Nâng cao hiểu biết pháp luật từ đó tăng cường trách nhiệm của cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 82)

3.2. Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộdân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang

3.2.2. Nâng cao hiểu biết pháp luật từ đó tăng cường trách nhiệm của cán bộ

cán bộ trong thực hiện các hoạt động thực tiễn

Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều bước tiến mới quan trọng trong quan hệ kinh tế với các nước và các tổ chức kinh tế quốc tế. Là thành

viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội cũng có nhiều thách thức, trong đó đặt ra các yêu cầu về xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thể chế, chính sách và cải cách cơ cấu kinh tế; nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, doanh nghiệp và nền kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài; giải ngân vốn ODA… Không ít cán bộ dân tộc thiểu số thờ ơ, e ngại trước sự phát triển của ngành, địa phương liên quan đến yếu tố nước ngoài hoặc nóng vội, chủ quan, không lường trước những vướng mắc, xung đột pháp luật… Một số địa phương có đường biên giới dân tộc thiểu số còn lúng túng trong chỉ đạo phát triển kinh tế vùng biên, trong quản lý các vấn đề liên quan xuất, nhập cảnh, hộ tịch, tư pháp… Điều này phản ánh một thực tế là, bên cạnh yếu kém về tâm lý, ngoại ngữ, chuyên môn thì trình độ pháp luật thấp đang là một rào cản không nhỏ đối với quá trình mở cửa hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế.

Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: "… Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Cần xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp… Tiếp tục đổi mới hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ, của các cơ quan tư pháp; đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp; tăng cường hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp; nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp…". Như vậy, công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay không thể tách rời sự nghiệp cải cách hành chính và cải cách tư pháp. Hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương là những bộ phận cấu thành quan trọng trong bộ máy nhà nước để thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong tổng thể quyền lực nhà nước thống nhất. Hoạt động của

đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của các cơ quan Nhà nước là cầu nối giữa trung ương và địa phương nhằm chuyển tải quyền lực Nhà nước, quyền lực của nhân dân được qui định trong Hiến pháp và pháp luật vào cuộc sống. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số là những hạt nhân quan trọng, thể hiện vai trò quan trọng trong quá trình cụ thể hoá quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, vùng kinh tế khó khăn, bảo đảm pháp chế và thiết lập trật tự pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Để khắc phục những tồn tại và đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, vấn đề cấp bách là phải có chiến lược về con người, trong đó ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước nói chung, vấn đề chuẩn hoá trình độ pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng, là động lực phát triển xã hội. Theo đó, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số phải được nâng cao nhận thức về trách nhiệm tuân thủ pháp luật, trách nhiệm công vụ đối với nhà nước và công dân; nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý để đáp ứng yêu cầu mới thông qua các biện pháp sau:

Một là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật nhằm giúp cho cán bộ dân tộc thiểu số có kiến thức pháp luật đầy đủ, có hệ thống và chính xác nhất, phù hợp, thiết thực cho từng đối tượng cán bộ. Vì vậy, trong việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoài phần chung theo yêu cầu của chương trình cần bổ sung những nội dung cần thiết cho yêu cầu công tác và đời sống của đối tượng được đào tạo hay bồi dưỡng. Ví dụ: Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức các huyện miền núi thì cần nâng cao hiểu biết pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, về bảo vệ động vật quí hiếm…; đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức các sở, ban, ngành và thành phố cần hiểu biết pháp luật về xây dựng và phát triển đô thị, về giao thông đô thị, về đất đai...; đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức quản lý

nhà nước về kinh tế thì cần hiểu biết về luật doanh nghiệp, pháp luật về cổ phần hóa, về thị trường chứng khoán, về bảo vệ môi trường, về các tổ chức liên kết kinh tế khu vực và thế giới như APEC, WTO...

Hai là, kết hợp giáo dục pháp luật với các lĩnh vực giáo dục đào tạo khác trên địa bàn tỉnh trên cơ sở vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong từng loại hình cụ thể để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ dân tộc thiểu số (đối với cán bộ, công chức, viên chức đi học) và những người sẽ là cán bộ, công chức, viên chức sau khi tốt nghiệp (đối với học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng).

Ba là, xây dựng hệ thống thông tin pháp luật, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số tiếp cận với pháp luật một cách kịp thời, chính xác thông qua Công báo, phụ lục Công báo của Nhà nước, đặc biệt là xây dựng mạng cục bộ (LAN) trong các cơ quan, đơn vị lớn, tiến tới xây dựng mạng diện rộng (WAN) để phục vụ cho quản lý và hỗ trợ công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời có sự phối hợp giữa các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan, các tổ chức trong công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ giúp cho cán bộ dân tộc thiểu số trong tỉnh có nhiều cơ hội tiếp cận với pháp luật, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ.

Bốn là, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ dân tộc thiểu số trong tỉnh. Sự phối hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng càng chặt chẽ thì hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ sẽ càng cao và là điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt công tác giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)