Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 77 - 79)

3.2. Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộdân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ

Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai trò của pháp luật về công tác cán bộ thể hiện cụ thể trên các mặt sau đây:

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ tạo ra hành lang pháp lý đối với cán bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; từ đó nâng cao trách nhiệm, sự nghiêm minh, tính sáng tạo trong công việc.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo hiệu lực của bộ máy nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Qua khảo sát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ cho thấy Luật Cán bộ được ban hành và có hiệu lực từ 01/01/2010, là dấu hiệu đáng mừng có tác động tốt về mặt tâm lý cán bộ, công chức, viên chức nói chung, đồng thời là cách để hướng tới hoàn thiện các công cụ pháp lý nhằm giải quyết tốt về quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cơ sở và của cán bộ còn chung chung chưa cụ thể; chính sách, chế độ đãi ngộ cán bộ còn bất hợp lý, chưa thực sự khuyến khích cán bộ yên tâm làm việc; chưa có quy định tiêu chuẩn hóa cho từng chức danh cán bộ; quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm thiếu khách quan, chính xác, chưa tạo điều kiện để thu hút nhân tài; các quy định về phân cấp quản lý cán bộ, chưa rõ ràng… Từ thực tế trên đây, việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ là một đòi hỏi cấp bách

hơn lúc nào hết. Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII đã chỉ rõ: nhiệm vụ có tính chất xuyên suốt, thường trực của việc xây dựng pháp luật là phấn đấu trong một thời gian nhất định nhà nước có thể quản lý đất nước chủ yếu bằng các đạo luật, coi trọng cả số lượng và chất lượng, bảo đảm tính khả thi của luật.

Xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật về công tác cán bộ nói riêng theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp và lâu dài. Trước mắt, nhiệm vụ của xây dựng pháp luật về công tác cán bộ là phải tiếp tục đổi mới quy trình lập pháp, lập quy theo hướng đảm bảo tính dân chủ, hợp lý, khai thác tối đa trí tuệ và tâm huyết của nhân dân vào hoạt động xây dựng pháp luật. Tạo lập và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho công cuộc cải cách hành chính, đảm bảo xây dựng được một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, trong đó cần đặc biệt quan tâm xây dựng các thể chế phát huy và đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, nhất là các thể chế về tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở và cán bộ, công chức, viên chức thể chế giám sát của nhân dân, các thể chế tự quản... Đồng thời, cần phải nâng cao chất lượng pháp luật không chỉ đối với những văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội về cán bộ, công chức, viên chức mà còn cả những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương.

Từ những nhiệm vụ trên, hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cán bộcần tập trung giải quyết những vấn đề sau đây:

Một là, đặc biệt coi trọng chương trình xây dựng pháp luật, cả chương trình ngắn hạn, nhất là chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của Quốc hội. Phân định chính xác nhu cầu và các thứ bậc ưu tiên của luật, pháp lệnh cần ban hành, đảm bảo tính thống nhất, toàn diện, ổn định và khả thi của hệ thống pháp luật về cán bộ. Đồng thời chương trình xây dựng pháp luật về cán bộ phải là cơ sở cho việc lập chương trình lập qui của Chính phủ, các bộ, ngành,

chương trình tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, gắn chương trình xây dựng pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức với chương trình phổ biến và giáo dục pháp luật; tập trung nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự thảo và phải có quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Hai là, bảo đảm các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức phải cụ thể, dễ hiểu; giảm bớt tình trạng có quá nhiều văn bản hướng dẫn thi hành làm mất đi tính kịp thời của luật, sự thiếu chính xác, sai lệch trong các văn bản hướng dẫn; khẩn trương tổng kết quá trình tổ chức thực hiện các nghị định để có thể tiến hành pháp điển hóa thành luật khi đã có đủ điều kiện, qua đó nâng cao giá trị pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ.

Ba là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp luật để tạo chỗ dựa khoa học cho hoạt động xây dựng pháp luật về công tác cán bộ, đồng thời thường xuyên tổng kết thực tiễn về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính quyền cơ sở và cán bộ trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Từ nhận thức đó, phải biến nó thành quyết tâm chính trị, coi công tác cán bộ là nhiệm vụ trung tâm trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với toàn bộ xã hội, là tiêu chuẩn đánh giá các cán bộ chủ chốt của các cấp ủy và tổ chức Đảng. Muốn vậy, bên cạnh các nghị quyết, chính sách của Đảng, phải từng bước luật hóa, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật một cách đồng bộ, cơ bản về các chế độ, chính sách, quy chế, quy định về công tác cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)