Nội dung xây dựng đội ngũ cán bộdân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 33)

1.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số

1.2.2. Nội dung xây dựng đội ngũ cán bộdân tộc thiểu số

Để xây dựng được đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới cần phải tiến hành đồng bộ rất nhiều các công việc khác nhau, cần đặc biệt chú ý một số công việc trọng yếu không thể thiếu trong bất cứ hoàn cảnh nào.

1.2.2.1. Quy hoạch đội ngũ cán bộ dân tộc

Quy hoạch (xác định phương hướng, kế hoạch phát triển dài hạn, bước đi, các nguồn lực…) là một yêu cầu khách quan đối với mọi lĩnh vực hoạt động của toàn xã hội, nhất là trong thế giới ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, quá trình toàn cầu hoá đang tiếp diễn mạnh mẽ. Quy hoạch càng phù hợp với yêu cầu và thực tế khách quan bao nhiêu, càng đảm bảo cho quá trình phát triển thuận lợi và có hiệu quả cao bấy nhiêu. Ngược lại, quy hoạch sai, gây lãng phí khôn lường.

Quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số là kế hoạch tổng thể, dài hạn để tạo nguồn cán bộ dân tộc nhằm đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài cho công tác cán bộ. Hiến pháp nước ta quy định: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thống nhất công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn bộ hệ thống chính trị. Đường lối, chủ trương và Điều lệ của Đảng từ trước đến nay cũng quy định như vậy. Theo đó, quy hoạch đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số là một khâu cơ bản trong công tác cán bộ, nhằm chủ động tạo nguồn nhân sự trẻ, tập hợp được nhiều nhân tài; làm cơ sở cho việc đào tạo, bố trí, sử dụng và phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị bảo đảm về số lượng và chất lượng, có cơ cấu hợp lý và sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ.

1.2.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cá nhân, cả đội ngũ

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số là một vấn đề có tính chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng khu vực miền núi nước ta hiện nay. Các chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số là một trong những nội dung thiết yếu trong chiến lược đó.

Thực hiện tốt chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số mới có thể có được đội ngũ cán bộ người dân tộc đủ trình độ, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Các chính sách đào tạo, bồi dưỡng phải chú ý đến không ngừng nâng cao trình độ các nhân để tạo nguồn cũng như tới việc nâng cao trình độ của cả đội ngũ.

Qua thống kê chưa đầy đủ, trong những năm gần đây các văn bản dành riêng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số gồm có:

Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy (khóa IX) đã chỉ rõ những quan điểm cơ bản, mục tiêu, những nhiệm vụ cấp bách và giải pháp chủ yếu về tạo nguồn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số - thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng ta đối với việc chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.

Ngày 1/12/1998 Quốc hội đã ban hành luật giáo dục. Tại Điều 56, Điều 72 có quy định:

Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc thiểu số, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc.

Trường phổ thông dân tộc thiểu số, trường dự bị đại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách.

Nhà nước thực hiện tuyển sinh vào đại học và trung học chuyên nghiệp theo chế độ cử tuyển đối với con em dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để đào tạo đội ngũ cán bộ cho vùng này.

Điều đó thể hiện sự quan tâm lớn của Nhà nước ta trong công tác tạo nguồn đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.

Chính phủ đã có trên 28 văn bản (nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị và công văn) đôn đốc thực hiện chế độ chính sách trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức dân tộc thiểu số.

Các bộ ngành (gồm có giáo dục - đào tạo, tài chính) đă có hơn 20 quyết định, chỉ thị, thông tư dành riêng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức dân tộc thiểu số.

Hệ thống chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đã được các bộ, ngành liên quan cụ thể hóa cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, từng đối tượng cán bộ nói chung, cán bộ người dân tộc thiểu số nói riêng, đáp ứng kịp thời công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này.

Tuy nhiên, từ chủ trương, chính sách đến việc triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng của các ban, ngành từ Trung ương đến địa phương cũng là một khoảng cách khá xa. Một mặt, do hệ thống chính sách này được duy trì quá lâu, chưa kịp thời đổi mới cùng với sự đổi mới chung của cả nước, chậm được bổ sung điều chỉnh nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số; mặt khác, việc triển khai chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này của các cấp, các ngành chưa thành chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện có hiệu quả; chính sách chưa đề cập đến tính đặc thù trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, dù rằng từ trước tới nay ở các văn bản mang tính pháp quy của Đảng và Nhà nước ta về đào tạo có thực hiện ưu tiên các dân tộc thiểu số, trong đó có việc cộng thêm điểm (hoặc hạ thấp điểm chuẩn) tại các kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng cho con em các dân tộc thiểu số và miền núi. Không thể phủ nhận tính tích cực của chủ trương này là đã tạo được một đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ngày càng đông đảo, nhưng thực tế cho thấy cách làm đó cũng phần nào ảnh hưởng tới chất lượng của đội ngũ cán bộ sau này. Bởi việc hạ thấp điểm chuẩn tức là chọn những người chưa đảm bảo trình độ học

vấn đưa đi đào tạo, trong khi đào tạo lại chưa chú ý đến những đặc thù của từng vùng, từng dân tộc; chẳng hạn:

Trong đào tạo cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đoàn thể theo hệ cử nhân 2 năm (đối với những người có một bằng đại học) cho các địa phương cũng như cho cả nước với 12 môn học cơ bản, 24 môn học cơ sở, nghiệp vụ lãnh đạo quản lý và 6 báo cáo chuyên đề đã cung cấp cho học viên một khối lượng kiến thức rộng, nhưng đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế là dàn trải, không tập trung thời gian cần thiết cho các môn trang bị kiến thức cơ sở, rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, quản lý của người học.

