhau như một gia đình rất thân thiết ạ.

Nhƣ vậy, rõ ràng sự đồng cảm có liên quan trực tiếp đến sự gắn bó gần gũi giữ ngƣời với ngƣời. Càng chơi với nhau tham gia các hoạt động cùng nhau, gắn bó với nhau thì sự đồng cảm trong QHBB càng đƣợc phát triển. Cũng trong suốt thời gian học tập ở trƣờng phổ thông, học sinh lĩnh hội đƣợc những tâm thế những thói quen đạo đức nhất định, thấy đƣợc cái đẹp cái xấu, cái thiện cái ác… ( phát triển về mặt xã hội). Vì vậy sự đồng cảm của học sinh THPT đã có sự phát triển. Khi so sánh sự đồng cảm trong QHBB của học sinh các lớp học có sự thống nhất, sự thống nhất này là có ý nghĩa về mặt thống kê (p< 0.05). Điều đó cho thấy, sự đồng cảm có sự phát triển ở các em học sinh

theo lớp học theo sự phát triển nhận thức, tình cảm xã hội của các em dựa trên cơ sở sự gắn bó gần gũi hàng ngày cùng nhau ở lớp ở trƣờng. Nhƣ ở phần sự đồng cảm trong QHBB của học sinh THPT đã phân tích thì có mối quan hệ giữa sự đồng cảm với bạn thân và sự đồng cảm với bạn bè bình thƣờng. Vì vậy sự đồng cảm với bạn bè bình thƣờng phát triển lên theo các khối lớp học lớp 12 có điểm đồng cảm cao hơn các em lớp 10. Và trong với mối quan hệ với bạn thân cũng có mối quan hệ tƣơng quan nhƣ vậy (p< 0.05) càng lên khối lớp cao thì điểm đồng cảm với bạn càng cao. Có nghĩa là sự đồng cảm liên quan đến mức độ thân tình sự gắn bó, quen biết nhau. Khi mới vào học lớp 10 các em chƣa quen biết nhau, còn lạ lẫm xa cách thì sự đồng cảm của các em dành cho bạn chƣa cao. Sau thời gian học tập sinh hoạt cùng nhau có sự gần gũi thân thiết gắn bó hiểu biết nhau thì sự đồng cảm của các em dành cho bạn mình cũng tăng lên. Điều đó chứng tỏ một điều sự đồng cảm trong QHBB của học sinh THPT có liên quan đến sự gần gũi gắn bó thân thiện với nhau. Các em càng thân thiện với nhau thì sợ đồng cảm càng cao. Sự đồng cảm của các em còn giới hạn ở một vài đối tƣợng mà chƣa phát triển ở nhiều đối tƣợng ở cộng đồng xã hội.

Bảng 3.6: Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh theo lứa tuổi

Khối lớp Chia sẻ cảm xúc Hiểu trạng thái Lây lan cảm xúc 10 (n = 58) Điểm trung bình 6,38 18,41 24,43 Độ lệch chuẩn 1,54 4,10 4,84 11 (n = 69) Điểm trung bình 6,01 18,09 23,96 Độ lệch chuẩn 1,65 3,42 4,88 12 (n = 70) Điểm trung bình 7,10 18,81 26,08 Độ lệch chuẩn 1,86 3,18 4,75 p (oneway - ANOVA) <0.05 >0.05 <0.05

So sánh giữa 3 mặt chia sẻ, hiểu và lây lan cảm xúc của đồng cảm thì học sinh lớp 12 có điểm cao hơn hẳn lớp dƣới ở mặt lây lan cảm xúc và chia sẻ. Không có sự khác biệt giữa học sinh các khối lớp về mặt hiểu trạng thái của bạn bè. Có thể thấy, sự phát triển của trẻ về mặt đồng cảm theo lứa tuổi chỉ đƣợc thấy rõ ở mặt cảm xúc (lây lan cảm xúc) và hành vi (chia sẻ), nhƣng không rõ ở mặt nhận thức (hiểu trạng thái cảm xúc).