Thiết nghĩ, cùng với chính sách ưu tiên hạ điểm chuẩn trong đào tạo cán bộ dân tộc, cần có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi (đầu tư thêm kinh phí, kéo dài hơn thời gian đào tạo) để bù lấp những khoảng trống của kiến thức cơ bản và đảm bảo những kiến thức theo yêu cầu chung của thời kỳ đổi mới cũng như yêu cầu riêng của từng vùng miền, từng dân tộc.

Thực hiện Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ "Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước", Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 7/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2001- 2005", ngày 27/12/2001 Bộ Tài chính có Thông tư số 105/2001/TT-BTC "Về hướng dẫn quản lư, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước". Thông tư 105 đã xác định rõ đối tượng được hưởng, phạm vi sử dụng kinh phí, nội dung và mức chi. Đặc biệt, Thông tư 105 còn dành ra một phần kinh phí (không quá 10% tổng kinh phí đào tạo) để đào tạo và đào tạo chuyên sâu ở bậc đại học và sau đại học cho cán bộ công chức.

1.2.2.3. Tuyển dụng, sử dụng cán bộ cán bộ dân tộc

Tuyển dụng cán bộ dân tộc thiểu số là một quá trình phức tạp nhằm tìm kiếm, bổ sung nguồn nhân lực cho cơ quan, tổ chức nhà nước. Vì vậy, khi tuyển dụng cán bộ dân tộc thiểu số cần phải làm sao tuyển dụng được những

người có khả năng đảm trách được các công việc của cơ quan, tổ chức trong hiện tại và tương lai, chứ không chỉ thuần tuý là đáp ứng ngay các công việc mà họ đảm nhiệm trước mắt. Do đó, các nhà tổ chức, quản lý phải có một tầm nhìn chiến lược, trên cơ sở công tác quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số phải dự báo được khả năng phát triển của người được tuyển vào cơ quan, tổ chức. Để làm được điều đó phải có những tiêu chuẩn, điều kiện, tiêu chí thật khoa học, cụ thể để tuyển dụng cán bộ dân tộc thiểu số được thực hiện thông qua các hình thức: bầu, thi tuyển, xét tuyển. Mỗi hình thức có một ý nghĩa xã hội, chính trị- pháp lý nhất định và được áp dụng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ngày càng chính quy, hiện đại có đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức để phục vụ nhân dân.

Việc sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số phải chú trọng tới việc dùng đúng người, đúng việc, đúng năng lực, sở trường, đúng chuyên môn được đào tạo, đối với cán bộ dân tộc thiểu số là lãnh đạo cần bố trí đúng khả năng, đúng vị trí mà họ có thể đảm nhiệm để đạt được hiệu quả cao. Sự bố trí, sắp xếp, phân công công tác cho cán bộ dân tộc thiểu số đúng đắn sẽ đảm bảo cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giúp họ tự rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt và giúp tập thể giải quyết những vấn đề vướng mắc. Tuy nhiên, nếu sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số không đúng, sẽ không phát huy được năng lực, sở trường cũng như mức độ hoàn thành nhiệm vụ của họ. Chính vì vậy, khi sử dụng cán bộ Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc giao trách nhiệm cho cán bộ, Người nói: “Thả cho họ làm, thả cho họ phụ trách, dù sai lầm chút ít cũng không sợ” [20, tr.365]. Đây là phương pháp sử dụng cán bộ một cách mạnh dạn qua thử thách. Tất nhiên người lãnh đạo phải vạch ra cho người thực thi phương hướng, kế hoạch, tạo điều kiện cho người được giao nhiệm vụ thi thố tài năng, dám nghĩ, dám làm, từ đây, người lãnh đạo kịp thời uốn nắn những khuyết điểm được bộc lộ qua công việc của cấp dưới mình. Qua nhiều năm mà kiến thức của mỗi người không bồi bổ, khác nào một cỗ máy chạy lâu ngày không được tra thêm dầu mỡ.

1.2.2.4. Chế độ, chính sách đãi ngộ cán bộ dân tộc thiểu số

Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ dân tộc thiểu số là hệ thống các quan điểm, chủ trương, mục tiêu... của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đồng bộ, có chất lượng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong mỗi thời kỳ, bao gồm: chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ dân tộc; chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; chính sách tiền lương; chính sách khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức; chính sách bảo vệ và các chính sách đãi ngộ khác đối với cán bộ dân tộc thiểu số… Chế độ, chính sách đãi ngộ cán bộ dân tộc thiểu số là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, có tầm quan trọng đặc biệt. Trong điều kiện một Đảng cầm quyền, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, chính sách cán bộ là chính sách thống nhất trong hệ thống chính trị. Mỗi lĩnh vực, bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị có thể vận dụng chính sách cán bộ chung để thực hiện cho phù hợp với điều kiện cụ thể, qua đó góp phần bổ sung, hoàn chỉnh chính sách ấy.

Đảng và Nhà nước ta có chế độ, chính sách thích hợp bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần cho đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Tinh giảm biên chế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, chống tham nhũng, lãng phí, mở rộng bảo hiểm xã hội, tăng tỷ lệ động viên thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước, đổi mới cơ bản chính sách bảo đảm lợi ích vật chất cho từng loại cán bộ, trước hết là chế độ tiền lương, nhà ở và phương tiện đi lại… Chính sách cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức của Đảng đang được thực hiện có hiệu quả. Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài tiền lương theo ngạch, bậc theo cấp chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ dân tộc làm việc ở những nơi xa xôi, miền núi, vùng sâu, vùng xa... Ban hành và thực hiện chế độ tiền thưởng đối với cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và các chế độ đãi ngộ khác ngoài tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)