Qua phân tích bảng số liệu trên thì sự đồng cảm trong QHBB phát triển theo lứa tuổi, cụ thể ở đây các em lớp 12 có mức độ đồng cảm cao hơn các em lớp 11, lớp 11 có sự phát triển đồng cảm cao hơn các em lớp 10. Và xu thế này có ở trong cả mối quan hệ với bạn bình thƣờng và trong mối quan hệ với bạn thân. Xu hƣớng chung sự đồng cảm của các em dành ƣu tiên cho những đối tƣợng thân thiết gần gũi quen biết gắn bó với nhau.

3.1.4.3. Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh theo vị trí trong gia đình

Một số bậc cha mẹ cho rằng anh em trong gia đình thƣờng có tính cách, khả năng, sở thích khác nhau phụ thuộc vào thứ tự ra đời của nó. Hơn nữa, một số ngƣời còn cho rằng thứ bậc anh em còn có ảnh hƣởng tới sức khỏe, trí tuệ và đặc điểm tính cách của đứa trẻ. Vậy thật ra, thứ hạng trong gia đình ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới mỗi con ngƣời?

Năm 1983, hai nhà nghiên cứu Cécile Ernst và Jules Angst đã thực hiện một nghiên cứu lớn, kéo dài từ năm 1946 đến năm 1980 nhằm tìm câu trả lời cho thắc mắc trên. Theo các nghiên cứu này thì có thể kết luận:

Đứa con một trong gia đình có tính cách khá giống con cả, nhƣng những phẩm chất của họ lại nổi lên mạnh mẽ và đôi khi tiêu cực hơn. Họ không chỉ là một ngƣời thủ lĩnh tuyệt vời mà còn là một kẻ theo chủ nghĩa hoàn hảo tuyệt đối. Tính cách nổi bật: Tự tin, tận tâm, có trách nhiệm, cầu toàn, trƣởng thành hơn so với lứa tuổi, luôn tìm kiếm sự đồng thuân, nhạy cảm…

Những ngƣời làm con cả thƣờng có tƣ chất lãnh đạo bẩm sinh, họ luôn toát ra một khí chất lấn áp ngƣời khác theo một cách riêng nào đó. Tuy nhiên, tính cách của họ đôi lúc khá thất thƣờng, vào lúc này họ có thể là một ngƣời ấm áp, dịu dàng và biết quan tâm nhƣng cũng có thể trở thành một kẻ thô lỗ, dễ nổi nóng vào khi khác.

Đối với ngƣời con thứ: Để né tránh xung đột và cạnh tranh trực tiếp, một ngƣời con thứ thƣờng hiếm khi làm ngƣợc ý với anh chị hay những ngƣời bề trên của họ. Tính cách điển hình của họ chính là chừng mực, điềm đạm, họ thƣờng là ngƣời đƣợc lòng mọi ngƣời và ghét xung đột. Đứa trẻ này là một ngƣời bạn tốt, một ngƣời đồng nghiệp đáng tin cậy, vững chãi và trung thành, tuy nhiên không nhƣ đứa con cả, họ khá do dự trong việc quyết định điều gì đó. Ƣu điểm của con thứ là sự kiên nhẫn và bình tĩnh, họ có khả năng nhìn thấu hai mặt của một vấn đề và luôn mong muốn mọi ngƣời đƣợc vui vẻ.

Con út thƣờng là những ngƣời thích đƣợc làm trung tâm của sự chú ý, họ thƣờng rất có khiếu pha trò, giỏi giao tiếp và là trung tâm của mọi bữa tiệc. Đứa con út luôn luôn thích học hỏi và làm theo anh chị của họ, họ luôn mong muốn đƣợc quan tâm và rất kiên nhẫn. Trong công việc, con út thƣờng là những ngƣời hòa đồng, vui vẻ và thân thiện với mọi ngƣời xung quanh. Tuy nhiên vì luôn nhận đƣợc sự quan tâm ƣu ái của mọi ngƣời, thích làm trung tâm của sự chú ý.

Bảng 3.7: Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh theo thứ tự sinh

Thứ tự sinh Chia sẻ Hiểu trạng thái Lây lan cảm xúc Con duy nhất (n = 11) Điểm trung bình 7,09 20,22 26,00 Độ lệch chuẩn 1,38 1,79 1,73 Con cả (n = 83) Điểm trung bình 6,23 18,70 24,95 Độ lệch chuẩn 1,79 3,27 5,16

Con thứ (n = 35) Điểm trung bình 6,97 19,06 25,71 Độ lệch chuẩn 1,32 2,85 4,72 Con út (n = 68) Điểm trung bình 6,51 17,59 24,10 Độ lệch chuẩn 1,90 4,18 4,94 p (oneway - ANOVA) >0.05 <0.05 >0.05 Theo số liệu bảng 3.7 thì những học sinh là con một trong gia đình có điểm đồng cảm cao, cao nhất so với các em là thứ tự con khác trong gia đình (47.27), những ngƣời này thƣờng có tính cách cầu toàn, trƣởng thành trƣớc tuổi, nhạy cảm…nên có lẽ nhƣ vậy nên có sự đồng ảm với bạn bè cao hơn. Những em là con thứ trong gia đình vì là ngƣời ở giữa có anh, chị, em có sự gắn bó chia sẻ với nhau nên sự đồng cảm cũng đƣợc phát triển khá cao. Hơn nữa vì là con thứ ở giữa các mối quan hệ anh chị em nên cũng hình thành nên tính cách: Chừng mực, điềm đạm, ghét xung đột có sự kiên nhẫn và bình tĩnh có khả năng nhìn thấu hai mặt…nên họ là những ngƣời bạn tốt và nhƣ thế sự đồng cảm với bạn bè cũng sẽ cao. Có điểm đồng cảm thấp nhất là con út trong gia đình, có lẽ trong gia đình ngƣời con út luôn đƣợc bao bọc quan tâ nhƣờng nhịn. Tính cách của họ vui vẻ hòa đồng tuy nhiên vì họ quen đƣợc nhận những ƣu ái, quan tâm chăm sóc của mọi ngƣời trong gia đình nên sự dồng cảm đối với bạn bè bị hạn chê, thấp nhất so với các thứ tự con khác (44.6). Tuy nhiên sự đồng cảm trong quan hệ với bạn thân lại khác các em là con thứ có điểm đồng cảm cao nhất (53.2), tiếp đến là con một (51.54), và con út thì điểm đồng cảm là thấp nhất (49.01). Nhƣ vậy điểm đồng cảm có sự khác nhau giữa thứ tự các con trong gia đình và giữa bạn thân và bạn bè bình thƣờng.

Tuy nhiên kết quả nghiên cứu thu đƣợc không có giá trị về mặt thông kê (p> 0.05), vì trong mẫu điều tra tỷ lệ các thứ tự con không bằng nhau mẫu ở điều tra chủ yếu là con cả và con út còn con một chỉ có 11 em (5.6%). Vì thế kết quả thống kê này không đáng tin cậy, không dùng để đánh giá toàn khách thể nghiên cứu.

Mặt dù trên tổng thể, đồng cảm của trẻ có thứ tự sinh khác nhau không khác nhau rõ rệt nhƣng so sánh theo tiêu chí này ở các mặt khác nhau của đồng cảm, kết quả cho thấy rõ hơn là ở mặt hiểu trạng thái của bạn bè có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, trẻ là con duy nhất có mức độ hiểu trạng thái của bạn bè cao nhất, và thấp nhất là con út.

Nhƣ vậy, khi so sánh mức độ đồng cảm trong mối QHBB qua các lát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)